Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Vợ mất, chàng lập trình viên lặn lội tìm sữa mẹ nuôi con

Vợ mất khi con chào đời chưa đầy tuần, anh Thoại, 25 tuổi, tranh thủ giờ nghỉ trưa, tan làm, đi khắp thành phố Hà Nội xin sữa mẹ cho cậu con trai sinh non.

Vừa hạnh phúc với niềm vui được lên chức bố được vài ngày, anh Ma Văn Thoại (sinh năm 1990, người dân tộc Tày, quê Bắc Cạn) đã phải gồng mình chịu nỗi đau mất vợ.
Vợ anh Thoại sinh năm 1993. Hai người gặp và yêu nhau được gần ba năm, khi cả hai cùng làm việc tại một nhà sách. Họ kết hôn và ở trọ tại Mỹ Đình, Hà Nội. Chị mắc bệnh tim, khi có bầu, bác sĩ nhắc nhở việc mang thai có thể gây nguy hiểm nên hai vợ chồng đều đặn đi khám hàng tháng, đồng thời chú ý cho mẹ được nghỉ ngơi.
Thai 35 tuần, vì lý do sức khỏe, vợ anh Thoại được mổ sinh. Em bé tên Ma Văn Bảo (gọi thân mật là Bo) dù khá nhỏ, 2,2 kg, nhưng khỏe mạnh. "Lúc trong viện sản, mấy lần thấy con dâu tôi vắt sữa, bác sĩ đã khuyên không nên vì việc này ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tim của con, nếu cần, họ có thể cho thuốc để cắt sữa. Nhưng con không đồng ý. Trước khi xuất viện, bác sĩ lại dặn đừng cho con bú kẻo hại sức. Nhưng về nhà, nó nói 'con của con cần sữa mẹ, con không thể không cho con bú. Bé sinh non đã thiệt thòi, cần sữa mẹ để tăng sức đề kháng'", bà Trương Thị Lê, bà nội bé Bo kể về con dâu. 
bo1-JPG-4069-1439808103.jpg
Bé Bo, con trai anh Ma Văn Thoại, hiện được "mẹ" Ly nuôi tại nhà mình và cho bú trực tiếp hoàn toàn. Ảnh: Minh Thùy.


Bài phát biểu gây xúc động của thầy Văn Như Cương


Chúng tôi xin được trích nguyên văn bài phát biểu của PGS Văn Như Cương:


Các em thân mến!

Đã bao giờ các em suy nghĩ một cách nghiêm túc để trả lời đúng đắn cho một câu hỏi có vẻ tầm thường sau: “Hàng ngày chúng ta đến trường để học cái gì?”. Phần lớn các em đều nhanh chóng có câu trả lời: “Học những điều có trong sách vở, cụ thể nhất là trong sách giáo khoa”. Chính vì thế mà người ta hay nói: “Cắp sách đến trường”…

Thầy năm nay đã 79 tuổi, thầy cũng được “cắp sách đến trường” liên tục từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ… Và bây giờ, khi nhìn lại cuộc đời đã qua của mình, thầy phải thừa nhận rằng những điều mình đã được học ở trường thực sự ra không phải là toàn những “bảo bối” và cũng không phải những “cẩm nang kỳ diệu” giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường, một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội và cạm bẫy…, trong cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân định được rõ ràng. Bởi vì hồi bấy giờ, nhà trường chỉ truyền thụ những kiến thức thuần túy sách vở, ít gắn liền với đời sống xã hội ngoài nhà trường.


DSCF4359 copy-dd0f5
Bài phát biểu gây xúc động mạnh của thầy Văn Như Cương.

Học sinh khiếm thính hát Quốc ca trong lễ khai giảng.