Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

LUẬT SƯ PHAN ANH, TỪ MỘT TRÍ THỨC YÊU NƯỚC ĐẾN CƯƠNG VỊ BỘ TRƯỞNG CỦA CHÍNH THỂ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA - Việt Dũng (Tổng hợp)


Luật sư Phan Anh.
        Luật gia - luật sư Phan Anh sinh năm 1911, tại làng Tùng Ảnh (xã Châu Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh), một địa danh giàu truyền thống yêu nước, sản sinh ra nhiều nhân vật lỗi lạc trong lịch sử vinh quang của dân tộc. Với truyền thống từ một gia đình nho học yêu nước, vượt qua cuộc sống thời niên thiếu gian nan, vất vả, ông sớm tiếp cận đến một nền tri thức hiện đại tạo nên phẩm chất của một nhà hoạt động xã hội, một chính khách.

         1- Từ một luật sư có tinh thần yêu nước đến những bước đường hoạt động chính trị - xã hội trước Cách mạng tháng Tám (1945).
         Mồ côi mẹ từ năm 10 tuổi, Phan Anh cùng với người em (Phan Mỹ) theo cha lưu lạc khắp nơi. Tuy sống cực khổ, nhưng được sự giáo dục của cha, cả hai anh em ông đều học giỏi. Năm 1933, vừa tròn 22 tuổi, Phan Anh đã thi đỗ 3 bằng tú tài (Tú tài bản xứ, Tú tài chính quốc Pháp về toán và triết học - một thành tích hiếm có lúc đó), ông giành được suất học bổng nội trú của Trường Bưởi, Hà Nội. Lên đại học, ông phải chọn giữa hai ngành luật và y dược (vì lúc đó ở Đông Dương chỉ có một trường đại học Đông Dương với 2 ngành đào tạo là Luật và Y dược). Với tư tưởng hành nghề tự do sau khi ra trường, ông đã quyết định học Luật.

Cho ai mê bóng bàn (ST: KC)

Mời xem!

Cải cách hành chính (KQ)

Vốn rất ngại mỗi khi phải lên gặp chính quyền xin xỏ giấy tờ (già rồi, công chức nay thì trẻ, lên gặp chúng cứ như con lên gặp bố!) nhưng vì vấn đề có liên quan đến chế độ hưu trí nên cố.
Lên đến cơ quan BHXH Q12 hay BHXH Gò Vấp, đâu cũng vậy, đều thấy được trang bị máy bấm lấy thẻ xếp hàng. Mặt máy có 3 nút: 1 - nhập hồ sơ; 2 - trả hồ sơ; 3 - thanh toán. Cứ thế, đến nơi, bấm nút, máy tự động in thẻ kèm theo số thứ tự, ra ngồi chờ đến lượt.
Mà các cháu giờ văn minh phết, "tiếp thu công nghệ mới" ngay(!); vào đến nới ngó ngay tới máy bấm thẻ... Vậy là hết cảnh nhốn nháo, chen chúc, che kín các bàn làm thủ tục, rồi lại còn la hét, chửi bới... như ngày xưa. Trời nóng, nhân viên còn bật máy lạnh cho bà con ngồi chờ. Xong 1 người là trên bảng điện tử lại xuất hiện số tiếp theo cùng số bàn, kèm theo tiếng mời trên loa. Tùy số lượng người tới làm thủ tục, chờ hơn 30' là đến lượt. Quan sát chưa thấy cảnh có người nhà quen thân làm ở sở đề chen ngang. Nghe nói họ cố gắng phấn đấu để đạt tiêu chuẩn ISO về dịch vụ công; chả biết có phải. Nhân viên thụ lí thì nhã nhặn hơn.
Đúng là có cải cách hành chính có khác!

Người ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm

Mời đọc!

19 điều gửi người bạn quí mến của tôi (ST: Đạt)

  • 1. Người bạn quí mến của tôi...
  • 2. Xin hãy bảo trọng và giữ gìn sức khỏe…
  • 3. Dù bận bịu thế nào đi chăng nữa cũng phải quan tâm tới bản thân mình.
  • 4. Bạn bè tuy không thường xuyên liên hệ với nhau, nhưng vẫn cứ nhớ tới nhau.
  • 5. Hãy uống ít trà sữa, không nên ăn nhiều đồ ngọt và tránh xa nguồn điện cao thế.
  • 6. Ban ngày hãy uống nhiều nước vào, buổi tối cần uống ít đi. Không uống quá 2 cốc cà phê một ngày.
  • 7. Hãy ăn ít thức ăn có nhiều dầu và thường xuyên đi bộ.