Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chuyện giờ mới kể (3)

Trong tâm niệm luôn hiểu giai cấp công nhân lúc nào cũng là những người trong trang phục bảo hộ lao động, mặt mày lấm lem, tay chân dính đầy dầu mỡ... Ấy vậy mà lần thi vấn đáp môn Triết học năm 1970, khi lên trả bài, Chí Quang hùng hồn vạch ra viễn tưởng "khi loài người tiến lên CNCS thì công nhân mặc áo cổ cồn, khoác áo blu...". Mấy thằng bạn trả bài sau ngồi nghe lỏm trợn mắt. Khi ra khỏi phòng thi ai cũng nghĩ bụng, chắc tay này được đọc nhiều sách của ông già nên bị ảnh hưởng. (Cụ chả làm về tuyên huấn!).
Quý nhớ mãi, mỗi lần về nhà lên trường Chí Quang đều mang theo lọ mì chính. Cất rõ kĩ trong ba lô. Lần nào anh em nấu nồi mì không người lái (chỉ có mấy quả cà chua mua ở chợ về), đều cử Quý (can tội thân với Quang từ ngày học cấp I ở Lê Ngọc Hân) sang xin ít mì chính, rắc vào nồi mì cho thêm ngọt thì toàn bị lắc đầu:
- Bà già tao bảo, mì chính này để con dùng chữa bệnh đau đầu.
Vậy là tịt.
Chuyện này đến hôm rồi ngồi nhậu, Quý mới cười móm mém và lộ cho anh em.

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (3)

Còn một phương tiện đã đi vào nếp sinh hoạt của người Hà Nội mà người ta đã dỡ bỏ đi vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là tàu điện. Từ Bờ Hồ đoạn giữa nơi rạp Hòa Bình với kem Hồng Vân – Long Vân các chuyến tàu điện tỏa về 5 bến cuối là Mơ - Bưởi - Cầu Giấy - Hà Đông – Vọng. 
Nhờ những lúc đợi tàu ở bến người ta mới được nghe làn điệu sẩm của các nghệ sỹ lang thang bị mù lòa, họ không phải là người ăn xin mà chỉ đem tiếng hát với cây nhị của mình ca lên những khúc cổ thi để mọi người cùng nghe rồi tùy tâm gửi lại 5 xu hay 1 hào.

Tổng kết năm (Người quan sát)


Năm Rắn sắp đi qua
Kinh tế thì dừng lại
Giáo dục màu gam tối
Y tế chuyện ngổn ngang
Khí hậu quá phũ phàng
Miền Trung chìm trong lũ
Chính trường thì vẫn ngủ
Xã hội còn trong mơ
Dân mòn mỏi trông chờ
Đợi một năm nữa tới
Mong Ngựa phi nước đại
Chóng đến chốn hư vô
Chẳng làm vẫn ấm no
Dân nước mình tốt số!

                             12/2013