Mời bạn vào đây!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Những vần thơ của 1 người lính
Gửi Báo liếp!
Được anh bạn giới thiệu Báo liếp, tôi lại nhớ tới thời lính cũng có tờ báo dạng này, ai có thì dán lên cho mọi người đọc thưởng thức. Đáp sự nhiệt tình của bạn, tôi gửi 1-2 bài, thơ chẳng hay nhưng coi như được điểm tích cực vậy. Bài chưa đạt chất lượng hoặc không phù hợp không đăng cũng không sao. Xin cảm ơn!
Ngô Hạnh
Cho
Cho với người này là sự mất đi
Cho với người kia là niềm hạnh phúc
Cho là sẻ chia, là thang đạo đức
Cho tính cộng đồng ở mỗi con người.
Cho đi rồi ai đong đếm đầy vơi
Cho tính toán thì không là cho nữa.
Cho tiền của là cái cho dễ quá
Cho lời khuyên hay còn khó hơn nhiều.
Cho cần câu giúp kẻ khó người nghèo
Cho như thế mới là cho của quý
Cho cái vô hình chứa bao giá trị
Cho thật nhiều mà tưởng chẳng bao nhiêu.
Cho lớn lao là tình cảm thương yêu
Cho hết mình nhưng thấy là chưa đủ.
Cho tính mạng là hy sinh cao cả
Cho nhân dân để đất nước mạnh giàu.
Cho tương lai các thế hệ mai sau
Cho cho mãi của anh hùng liệt sĩ
Cho cho nhiều để ta nhận hôm nay.
“Quyền sư” và câu chuyện giáo dục: Đọc truyện “Quyền sư” (Trần Việt Trung, NXB Trẻ, 2013)
Nếu nói về thể loại, khó có thể gọi chính xác “Quyền sư” thuộc thể loại
nào. Đây là một cuốn tiểu thuyết có lớp lang, chương hồi, có nhân vật, cốt
truyện. Nhưng đây cũng đồng thời là những câu chuyện cuộc đời có thật của hai
vị “quyền sư” đáng kính được kể lại qua góc nhìn của tác giả -một học trò
nghiêm cẩn, được may mắn tiếp xúc, gần gũi và học võ từ một trong hai vị. Trong
cuốn sách vì thế mà đầy ắp những tư liệu sống động, người viết không giấu diếm
cảm xúc cá nhân, đôi lúc đắm chìm với những suy tưởng riêng tư khi xây dựng
hình tượng văn học trong tác phẩm. Lại nữa, nhiều người coi “Quyền sư” là một
cuốn cẩm nang cung cấp những kiến thức cơ bản về võ thuật và sự tinh tế trong
thuật dụng quyền và binh khí. Cũng có thể vì thế mà cuốn sách có được một sự
hấp dẫn đặc biệt: vừa diễn vừa giải, vừa rành mạch giản dị lại vừa gây hồi hộp,
tò mò cho người đọc. Người lớn quan tâm đến “Quyền sư” là điều dễ hiểu, nhưng
cá nhân tôi cho rằng, những độc giả trẻ tuổi cũng khó có thể thờ ơ với một thế
giới mới mẻ, bí ẩn mà “Quyền sư” mở ra cho họ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)