Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Người Nhật và trách nhiệm


Image
Trong quyển sách “Hoa cúc và lưỡi gươm”*, có một nhận định về sự khác biệt giữa phương Tây, Nhật Bản, tự do, và trách nhiệm như thế này:
Người phương Tây, khi còn thơ ấu, phải phụ thuộc vào bố mẹ nên không có tự do; khi trưởng thành rồi, họ có thể làm những gì mình muốn, nên lúc đó họ có tự do. Người Nhật Bản, khi còn thơ ấu, cái gì cũng do bố mẹ lo lắng, sắp xếp cho, nên tự do, muốn làm gì thì làm; khi trưởng thành, một con người có quá nhiều trách nhiệm với gia đình, xã hội, tập thể, nên không còn tự do nữa, chỉ đến khi xuống lỗ mới thật sự là hết trách nhiệm.
Hai chữ “trách nhiệm” là một sợi dây xuyên suốt những giá trị tinh thần của người Nhật Bản.
Tinh thần võ sĩ đạo là gì, nếu không phải là trách nhiệm của một bầy tôi với lãnh chúa?

ĐỒNG ĐỨC BỐN BẮC CẦU LỤC BÁT

Inline image 1
Nói đến Đồng Đức Bốn là người ta nghĩ ngay đến thơ lục bát. Là bởi có mấy người nổi tiếng theo nhau phong đai phong đẳng lục bát cho anh. Cũng có thể là chính thơ anh tự tấn phong cho anh? Tôi nghĩ: cả hai.
Vẫn biết hàng gì cũng cần có quảng cáo nhưng hàng thơ (tôi gọi hàng thơ vì có ông nhà thơ lớn Nadim Hitmet khẳng định: Làm thơ là cái nghề gay lắm – có nghề thì có hàng) lại càng cần có những “con mắt xanh” của nhà phê bình nhìn tới. Vì làm thơ đã gay lắm khó lắm thì chắc đọc thơ cũng không phải dễ. Thế mới cần “con mắt xanh”. Cho nên nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mới rọi “con mắt xanh” của mình vào lục bát Đồng Đức Bốn mà quả quyết rằng: có 4 người gữ “y bát” thơ lục bát đó là Nguyễn Du Tản Đà Nguyễn Bính Đồng Đức Bốn. Khi đọc được sự dàn xếp quả quyết đó của Nguyễn Huy Thiệp tôi giật mình tưởng mình nhầm (hay in nhầm) phải đọc lại lục bát của Bốn. Và tôi nghĩ: “Quảng cáo cho thơ cũng chẳng sao”.
Nguyễn Huy Thiệp thích những câu thơ xuất thần kiểu đốn ngộ của Đồng Đức Bốn: “Nó có được học hành gì đâu, lớp 6 không xong, làm thơ là làm trong đầu, tay run lẩy bẩy có viết nên hồn đâu mà tại sao nó có những câu thơ kỳ lạ thế. Nó là thằng đốn ngộ. Nó có học thầy nào đâu. Thầy của nó là cuộc đời. Nên tôi thích thơ Đồng Đức Bốn là vì nó có những câu thơ xuất thần kiểu đốn ngộ”:
 Chăn trâu đốt lửa trên đồng,/Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều./Mải mê đuổi một con diều,/Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
(Chăn trâu đốt lửa)