Mời đọc!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015
Trồng cây lưu niệm ở An Mỹ, Đại Từ
ĐÊM YÊN SINH (Đàm thị Ngọc Thơ)
Hồi đó tôi đã không tìm hiểu xem những tên
gọi:Yên Sinh, Yên Tử, Kim Mã, Côn Sơn. . . trên vùng cánh cung Đông Triều này
có tự bao giờ và dấu ấn lịch sử trong lòng của nó.Khi tôi về đây học cấp Trung
học tại Trường nội trú HSMN Đông Triều thì vết tích của một vùng Thánh địa xưa
cuả vua chúa thời Trần vẫn còn in dấu.Những bức tường thành đấp đất dầy kèm
hàng tre còn hiển hiện tuy bờ đất còn vài tấc chân.Những đường tre,trúc vẫn cứ
miệt mài sinh sôi, nảy nở như muốn muôn đời bảo bọc chân tường,bảo bọc những di
tích lịch sử còn lại.Khu Côn Sơn cách Yên Sinh không xa.Đây là nơi Nguyễn Trãi
–một thi nhân ,một anh hùng dân tộc về đây ở ẩn.Và cũng chính ở nơi này ông
gánh chịu vụ án Lệ Chi Viên.Côn Sơn lâu nay đã là khu di tích lịch sử.
Trường HSMN chúng tôi tọa lạc trên
khu đồi Yên Sinh.Mõm đồi được sang bằng tạo dựng thành một sân trường rộng,được
trồng những hàng thông làm cây che bóng mát để sinh hoạt.Xung quanh sân trường
là những dãy nhà giành cho Ban giám hiệu,các phòng sinh hoạt Đoàn,Đội và chủ
yếu là các dãy phòng học.Khu nhà ở của các nam nữ học sinh nằm hai bên triền
đồi.Khu nhà của Thầy ,Cô được xếp phía sau cho tiện sinh hoạt gia đình.Và sau
nữa là con suối nhỏ lượn lờ chảy quanh đẹp đẽ, nên thơ.Xa xa dãy núi Đông Triều
sừng sững bao bọc chở che cho Yên Sinh.Trước mặt trường là con đường đất đỏ
chạy thẳng ra chợ Huyện Đông Triều.Con đường này và kể cả khu trường do các anh
chị lớn tuổi ,học những năm trước chúng tôi mở ra.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)