Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

TÔI VỚI TRƯỜNG NGUYỄN VĂN TRỖI (CAO CẨM QUỲ)

(Bài viết được đăng trong cuốn "Minh chứng lịch sử của tình hữu nghị Trung - Việt" - Nxb Tri thức thế giới, Bắc Kinh, TQ, 2015)

Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi Việt Nam (gọi tắt Trường Nguyễn Văn Trỗi) được thành
lập ngày 15 tháng 10 năm 1965 tại tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam, nhằm tưởng nhớ thanh niên anh
hùng miền Nam Việt Nam - liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Học sinh của trường phần lớn là con cái của các cán
bộ Quân đội, Đảng và Nhà nước, ngoài ra còn có con em các anh hùng liệt sĩ và “các anh hùng nhí” trong
cuộc chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Theo cam kết được kí vào năm 1966 của Chính phủ hai nước
Trung - Việt, trung tuần tháng 12 cùng năm, trường bắt đầu chuyển từ Việt Nam đến Quế Lâm, Quảng Tây,
Trung Quốc sinh hoạt và học tập, đầu tiên học ở trường Trung học nằm tại ngoại ô phía đông thành phố
Quế Lâm. Nhằm đảm bảo công tác tiếp đón và bảo mật, chính quyền thành phố Quế Lâm đã cử đồng chí
Lăng Hán Minh ở Sở Công an đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, phụ trách việc di chuyển của giáo viên và
học sinh, phối hợp nhịp nhàng việc trao đổi qua lại giữa trường Trung Quốc và trường Việt Nam.
Vào năm 1966, “Cách mạng Văn hóa” bùng nổ tại Trung Quốc. Năm đó tôi 17 tuổi, là một học sinh
trung học sắp tốt nghiệp. Cũng như vô vàn học sinh khác trong nước, chúng tôi thành lập đội “Hồng Vệ
Quân”, đến Bắc Kinh tiếp nhận sự kiểm duyệt của Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại.

Sách Tập 4 đã lên đường ra HN

Trưa qua, "3 chàng ngự lâm" Dương Đức Hải k8, Trung Quốc k7, Kiến Quốc k5 đã nhận sách từ Cty Scitech bàn giao tại Ga SG và làm thủ tục gửi ra HN. Chừng ngày 3 hoặc 4/10 là sách tới nơi.
Chắc chắn đây là 1 trong những ấn phẩm giá trị chào mừng 50 năm Ngày thành lập cùng viddeo clip "50 năm Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi" (Hà Mèo k6) làm để tặng thầy cô, gia đình AHLS và anh chị em toàn trường.
Sách đây!

Bìa 4.

Trọn bộ 4 tập SRTKL.

Cửu vạn k7.

Một thùng 12 cuốn đấy nhé!

Bàn giao sách.

"Welcome to Vietnam" ra mắt

Hội trường tại TPHCM

Sáng chủ nhật, 04/10/2015, Hội trường được tổ chức tại Nhà khách C59B BTTM, 18B Cộng Hòa, Tân Bình. Niềm vui gặp lại thầy cô, bạn bè đang trào dâng.
50 năm chỉ có 1 lần. Kính mời thầy cô, gia đình các AHLS, các đơn vị thân quen cùng anh chị và các bạn từng là học sinh Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-1970) về dự ngày hội này.
Nhiều bạn Trỗi ở hải ngoại đã bay về dự: vợ chồng Phan Đức Dũng k5, Ngô Thái Hòa k7, Tô Vân (vợ Tô Thắng k6)...

Nạn 'con ông cháu cha', họa 'đồng hương đồng khói'

Xưa, “một người làm quan cả nhà được nhờ”. Nay, nếu có một người làm quan to thì cả họ, cả làng, cả tỉnh đều được cậy và nhiều người còn được làm quan vừa, quan bé.

Nạn 'con ông cháu cha', họa 'đồng hương đồng khói' - ảnh 1
Báo chí và dư luận đang xôn xao vụ cả họ làm quan ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chuyện quá đỗi bình thường ở Việt Nam và chỉ ồn ào khi báo chí đưa tin. 
Các công ty gia đình thì không nói, vì chủ nhân có quyền quyết định nhân sự. Chẳng chủ doanh nghiệp nào dám liều mạng giao phó cơ ngơi cho con cái nếu chúng không có thực tài, bởi làm vậy trước sau cũng sạt nghiệp và phá sản. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan đoàn thể thì khác vì được bao cấp, hoặc đã có người chống lưng (ngôn ngữ dân gian gọi là bảo kê) hoặc nếu có sao thì cứ việc đổ tội cho tập thể và rút kinh nghiệm sâu sắc là... xong.