Mời đọc minh bạch của thầy mình!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
Chuyện thầy Chiêu tự minh bạch (Uttroi)
Người lột xác từ nông dân để trở thành Thủ tướng, lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới (ST: Trần Lưu)
Đi qua một nhà hàng dành cho lữ khách bên đường, một con
đường nhỏ len lỏi sâu vào cánh rừng ở phía đông bắc tỉnh An Huy đưa chúng ta
đến xã Đông Lăng chỉ trên dưới 500 dân. Ngoại trừ ngôi trường trung học mở
cửa vào năm học mới, hơn nửa thế kỷ qua, Đông Lăng vẫn không thay đổi nhiều
từ thời Cách mạng Văn hóa. Vẫn những ngôi nhà bằng đất, những con đường nhỏ
dẫn đến các nông trại, những cánh đồng ngũ cốc bên bờ sông Hoài từng nuôi
sống bao thế hệ người dân trong xã. Vào tháng 3/1974, chàng thanh niên 19
tuổi Lý Khắc Cường đã đặt chân đến đấy...
|
ĐỖ ĐÌNH THIỆN – NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM (KIM HOA)
1.
THUỞ ẤU THƠ.
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904 (Giáp Thìn) tại
Hà Nội. Thân sinh ông Thiện là cụ Đỗ Viết Bình, thân mẫu là cụ Trần Thị Lan.
Ông Thiện là út trong gia đình, có hai anh và một chị: Đỗ Viết Dung, Đỗ Thị
Hiên, Đỗ Văn Tùng.
Ông Đỗ Đình Thiện thư kí của Bác 1946 tại Pháp. |
Thân sinh ông
Thiện, cụ Đỗ Viết Bình, quê ở làng Noi, nay là xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà
Nội. Lúc sinh thời, Cụ Bình đã từng làm thư ký cho một chủ đồn điền người Pháp
ở Tuyên Quang, nhưng chẳng may cụ lâm bệnh mất sớm, lúc 30 tuổi, và khi đó ông
Thiện mới tròn 3 tháng.
Thân mẫu ông
Thiện, cụ Trần Thị Lan, quê ở làng Kẻ thuộc tỉnh Hà Đông (cũ). Góa chồng từ năm
28 tuổi, cụ Lan ở vậy thờ chồng nuôi con, mặc cho không ít người tử tế theo
đuổi, đòi lấy. Xuất thân là con gái nông thôn, sau khi lấy chồng, cụ Lan đã sớm
tìm đường ra tỉnh làm ăn: buôn tơ, ướp chè sen, chế rượu chổi … Vốn chịu thương
chịu khó, cụ đã tần tảo gây dựng nên một cơ nghiệp, tuy không giầu sang, nhưng
vững chắc, đủ nuôi dưỡng các con lớn khôn và được học hành. Những năm trước
kháng chiến chống Pháp, cụ có tiệm buôn tơ khá lớn ở 72-74 phố Hàng Gai, Hà
Nội. Không được đến trường học, nhưng cụ Lan thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ,
tích thơ, mà nội dung chủ yếu là những điều răn dậy đạo lý làm người. Rất coi
trọng đức tính tiết kiệm và tinh thần tự lập, Cụ thường đọc cho con cháu nghe
những câu như:
“Buôn tầu buôn
bè không bằng ăn dè, hà tiện.”
“Dạy vợ có dưa
đừng gắp mắm,
Khuyên con
bớt gạo, cạo thêm khoai,
Ai cười hà tiện, ta chịu vậy,
Chẳng phiền ai, chẳng lụy ai.”
THƯ GIÃN: NGÀY XƯA ... NGÀY NAY ...??? (ST: Kháng Chiến)
Ngày xưa ra bảy vào ba,
Ngày nay tám tháng xả ga một lần.
Ngày xưa sàn nhẩy múa chân,
Ngày nay đi đứng phải cần ba-toong.
Ngày xưa uống cả chục lon,
Ngày nay ngủ gục nửa lon vẫn còn.
Ngày xưa ngồi lái xe con,
Ngày nay xe buýt mài mòn đôi mông...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)