Ở bên Tây tôi từng chơi xe
Ngày từ Zeulenroda lên Berlin, tôi mang theo 1 con xe VW (tiếng Đức – Volkswagen “cái nhà của nhân dân”, còn tiếng Tàu là “đại chúng”). Lên đến thành phố lớn, nào là phải thuê chỗ để xe - tiền, nào là phí cầu đường hàng năm - tiền, bảo hiểm tai nạn - tiền, bảo hiểm thân xe - tiền… mà xe càng cũ thì phải đóng càng nhiều tiền. Ngày mua khoảng 6000 Eu, nay thấy tốn kém quá, mà xe đã dùng 6 năm, vậy là rao bán. Vừa đăng báo hôm trước thì hôm sau có phone tới: “Ngài là… có xe VW…”. Và cánh buôn xe lại ngay. Sau 1 hồi ngắm xe, nổ máy, tính toán và trả tôi 1500. Chừng ấy năm khấu hao quá đủ, tôi OK liền. Khi đã nhận tiền rồi trao chìa khóa, tôi thắc mắc: “Xe cũ, mấy ông mua làm gì?”. “Thưa ngài, ngài chỉ được cái hỏi khó! Có gì đâu, xe này sẽ được vào ga-ra tân trang lại và bán sang châu Phi. Mỗi tháng Cty tôi xuất cỡ nghìn chiếc…”.
Vài năm sau đi lại trong thành phố toàn bằng U-Bahn (metro) hoặc S-Bahn (tầu nhanh chạy điện), hay lúc cần sang thì đi taxi. Đơn giản, gọn nhẹ mà chả "lục tốn" vì chung cư tôi ở không xa 2 bến này là bao. (Ngay gần tháp truyền hình Berlin). Đỡ hẳn các khỏan chi cho xe. Nhưng rồi lắm lúc cũng lại thấy cần xe. Vậy là quyết định mua 1 con BMW (tiếng Tàu là “bảo mã”). Thấy trên mục quảng cáo đăng tin có người cần bán xe này, tôi điện thoại rồi phi đến liền. Khi đi rủ cả Hiền - cô con gái thạo tiếng Đức hơn tiếng ta, vì cháu đang học lớp 9. Vừa bấm chuông, thấy ở cổng xuất hiện 1 ông lão. “Ngài là Trần? Tôi là Walter. Mời ngài vào nhà!”. Sau khi chuyện trò mới hay, ở Đức người ngoài 75 không được phép cầm vô lăng nên “phải bán chiếc xe này đi nhưng thú thật với ngài, vợ chồng tôi tiếc lắm!”. Ông dẫn chúng tôi xuống dưới hầm nhà. Chiếc xe màu nòng súng, sạch sẽ láng cóong, nằm ngay ngắn trong ga-ra. Walter vào trong xe nổ máy. Máy êm như ru. "Ngài thấy, xe sản xuất đời 99 mà mới lăn bánh có hơn vạn cây số...". Nhìn vào nội thất thì thôi rồi, như hàng mới nằm ngoài cửa hàng! Ghế bọc da, phía trước gắn cả màn hình tinh thể lỏng, cả định vị vệ tinh GPS, cả bản đồ điện tử… Xe số tự động. Còn trên tường ga-ra treo đủ các đồ lề sửa chữa, như 1 công binh xưởng, nào khoan tay, khoan bàn, clé, mỏ lết các kiểu, cả bộ đồ tháo lốp, bộ đồ phun rửa xe, cả máy nâng hạ kiểm tra gầm… Kích đúng máu nghề nghiệp của tôi, nhìn cứ mê mẩn! Ngắm nghía 1 hồi, tôi khẽ hỏi:
- Vậy thưa ngài, giá cả chiếc xe thế nào? (Nghĩ bụng, có còn tốt nhưng "chát xình chát chát bùm" thì cũng phải chào thua!).
- Xe tuy dùng đã 6 năm nhưng hầu như chưa hết rô-đa. Vợ chồng tôi già rồi, cũng chả cần tiền để làm gì nên quyết định bán cho ông với giá 9000. Miễn mặc cả!
Nghe sướng quá, tôi gật đầu liền và “Danke schoene!” (Lời cảm ơn đẹp!) liên tục. “Chung kết” rồi ông còn hỏi: “Vậy ngài đã có giấy phép lái xe?”. “Dĩ nhiên!” - tôi móc ví đưa cho ông ta xem. “Vậy ông và tôi có thể mời luật sư để kí hợp đồng mua bán xe!”. (Thế mới thấy người Đức tuân thủ pháp luật đến mức nào, ngay cả khi mua bán!).
Sau các thủ tục mua bán bắt buộc, khi tài khoản báo “Có” số tiền tôi chuyển vào, ông phone mời tôi tới lấy xe. Cô con gái tôi luôn là người phiên dịch tin cậy. Thấy cháu líu la lí lô và hiểu biết nên ông bà rất có cảm tình. Chả hiểu thế nào khi xe nổ máy sắp chạy, Walter còn vỗ vỗ vào cửa kính chỗ tôi ngồi. Vừa hạ kính xuống đã nghe: “Thế nhà ông có hầm không?”. “Có chứ!”. (Tôi chả ở tầng 2 của chung cư 10 tầng. Mỗi căn hộ đều có 1 ngăn để đồ lạc xoong dười tầng hầm). “Thấy bố con ông rất trân trọng chiếc xe của tôi nên tôi quyết định tặng ông toàn bộ dụng cụ sửa chữa trong xưởng mi-ni của tôi”. “Ôi, còn gì bằng!”. Ngay hôm sau, tôi thuê xe taxi tải đến chở toàn bộ dụng cụ về. Rồi chính Walter cứ qua lại cả tuần liền để sắp xếp xưởng cho tôi. (Thế mới biết dân Đức rất trân trọng cái gì được làm ra bằng mồ hôi, sức lực của chính bản thân mình. Ngay cả khi bán nó cho người khác cũng chỉ mong chủ nhân mới cũng yêu quý, trân trọng nó).
Bạn bè đến chia vui khi nhìn “công binh xưởng” và toàn bộ dụng cụ kèm theo đã phải thốt lên: “Mẹ, dễ đến cả 10.000 Eu. Ông như trúng số độc đắc!”. Còn tôi thì nghĩ thầm trong bụng: “Chắc là do ở hiền…!” đây mà! Riêng chú Quang "xèng" nghe kể chuyện này thì cứ thắc mắc: "Em cũng luôn tốt với mọi người nhưng đ. thấy vận may đến như với anh?".
Trần Đình Ngân - dân Guilin
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Nguyễn Duy Đảo với tôi đầy ắp những kỉ niệm (Kiến Quốc)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Du lịch: Malta, quốc gia nhỏ nhất thế giới (Cao Bắc)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Tin vui: Bantroik5sg.vnweblogs.com đã hồi phục
Sáng nay, quãng 9g, nhận được tin nhắn: "Bantroik5 cũ đã hồi phục, quay lai đi nhưng nhớ là nên tránh..., tránh..." (mấy chỉ thị của TW). Nhắn tin cảm ơn và nhấp vào "Bantroik5sg" thì thấy blog cũ đã hồi phục. Tiếc là phần ảnh mất hết. Như vậy cũng là may vì nhiều tư liệu (bài viết) vẫn còn.
Đã mở ra Bantroik5 (2) rồi Bantroik5 (3). Thôi thì cứ để cả 3 cùng tồn tại. Coi như đó là Tập 1, Tập 2 và Tập 3! Anh chị em cứ vào và chịu khó comment, ít "đọc chùa" nhé!!! Xin cảm ơn!!!
Đã mở ra Bantroik5 (2) rồi Bantroik5 (3). Thôi thì cứ để cả 3 cùng tồn tại. Coi như đó là Tập 1, Tập 2 và Tập 3! Anh chị em cứ vào và chịu khó comment, ít "đọc chùa" nhé!!! Xin cảm ơn!!!
Chứng kiến 53 năm hội ngộ
Cũng là vô tình mà tôi cùng Duơng Minh đuợc chứng kiến cuộc hội ngộ của 3 đàn anh Guilin, Nanning: Anh Hiền (cựu TSQ miền Đông Nam bộ, từng học Đuờng sắt ở Bắc Kinh) và Công Kỳ "gai", Quang Trung (Tổng quản blog Luson.Quelam) trong bữa cơm trưa nay của cựu TSQ các thế hệ ở khách sạn Tân Sơn Nhất.
Với chúng tôi, nếu riêng anh Hiền hay 2 bác Kỳ, Trung thì chả có gì lạ. Chơi với nhau suốt, thậm chí là thân. (Bác Trung còn là anh họ Bình "máu" k5). Nhưng cái lạ là, chính trưa nay 3 bác này hội ngộ và nhận ra là "3 thằng ta cùng học lớp 7, lớp 8 ở Nam Ninh thời 1956-57".
Bác Hiền thì hay gặp trong các cuộc sinh hoạt TSQ Nam bộ - là 1 "MC tướng", thuờng chọc ngoáy vui trong các buổi họp mặt. Còn bác Kỳ, bác Trung cùng là dân Quế Lâm (học lớp 5). Vui hơn, như anh Kỳ kể, trưa nay ngay phút đầu đã "nhận ngay ra cái tay bí thư Liên chi hồi ở Khu Học xá". (Anh Hiền từ miền Nam ra, tới 1955 mới sang Nam Ninh. Từ TQ về học tiếp rồi sang Bắc Kinh học đại học).
Tiệc tàn, mọi người ra về mà chúng tôi cùng anh Kháng Chiến và 3 bác "tong xúe" (bạn học) còn ngồi mãi, uống thêm vài tuần bia. Đúng là cuộc hội ngộ hiếm có!
Với chúng tôi, nếu riêng anh Hiền hay 2 bác Kỳ, Trung thì chả có gì lạ. Chơi với nhau suốt, thậm chí là thân. (Bác Trung còn là anh họ Bình "máu" k5). Nhưng cái lạ là, chính trưa nay 3 bác này hội ngộ và nhận ra là "3 thằng ta cùng học lớp 7, lớp 8 ở Nam Ninh thời 1956-57".
Bác Hiền thì hay gặp trong các cuộc sinh hoạt TSQ Nam bộ - là 1 "MC tướng", thuờng chọc ngoáy vui trong các buổi họp mặt. Còn bác Kỳ, bác Trung cùng là dân Quế Lâm (học lớp 5). Vui hơn, như anh Kỳ kể, trưa nay ngay phút đầu đã "nhận ngay ra cái tay bí thư Liên chi hồi ở Khu Học xá". (Anh Hiền từ miền Nam ra, tới 1955 mới sang Nam Ninh. Từ TQ về học tiếp rồi sang Bắc Kinh học đại học).
Tiệc tàn, mọi người ra về mà chúng tôi cùng anh Kháng Chiến và 3 bác "tong xúe" (bạn học) còn ngồi mãi, uống thêm vài tuần bia. Đúng là cuộc hội ngộ hiếm có!
Học thầy không tày học bạn
Học tiếng Đức
Hè 1986, 1 lô Trỗi đuợc gọi về tập trung ở Đoàn 871. Chả biết có được đi nuớc ngoài hay không, nhưng đấy là cơ hội được sống “ở Đồn Mang Cá” cùng nhau, sau hơn chục năm xa truờng.
Cánh k3 có Võ Tấn (BTL TT), Nguyễn Thắng (BTTM), k4 có Quang “xèng” (Cục Quân lực), Việt Thắng (Cục Tác chiến điện tử), k5 có Kiến Quốc (Học viện KTQS). Anh Tuờng (Cục Bảo vệ, anh trai Chí Hoà k8) cũng về cùng anh Hồ Sĩ Hậu (Cục Kinh tế). Giang “mù” đuợc gọi về ôn thi nghiên cứu sinh cùng anh Chu Kì Minh k2… Vui như tết.
Ban chỉ huy đoàn đóng ngay cầu Chui, Gia Lâm; còn Đội 9 - nơi tiếp đón cán bộ, sĩ quan về tập trung – thì ở đoạn cua từ Đông Anh xuống “cây đa Bác Hồ” (đâu như Vân Nội?). Doanh trại là nhà tranh vách đất, liền kề với xóm dân. Cửa sổ liếp lật. Gió từ ngoài cánh đồng thổi vào lồng lộng. (Lần đó có nhiều chuyện vui đã từng kể trên blog).
Cánh chúng tôi (Thắng, Tấn, Quang, Quốc, Tường…) học tiếng Đức. (Năm đó, Tuỳ viên quân sự VN ở Đức báo về “bạn có khả năng nhận 2 lớp: Quản lí kinh tế và Tự động hoá chỉ huy). “Cày” quyết liệt vì đi không chỉ để học chuyên môn mà còn “làm kinh tế”. Thuở ấy chưa thoát khỏi thời kì “bao cấp”, mới đuợc tự do (nói năng và ăn nhậu) hơn, nên đuợc đi Tây là có cơ “lo cơm áo, gạo tiền cho vợ con”. Ai cũng mừng.
Tiếng Đức thì quả là khó, nào danh từ luôn viết hoa và đi với quán từ (mà quán từ lại đứng truớc) để phân biệt giống de, die, das. Không như tiếng Nga nhìn cần nhìn vào nguyên âm ở đuôi là biết giống đực, cái, trung. Tuy không có 6 cách nhưng cũng có “những” 4 cách và đuôi danh từ cũng biến đổi theo cách. Kì quặc hơn, động từ tuy đã chia nhưng nếu ở thì quá khứ và câu phức hợp thì động từ chính nhét tận cuối câu.
Chả thế có chuyện tiếu lâm, trong hội nghị quốc tế, khi quan khách các nuớc nghe xong, vỗ tay đôm đốp, còn khách Đức vẫn nghệt mặt ra vì phiên dịch chưa nói ra động từ chốt. Riêng phát âm thì viết gì đọc nấy.
Học rồi thi nhưng cũng chỉ biết dăm đại từ nhân xưng: Ich, du, wir, Sie…; dăm động từ: essen, machen, drinken… Nhưng có nói được khối!
Rồi năm đó phía bạn chỉ nhận lớp Tự động hoá chỉ huy. Võ Tấn, Nguyễn Thắng, Quốc, anh Tuờng cùng tôi và thằng Hòe (Viện KT) được đi học. Cánh Quang “xèng” trở về đơn vị. (Nhưng hắn máu lắm, lúc chia tay đã nói như chém đá “Không đi đợt này thì tao sẽ đi đợt khác. Đi để đổi đời, chúng mày ạ!”).
Học trong thực tế
Chúng tôi bay sang Đức. Từ Berlin về ngay Namburg (1 thị trấn nhỏ nằm trên đuờng từ Leipzig đi Erfurt) học tiếng 1 năm. Chủ nhật đầu rủ nhau đi mua sắm ỏ cửa hàng bách hoá phục vụ bộ đội Liên Xô đóng quân trên đất Đức.
Trời đã vào đông. Se lạnh nhưng chưa có tuyết. Thở ra hơi nuớc. Vừa ra đến đầu dốc gặp ngay mấy cô cậu (chắc 7-8 tuổi, học lớp 1), 2 má đứa nào cũng đỏ như những trái táo. (Chỉ muốn cắn 1 miếng).
Cũng “Hello” chào nhau. Rồi cậy mình đã từng học tiếng Đức, tôi sủa liền:
- Bist du kalt? (Ý là: mày có lạnh không? Sau này mới biết là sai, giống tiếng Anh: Are you cool?).
Lập tức mấy đứa nhỏ nhìn nhau rồi cười. Nghĩ bụng, chắc chưa nghe được hả? Bố mày hỏi lại đây này: “Bist du kalt?”. Thế là chúng nó cười: “Was Sie sagen, koennen wir nicht verstehen”. Vậy ra chúng chả hiểu ta nói gì?
Rồi 1 chú bé nhã nhặn giải thích: “Sie muessen sagen, Es ist dir kalt”. (Chú phải nói thế này…). Ồ, vậy là phải dùng phản thân và ở ngôi thứ 3. Một bài học lớn được dạy ngoài hè phố.
Sau này, khi Quang “xèng” sang. Trên chuyến tầu xuống Đoàn Khánh (ở Karl Marx Stadt) chơi, tôi đã bày cho Quang bài học này. Hắn suớng quá, cười tít mắt. "Này, còn có thể nói gọn là “Ist dir kalt?”. Biết "chiêu độc" này, Quang cuời lớn hơn.
Cho đến giờ, tuy đã sống hơn 20 năm ở Đức, Quang vẫn coi đó là “1 phát minh vĩ đại”.
Từ thảm họa "dẫm đạp" ở Campuchia suy ngẫm đến đêm chính hội ở Mỹ Đình (Hữu Việt)
Một bài viết của Hữu Việt làm ta suy nghĩ!
Dòng đời
Sáng. Trời SG se lạnh. Chạy xe ra phố thấy xe cộ tấp nập, chật kín đuờng, thậm chí còn chen lấn, luồn lách, xô đẩy. Đuờng phố chật chội hơn. Dòng người hối hả đến công sở, vội vàng đưa con tới truờng... Không những vậy còn ồn ào, nhốn nháo. Còi xe lớn, xe nhỏ bấm loạn xạ. Mùi xăng, mùi dầu nồng nặc. Ngợp thở.
Ngày xưa đâu có thế, phố xá rộng rãi, tất cả sinh hoạt trong 1 trật tự có văn hóa. Bao giờ cho đến ngày xưa?
Ngày xưa đâu có thế, phố xá rộng rãi, tất cả sinh hoạt trong 1 trật tự có văn hóa. Bao giờ cho đến ngày xưa?
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Múa bụng đặc sắc (ST: Đạt k8)
Mời các bạn thuởng thức tiết mục "Múa bụng" đặc sắc của Alla Kurshni nữ công Ucraine!
Chuyện chưa biết về VOV Giao thông
Từ ngày Đài Tiếng nói VN thiết lập VOV Giao thông 91 MHz phủ sóng toàn quốc, bao nhiêu tài xế cả nuớc đuợc theo dõi được tin tức thời sự trong và ngoài nước, tình hình thời tiết, rồi ca nhạc, văn nghệ; nhất là tình trạng giao thông các đô thị lớn. Đi trên đuờng, nhất là các đo thị lớn, biết tắc ở đầu thì tránh. Tiết kiệm đuợc thời gian, tiền bạc. Quá là tiện.
Sáng nay vô tình có cuộc trò chuyện với con rể Trần Chí Thành k7, cháu làm sếp VOV Giao thông tại TPHCM mà biết thêm nhiều chuyện lí thú.
Tuởng (tên cháu) tốt nghiệp Bách khoa HN, chuyên ngành Điện tử viễn thông. Về đây công tác, cháu lấy thêm “bằng 2” về báo chí. Qua Tuởng mới hay, hiện cả nuớc có đến 14 triệu xe hơi các loại. Vậy là chỉ cần 20-30% tài xế đón nghe VOV Giao thông thì luợng thính giả cả nuớc đã là vài ba triệu. Lớn đấy chứ!
Tôi có cuộc phỏng vấn nhỏ:
- Tác dụng của VOV Giao thông - ai đã cầm vô lăng đều đã biết. Thế phóng viên và CTV của VOV Giao thông là bao nhiêu?
- Đài cháu ở TPHCM là 200.
- Trình độ chuyên môn?
- Phải ăn nói lưu loát, chỉ cần dùng điện thoại di động có thể đặc tả tình hình giao thông ở 1 chốt. Tất nhiên phải cho họ qua 1 lớp bồi duỡng nghiệp vụ, ăn nói... Phóng viên hiện truờng thì vất vả, phải đội nắng mưa, ô nhiễm... Nhưng luơng trả cho họ khá cao: 200.000đ/ca.
- Về kĩ thuật?
- VOV có hệ thống camera mạnh nhất. Riêng khu vực TPHCM có đến vài trăm cái, rải khắp nơi. Thông tin cập nhật 24/24 và truyền về trung tâm. Các đầu mối CSGT, Giao thông công chính, An ninh trật tự và cả Anh ninh QĐ cũng phải sử dụng các kết quả của VOV Giao thông. Ví dụ: quan sát cháy nổ, biểu tình, bạo loạn… Chúng cháu có đuờng nối cung cấp thông tin cho họ.
- Ghê thật! Đúng kĩ thuật chả có gì là giấu diếm, mọi thứ đều mở, cơ bản là con người sử dụng các phuơng triện ấy hiệu quả đến mức nào. Thế tại TPHCM thì đài phát đặt ở đâu?
- Ở Quán Tre, đối diện Trung tâm Phần mềm Quang Trung. Sắp tới sẽ xây dựng Học viện Phát thanh ở đây. Rồi Đà Nẵng, Cần Thơ cũng sẽ có VOV Giao thông để đảm nhận nhiệm vụ từng vùng.
- Hay, quá nhiều thông tin hay. Cảm ơn cháu! Thôi, chia tay nhé! Cầm sách cuốn SRTKL tập 3 này về cho bố. (Bố chả nhờ đến mua để tặng chú Can). Nếu có bài nào đọc đuợc trên VOV thì chọn nhé!
- Vâng, chào chú!
Tập võ ở truờng Trỗi
Nhắc lại kỉ niệm cũ khi ngồi ở Café Anh Đỗ trưa qua
Ở Y Trung
Ở Y Trung
Ngày truờng Trỗi sang Quế Lâm, bắt đầu có sự chia rẽ bè phái - bồ Tây, bồ Ta.
K4 có vẻ ngoan, ít bè phái nhưng Toàn Thắng, Tuấn Sơn cũng là dân bồ Ta. K3 thì Chí Nhân, Trí Dũng, Cảnh Nghĩa - bồ Ta; còn bồ Tây là Mai Sinh, Ngô Ngời, Võ Tấn…
Còn k5 chúng tôi thì Phúc Chiến, Tấn Mỹ, Phan Nam, Lê Bình… cầm đầu bồ Ta; bồ Tây là Võ Dũng, Trí “cận”, Y Nguyên… Bọn lau nhau Minh Đạo, Công Truờng, Phục Nghiệp… thì cứ lộn xộn, nay đây mai đó.
Tôi được cái học khá, các thầy xếp vào loại “ngoan nhưng nghịch ngầm” (vì tuy không đánh nhau nhưng chơi thân với bồ Ta). Cũng vài chủ nhật đuợc Phúc Chiến, Phan Nam dẫn sang truờng Bé, chơi với cánh Địch “chuột”, Võ Nhị… (bạn học cũ thời Học sinh mìền Nam Hải Phòng). Đi xa cả chục cây số, toàn cuốc bộ qua cầu Giải Phóng, cắt qua thành phố về phía tây.
Truờng Bé và truờng Dân tộc năm 1967 nằm trên khuôn viên dựa vào núi Giáp Sơn. (Đây là khu truờng anh Chiến nhà tôi từng học năm 1954-56). Giữa truờng là sân vận động trải sỉ. Quanh truờng nhiều cây cối, xanh um. Có cả 1 hồ nuớc cạnh nhà Hiệu bộ. Bữa trưa đuợc chiêu đãi bằng cơm, bánh bao lấy về từ bếp ăn tập thể. Sang đó đuợc nghe Địch “chuột” chơi đàn ghi-ta và biết Võ Nhị là con thầy dạy võ của Phúc Chiến.
Hồi đó, Phúc Chiến đã lớn, có bộ ngực nở nang. "Mình khỏe nhờ luyện tập", hắn khoe. Hắn có cho xem cuốn sổ ghi các bài võ Bình Định đã học ở Hải Phòng. Nào là “Mai hoa”, “Hổ quyền”… Nhưng võ vẽ quái gì mà viết như thơ, như vè; đọc mà chả hiểu gì. Chiều tối, bố mày hay ra vườn đào, cứ vừa đọc lẩm nhẩm vừa múa các thế. Bảo dạy đi thì lắc đầu “chúng mày còn nhỏ chưa học đuợc”.
Đến hè 1967, Phúc Chiến phải về nuớc cùng Tấn Mỹ, Tô Hoành, Ngọc “ghẻ”. Cả bọn “mất” thầy dạy võ từ đó.
Đến hè 1967, Phúc Chiến phải về nuớc cùng Tấn Mỹ, Tô Hoành, Ngọc “ghẻ”. Cả bọn “mất” thầy dạy võ từ đó.
Ngày về Hưng Hoá
Lần đầu tiên đuợc sống trong doanh trại “chuẩn” theo kiểu quân đội Liên Xô. Một bên là những dãy nhà 2 tầng cho bộ đội, giữa 2 dãy nhà là thảm cỏ xanh. Một đường trục kéo dài từ nhà chỉ huy xuống bếp. Hai bên đuờng đỏ hoa phượng vĩ mỗi khi hè về.
Bên kia doanh trại là khu khí tài với những dãy nhà khung kho, lợp ngói. Trong những ngăn kho thông thoáng xếp toàn xe máy công trình, xe lội nuớc, ca-nô… Bánh đựoc nâng cao, bảo quản trong chế độ “niêm cất”.
Khu khí tài vắng vẻ và mát rượi. Gió lồng lộng. Mấy thằng nhóc chúng tôi trốn ngủ trưa, trèo vào ca-bin xe ngồi tán láo, hay rủ nhau sang chia nhau quà bánh do bố mẹ lên thăm để lại.
Nơi đây còn đuợc dụng làm “võ truờng”. Bồ Ta k5 ngày về đây có Lê Bình, Tấn Lợi, Chí Hòa, Phuớc Ngọc, Ngọc Sơn, tôi… vẫn chơi với nhau. Phan Nam lớn hơn nên “chủ xị” các buổi tập võ. Chả hiểu trình độ võ vẽ ra làm sao, nhưng hắn vẫn cứ huyên thuyên: nào là thế Chảo mã tấn, thế Kim kê độc lập, nào Võ hầu (hắn nhảy choanh choách như khỉ rồi dùng 2 tay cào cào vào nách, mồm kêu “khẹc khẹc”), nào Song long móc mắt (2 ngón tay xỉa thẳng vào mắt đối phương; nhưng có thế phá: lấy bàn tay đặt dọc sống mũi, che đòn móc)… rồi xàng qua xàng lại. Tập mãi không đâu vào đâu.
Nơi đây còn đuợc dụng làm “võ truờng”. Bồ Ta k5 ngày về đây có Lê Bình, Tấn Lợi, Chí Hòa, Phuớc Ngọc, Ngọc Sơn, tôi… vẫn chơi với nhau. Phan Nam lớn hơn nên “chủ xị” các buổi tập võ. Chả hiểu trình độ võ vẽ ra làm sao, nhưng hắn vẫn cứ huyên thuyên: nào là thế Chảo mã tấn, thế Kim kê độc lập, nào Võ hầu (hắn nhảy choanh choách như khỉ rồi dùng 2 tay cào cào vào nách, mồm kêu “khẹc khẹc”), nào Song long móc mắt (2 ngón tay xỉa thẳng vào mắt đối phương; nhưng có thế phá: lấy bàn tay đặt dọc sống mũi, che đòn móc)… rồi xàng qua xàng lại. Tập mãi không đâu vào đâu.
Một hôm, Lê Bình sốt ruột hỏi:
- Bài vở mày dạy thế nào ấy, chả có tác dụng gì? Thế xàng xê mãi, không ra đòn đuợc thì làm cách nào đánh đối phương?
- Có gì đâu… Mày giả vờ thua, quay đầu chạy, rồi bất ngờ ngồi thụp xuống, lấy tay bốc cát ném vào mắt đối phuơng. - Hắn bày.
Đúng lúc ấy giật mình như có ai nhìn trộm. Ngó ra góc nhà thấy Trần Phong (bồ Tây) đang chăm chú theo dõi xem cả bọn tập gì. Thấy anh em quay cả lại, Phong giả tảng không biết gì, quay đầu lững thững về doanh trại.
Riêng tôi nghĩ thầm, thằng Phong nó xem từ đầu đến cuối, biết anh em tập gì, về kể lại cho bọn bồ Tây thì quả này nguợng bằng chết.
Cũng chỉ ít bữa, ông già Nam thấy con đã lớn tuổi nên đón về truờng Văn hoá QK4, cho học “tăng tốc” để thi vào Đại học quân sự. Hè 1969, hắn lên Thậm Thình thi cùng anh em k4. Chúng tôi lại “mất thầy dạy võ” từ đó.
Chuyện học võ ở truờng cũng là 1 kỉ niệm đẹp!
Chuyện chưa biết về cụ Võ Quý Huân, bố vợ anh Vũ Hồng Thanh k2 Trỗi
Cũng là chỗ thân tình, cùng là Trỗi, là đồng nghiệp thời Học viện KTQS, hơn nữa vợ chồng bác lại là thầy dạy bóng bàn cháu Mý nhà tôi suốt 2 năm 2008-2009 mà tôi sưu tập được nhiều tư liệu quý về cụ Võ Quý Huân - 1 trong 4 trí thức đuợc Bác Hồ mời cùng về nuớc tháng 9/1946. Cũng như các cụ Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tuớc và Võ Đình Quỳnh, cụ Võ Quý Huân đã có những đóng góp vô cùng qúy báu cho ngành Đúc-Luyện kim của nền Công nghiệp VN non trẻ.
Mời vào đọc ở Bee.net.vn!!!
Mời vào đọc ở Bee.net.vn!!!
Chuyện ở Đức (tiếp): Lòng tự trọng hay... (Tôn Gia)
Sang Đức đã hơn 20 năm nay. Vợ chồng tôi kiếm sống bằng cách mở cửa hàng bán tạp hoá ("năng khiếu puôn pán” của hầu hết người VN tha phuơng) tại 1 khu dân cư ở Leipzig. Những năm đầu trẻ, khỏe thì tự làm hết, hùng hục như trâu. Giữa trời đông đầy tuyết, thức dậy từ 5g sáng, xách chổi xuống gạt tuyết đã phủ kín trên xe đêm qua, rồi ngửa cổ uống vội cốc trà gừng nóng vợ pha để nạp năng luợng rồi nổ máy, đánh xe ra đường cao tốc. Vừa đi vừa gặm bánh mì kẹp Bockwurtz, kịp phi tới chợ bán buôn ngọai ô, mua hàng. Vội “tranh cướp” chọn hàng tốt, rồi đóng bao tải, cửu vạn lên xe, chở về, sắp đặt hàng, bán… Không khác gì phu, nhưng mà có thu nhập. Sinh hoạt hàng ngày, tiền cho con đi học cũng từ đấy.
Thời gian trôi qua, tuổi càng cao, càng già thì sức khỏe càng giảm. Phải kiếm người phụ việc. Nói vậy, thuê người giúp việc ở Đức cũng là vấn đề. Thuê có hợp đồng thì chủ phải đóng thụế, đóng bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp… Tỉ thứ chi phí, cao không chịu nổi. (Ý là “tiền bỏ túi” giảm). Nguợc lại “thuê chui” thì giảm khối chi phí; tuy nhiên nếu bị nhà đuơng chức phát hiện thì… coi như toi. Và chúng tôi từng rơi vào truờng hợp… toi!
"Là lính có tính thuơng người", vợ chồng tôi thuê hẳn một em da vàng mũi tẹt (đi du lịch sang rồi “tuột xích” ở lại. (Thuê Tây tốn lắm!). Dĩ nhiên không kí hợp đồng hợp cháo gì sất. (Dân Cộng “ít tiếng” thì biết nói chuyện gì, với ai, khó lộ!). Làm đuợc 1 thời gian, em giúp đựoc khối việc. Hết bưng lô hàng này, giao tận nhà khách túi hàng kia… Nhà cửa thì đã có đồng huơng lo. Doanh số tăng đáng kể.
Nhưng, chả hiểu sao (hay có ai “xì”?) mà một lần, thanh tra thuế đến kiểm tra sổ lao động. Họ phát hiện ra tôi “thuê lao động chui”: “Firma của Ngài đã vi phạm Luật Lao động. Chúng tôi sẽ gửi giấy mời Ngài lên Sở làm việc”. Quả này chết, nghe đồn trong cộng đồng Việt có thể bị phạt đến vài nghìn Euro - vợ chồng tôi lo lắng.
Theo giấy gọi, tôi cùng cô con gái lên Sở Thuế. (Cháu vừa tốt nghiệp đại học, đang chờ việc, nay “có việc” giúp bố). Mà cháu làm thông ngôn thì quá chuẩn rồi. Còn tôi (theo kịch bản dàn dựng với vợ) sẽ tỏ ra “rất nai”, không thông thạo tiếng Đức, chỉ cuời, lắc rồi “Ja... danke schoen…”. (Biết đâu đấy sẽ đuợc chiếu cố “vì dù kinh doanh nhưng chưa thông hiểu ngôn ngữ và luật pháp nuớc sở tại”!). Nghĩ bụng, người Việt ta chỉ đuợc cái khôn!!!
Sáng đó, bà thanh tra béo núc cầm giấy hẹn, đọc rồi mời bố con tôi ngồi vào bàn “Nehmen Sie Platz!”. Đeo mục kỉnh lên bà giở hồ sơ của doanh nghiệp rồi huyên thuyên, theo điều này điều nọ, ông đã cố tình làm trái pháp luật... mà trái tức là phạt.. mà phạt mức cao nhất có thể đến 108 nghìn, thấp nhất là 3600…
Nghĩ bụng, quả này chắc chết. Chả hiểu mình vào vai có giống kịch bản? Còn bà thanh tra nói lăng nhăng, lập biên bản rồi hí hoáy mổ cò trên máy tính. Lách cách, lách cách in ra rồi đưa cho tôi: “Mời ông đọc! Nếu nhất trí thì kí tên xuống dưới!”.
Tôi đọc từ đầu đến cuối, chậm rãi làm như không hiểu gì. Lắc đầu, nhún vai rồi đưa biên bản cho con gái. Đọc xong thấy cháu thản nhiên nói:
- Thưa bà, trong biên bản của bà viết có 3 lỗi chính tả. Nhưng, có 2 lỗi không bao giờ có thể được chấp nhận.
Bà nhăn trán, mặt tái dại, rồi đỏ dựng lên. Bà gằn giọng: “Cho tôi xin lại tờ biên bản!”. Nhận tờ giấy từ tay cháu, không thèm đọc, bà ta vò nát rồi thản nhiên vứt vào sọt rác. Tôi nghĩ bụng “Chết mẹ, quả này chắc ăn đủ. Đã làm sai, nó lập biên bản thì “lên lớp” dạy nó. Quả này mà phạt đến 108 nghìn thì có mà sạt nghiệp… Con ơi, giết bố rồi!”.
Bà ta bỏ ra ngoài 1 lát rồi quay về. Chắc sắp đọc quyết định đây? Phạt bao nhiêu? Đúng là chả cái dại nào giống cái dại nào!
Nhưng (lại nhưng!), chẳng hiểu ra làm sao bà ta xin lỗi rồi nói: “Ông bị phạt 3600 Euro về sự vi phạm… theo điều này…!”. Tôi có cảm giác hụt hẫng rỗi thăng hoa. Suớng quá! Thầm cảm ơn con gái.
Về nhà chỉ dám kể lại chuyện này cho vợ (sợ lộ mánh, rồi Sở Thuế biết mà truy thu thì bỏ mẹ!).
Cứ thắc mắc hoài, chả lẽ đó là bài học từ lòng tự trọng của dân Đức???
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Chú em Võ… Tuấn
Ngồi uống cà phê với Hà “mèo”, nói đến Võ Văn Tuấn (trước là Sư trưởng 370, nay là Phó tư lệnh Tham mưu trưởng PKKQ) thì bạn biết ngay: “Cùng "chiến đấu" với nhau rồi, ngày Mercedes-Benz thuê 1 góc sân bay quân sự xây dựng xuởng...”.
- Ừ, có chuyện thế này… Hôm rồi gặp nhau, chú đưa cho Card visit mới, in rõ to dòng chữ “Phó tư lệnh VVT - Thiếu tướng, Phi công”, liền trêu “Nhiều chức danh quá, thế này bố thằng nào nhớ được?”. Tuấn kể “Cũng gặp trường hợp như thế, thằng bạn hỏi em làm đến chức gì, quân hàm ra sao? Em bảo:
- Ừ, có chuyện thế này… Hôm rồi gặp nhau, chú đưa cho Card visit mới, in rõ to dòng chữ “Phó tư lệnh VVT - Thiếu tướng, Phi công”, liền trêu “Nhiều chức danh quá, thế này bố thằng nào nhớ được?”. Tuấn kể “Cũng gặp trường hợp như thế, thằng bạn hỏi em làm đến chức gì, quân hàm ra sao? Em bảo:
- Ông có bàn cờ tướng?
- Có.
- Bày ra!
Ông bạn vừa bày bàn cờ ra, em cầm quân tướng vứt mẹ nó đi. “Ô, thế ông không biết chơi cờ tướng à? Mất tướng thì thua rồi”. “Ừ, bàn cờ không có tướng là bàn cờ thiếu…”. “À, thiếu tướng. Mẹ, ông cấp to thế cơ à?”.
“Thế ông quân chủng nào?”. Em lấy toàn bộ quân tốt vứt đi. “Ô, tướng không có quân à? Thế thì là tướng gì?”. “Là tướng không quân!”. “À, thiếu tướng không có quân... Thiếu tuớng không quân”.
Ông bạn em lại thắc mắc: “Biết ông là thiếu tướng không quân nhưng là nghề gì? Vì có thể là lính hậu cần, tham mưu, có khi chỉ là bảo vệ đường băng…”. Em vứt nốt quân xe. “Rồi, biết rồi... Lái xe ở không quân... Có phải lái ôtô không?". "Không". "Vậy là... vậy là... à, phải rồi "giặc lái"… Vâng, pilot. Đúng chưa?”. Khi đó em chỉ cười".
Nghĩ bụng, tướng mà văn nghệ như chú thì xứng đáng là tướng!
Cà phê Anh Đỗ - cảm nhận của tôi
Sáng chủ nhật, đến ngõ 14 Lam Sơn thấy ngay mấy chú bảo vệ chuyên nghiệp, quần đen áo xanh trứng sáo, đứng ngoài cổng, chờ xếp xe cho khách. Cà phê Anh Đỗ đây rồi!
Nhìn từ bên ngoài, thấy có mảnh vườn rộng trồng cỏ Nhật. Cây khế trĩu quả, che bóng mát cho 1 lô đang có khách. Hàng cau cao vút đứng sát hàng rào cùng mấy bộ bàn ghế gỗ núp bóng dàn leo. Vào trong, nhìn góc xa xa là Bình “tổng” k7, còn ngoài này là cánh lính Trỗi: Dũng Sô đang xơi bánh mì ốp-la, Hà “mèo” đang cà phê đá. Trên bàn chiếc lap-top đang mở với trang Bantroik3 và “Cảm nhận 3 tập SRTKL” mà Hà ”mèo” mới post chiều qua. Nghĩ bụng, quảng cáo cà phê wifi đây!!!
Lát sau Chí Quang, vợ chồng Khánh Hòa, Vương Vĩnh Định, Vũ Anh, Khánh “chuột”, Trung Liêm… lần lượt đến. “Chốt” là Thanh Minh (ăn mặc rất “văn phòng”, khoe đi đám tang vừa về). Nghe nói đêm qua “mừng” Cafeteria mới anh em k7 không dùng cà phê mà xài R tới tận 10g đêm. Vui!
Ai cũng chúc mừng ông bà chủ “Vào như thủy điện Sông Đà/ Ra thì “giỏ giọt” như cà phê Anh”. Riêng ông chủ Đỗ Nghĩa thì tâm sự “Em quan niệm: chơi đã. Lấy lãi làm…”; còn bà xã thì: “Mới có 1 ngày mà em chóng cả mặt. Khách đông như quân Nguyên… Không biết có theo nổi”. Bà Vân, vợ Khánh Hòa, thì động viên "Đông khách là tít đấy. Mà chiều qua lại mưa rõ to".
Nhìn cung cách làm ăn PRO thế này chắc là sẽ vào. Hơn nữa, khai trương hôm qua đúng ngày sinh nhật của cháu Tít Anh, lẽ nào lại không vào!!! Nghĩ thầm, giao ban Cà phê về đây có lẽ là hợp vì dù sao đây cũng là "quán nhà".
Bác Anh Minh k3 đến chả chịu uống, cứ chụp ảnh hoài, hết góc này đến góc khác. Anh em bảo, chắc cũng sắp mở Café ỏ sân bay hay sao mà ăn cắp design hoài? Còn ông Chí Quang, dù vợ nhắn tin phải về ngay, ra đến cổng vẫn còn nói với theo: "Nhớ treo ảnh 3 bố con mặc đồ người nhái, đi lặn ở Nha Trang". (Lại bệnh nghề nghiệp? Nhưng nghe chừng có lí vì là "hàng độc").
Phải về trước vì bận việc. Vừa ra cổng đã thấy anh em bật Smirnov đỏ. Hóa ra Cafeteria này là Bar R à???
BBT - Mời các bạn ghé Uttroi xem video clip "Giao ban sáng chủ nhật tại Café Anh Đỗ".
Phải về trước vì bận việc. Vừa ra cổng đã thấy anh em bật Smirnov đỏ. Hóa ra Cafeteria này là Bar R à???
BBT - Mời các bạn ghé Uttroi xem video clip "Giao ban sáng chủ nhật tại Café Anh Đỗ".
"Thẩn" Bảo Sinh
Ở HN có tay thích làm thơ. Thơ hắn tức anh ách nhưng đọc kĩ lại thấy hay hay. Hắn tên Nguyễn Bảo Sinh. Bắt đầu từ chủ nhật này xin đuợc phép giới thiệu.
Lên chùa
Vào chùa lễ phật thấy sư
Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng
Miệng cầu sắc sắc không không
Đầy trời “sắc”, thế còn “không” đâu rồi?
Chiếc lược
Cây muốn lặng gió chẳng đừng
Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư
Khiến lòng sư những ngẩn ngơ
Nửa mong mọc tóc, nửa lo trọc đầu
...
Lên chùa
Vào chùa lễ phật thấy sư
Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng
Miệng cầu sắc sắc không không
Đầy trời “sắc”, thế còn “không” đâu rồi?
Chiếc lược
Cây muốn lặng gió chẳng đừng
Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư
Khiến lòng sư những ngẩn ngơ
Nửa mong mọc tóc, nửa lo trọc đầu
...
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
Tập 3 SRTKL - suy nghĩ của Hà "mèo"
Hoàng Quang và Hội đồng hương Hà Nội tại Leipzig (BRD)
Bạn chúng ta đấy, âm thầm làm việc, dạy võ, mở truờng và... nay, vận động lập cả Hội đồng huơng HN tại nơi xa. Quá hay!!!
Cảm ơn Bantroik6 đã làm hẳn 1 trang cho Hoàng Quang mà chúng tôi đã link tới. Mời cùng vào đây!!!
Cảm ơn Bantroik6 đã làm hẳn 1 trang cho Hoàng Quang mà chúng tôi đã link tới. Mời cùng vào đây!!!
Nhạc sĩ bác sĩ Bắc Hải k5 trên Bantroik6
Mời cùng vào thuởng thức các tác phẩm của BaChai!!!
Trình làng bằng truyện cười ngôn ngữ (GM)
Lại chuyện có một ông Tây sang Việt Nam du lịch. Khi về bạn bè hỏi có gì đặc sắc không thì hắn nói cũng như mọi nơi thôi. Nhưng ấn tượng nhất là chợ ở Việt Nam.
"Hà Nội có chợ Buoi (Bưởi) còn Sài Gòn lại có cho Lon (Lớn). Buoi thì nhỏ mà Lon thì to lắm, một Lon có thể nhét được 3,4 cái Buoi vào trong".
"Hà Nội có chợ Buoi (Bưởi) còn Sài Gòn lại có cho Lon (Lớn). Buoi thì nhỏ mà Lon thì to lắm, một Lon có thể nhét được 3,4 cái Buoi vào trong".
Con gái đi làm phóng sự về môi truờng
Thứ 7 là ngày nghỉ, sớm đi học tiếng Anh, trưa mấy bạn trong lớp mới hẹn nhau đi quay video clip về vệ sinh môi truờng ngay cầu Bông, giữa Bình Thạnh và Q1. Bạn cháu có máy quay mà.
Truớc khi đi, cháu hỏi: "Con sẽ "đá" thêm việc chính quyền hứa mãi việc làm sạch nuớc sông mà từ khi còn bé mỗi khi được chở qua kênh Nhiêu Lộc thấy hôi quá, con đã nói "Đen xì xì và hôi ghình ghình". Hơn chục năm qua, nay con đã lớn như thế này mà nuớc sông vẫn vậy". "Đuợc quá đi chứ", tôi khuyên cháu.
Bọn trẻ giờ làm đuợc nhiều việc hay ra phết!
Truớc khi đi, cháu hỏi: "Con sẽ "đá" thêm việc chính quyền hứa mãi việc làm sạch nuớc sông mà từ khi còn bé mỗi khi được chở qua kênh Nhiêu Lộc thấy hôi quá, con đã nói "Đen xì xì và hôi ghình ghình". Hơn chục năm qua, nay con đã lớn như thế này mà nuớc sông vẫn vậy". "Đuợc quá đi chứ", tôi khuyên cháu.
Bọn trẻ giờ làm đuợc nhiều việc hay ra phết!
Tin mừng: bác Mai Sinh không phải bị tim cấp
Bác sĩ Trung Liêm báo tin: Đã vào thăm anh Sinh. Thể trạng: mặt phù nề, kiểm tra tim mạch chưa thấy triệu chứng co thắt động mạch vành, tiền sử: bệnh Gout. Nói chung ổn định, sắp ra viện. Vậy là mừng!
Mong bác gìn giữ sức khỏe!
Mong bác gìn giữ sức khỏe!
Video: Một đêm ở Macau
Sòng bạc nổi tiếng thế giới, trung tâm ăn chơi được Đạt k8 sưu tầm và giới thiệu!
Chuyện giáo dục ở Đức - tiếp (Tôn Gia)
2. Thi cử “zwei in ein” (2 trong 1):
Ở Đức thực hiện vừa thi tốt nghiệp, vừa thi đại học khi kết thúc năm học lớp 12. Với kết quả của mình, bạn có thể lên mạng chọn truờng mình thích, phù hợp với khả năng. Nhà truờng cũng hết sức khách quan thông báo qua mạng Online: “Số sinh viên sẽ tuyển trong năm nay là…, theo tiêu chuẩn sẽ tuyển chọn từ cao đến thấp. Ai trên điểm chuẩn (ví dụ vừa đủ 1,5) nhưng không vào đuợc vì số sinh viên đã đủ thì đựoc trả lời: Anh/ chị nếu quyết tâm theo học thì có quyền “bảo lưu kết quả cho năm sau”. (Nghĩa là, năm sau, anh/ chị sẽ đựoc tính là đã có điểm trung bình 1,4; ưu tiên hơn các bạn vừa thi xong năm nay).
Bên đó thực sự công bằng, không có chuyện “chạy truờng, chạy điểm” như ở ta(!).
(Còn tiếp)
Ở Đức thực hiện vừa thi tốt nghiệp, vừa thi đại học khi kết thúc năm học lớp 12. Với kết quả của mình, bạn có thể lên mạng chọn truờng mình thích, phù hợp với khả năng. Nhà truờng cũng hết sức khách quan thông báo qua mạng Online: “Số sinh viên sẽ tuyển trong năm nay là…, theo tiêu chuẩn sẽ tuyển chọn từ cao đến thấp. Ai trên điểm chuẩn (ví dụ vừa đủ 1,5) nhưng không vào đuợc vì số sinh viên đã đủ thì đựoc trả lời: Anh/ chị nếu quyết tâm theo học thì có quyền “bảo lưu kết quả cho năm sau”. (Nghĩa là, năm sau, anh/ chị sẽ đựoc tính là đã có điểm trung bình 1,4; ưu tiên hơn các bạn vừa thi xong năm nay).
Bên đó thực sự công bằng, không có chuyện “chạy truờng, chạy điểm” như ở ta(!).
(Còn tiếp)
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Chuyện giáo dục ở Đức (nhiều kì)
Với người Đức có 3 “mốc” không quên trong đời: Ngày đầu tiên đi học, Ngày hết tuổi vị thành niên và Ngày cưới.
1. Ngày đầu tiên đi học của con gái bạn tôi
Thử tưởng tượng, đúng tuổi, con gái bạn tôi vào học lớp 1. Trường ngay trong khu dân cư bạn đang sống. (Chả cần truờng “chuyên” với “không chuyên” như ở ta!).
Ở ta dễ dàng hình dung ra cảnh mẹ đưa con đến truờng buổi đầu, cô giáo mới vui vẻ đón cháu ở cổng. Thấy mẹ giao mình cho người lạ thì con hoảng sợ, ôm chặt lấy mẹ, khóc lóc, đòi về: “Con không đi học đâu”.
Ở ta dễ dàng hình dung ra cảnh mẹ đưa con đến truờng buổi đầu, cô giáo mới vui vẻ đón cháu ở cổng. Thấy mẹ giao mình cho người lạ thì con hoảng sợ, ôm chặt lấy mẹ, khóc lóc, đòi về: “Con không đi học đâu”.
Còn ở bển… người ra đón các cháu là ai? Không phải cô giáo như ở ta mà là chính các anh chị vừa học xong lớp 1, năm nay vào lớp 2. (Chỉ hơn các cô cậu học sinh lớp 1 đúng 1 tuổi). Thấy cha mẹ dẫn các em tới, “anh chị” đứng chờ ở cổng, chào: “Hello!” rồi bắt tay, dẫn vào với các em trong sân. Rồi anh chị hô to: “Nào, ta hò hét nhé! Hét to lên. Hét vỡ ngực đi nào!”…
Cứ như thế, bọn trẻ không hề ngỡ ngàng mà hòa nhập ngay vào cuộc. (Dù chúng là người nuớc nào, màu da trắng, vàng hay đen). Chúng hò reo, chạy nhảy, đuổi bắt nhau. Các anh chị năng động, làm hướng dẫn viên hết trò chơi này sang trò chơi khác.
Cứ như thế, bọn trẻ không hề ngỡ ngàng mà hòa nhập ngay vào cuộc. (Dù chúng là người nuớc nào, màu da trắng, vàng hay đen). Chúng hò reo, chạy nhảy, đuổi bắt nhau. Các anh chị năng động, làm hướng dẫn viên hết trò chơi này sang trò chơi khác.
- Các em biết bài gì nào? Thế có biết bài "Happy…" không? Cùng hát nào! Hát to lên!
- Nào, bây giờ theo anh học bài “đi ăn cơm”. Xếp hàng vào! Đi rửa tay nào!... Ngồi vào bàn nào!...
Cái “chương trình” ấy kéo dài đúng 1 tiếng 45 phút, diễn viên chính là các anh chị lớp 2 hướng dẫn diễn viên nhí lớp 1 thực hiện, và… không hề xuất hiện cô giáo. (Tất nhiên cô là người viết kịch bản và “núp” sau đạo diễn). Hầu như tất cả các họat động của 1 ngày ở truờng đuợc các anh chị lớn “dạy” rất chi tiết, rất cụ thể cho các em học sinh mới. Học như đi chơi, dễ nhập tâm vô cùng.
Sau tiết mục nhận quà đầu năm học, phụ huynh nào cũng rơm rớm nuớc mắt. Cảm động vì con người quá, tâm lý quá, hay quá!!! Bạn tôi khẳng định: “Ngay sau buổi lễ ấy, tao hoàn toàn đặt niềm tin vào sự giáo dục của nhà truờng và hoàn toàn tin rằng, con tao sẽ nên người”.
Nay, con bạn đã tốt nghiệp đại học. Nghĩ lại mới thấy, những gì bạn đã đặt niềm tin khi đưa con đến trường cách đây hơn 20 năm hoàn toàn đúng.
Vui cuối tuần: Chuyện ở Mỹ
Mời bạn xem Video clip này! Chuyện chỉ có thể ở Mỹ!
Để xem lớn hơn, hãy click vào ô vuông góc phải, phía dưới màn hình.
Để xem lớn hơn, hãy click vào ô vuông góc phải, phía dưới màn hình.
Bantroik5 không chỉ của các bạn k5!
Mời anh chị em từ k1, k2 đến mọi khóa trong trường, có nhu cầu chia sẻ tâm tình, kỉ niệm "1 thời truờng Trỗi", hãy liên lạc với chúng tôi qua:
kienquoc.tr@gmail.com hay
những comment theo bài.
Xin đuợc phục vụ!
Thân ái! - BBT
kienquoc.tr@gmail.com hay
những comment theo bài.
Xin đuợc phục vụ!
Thân ái! - BBT
Hát vang 1 góc trời Nam
Tin từ Duơng Minh:
Đêm qua, tại quán Kỳ Đồng, nhân dịp Vũ Hòa Bình vào dự lễ tốt nghiệp RMIT của con gái, anh em k4 đã hội ngộ. Nào Toàn Thắng, Dũng Sô, nào Trung Liêm, Duơng Minh... đến cả tiểu đoàn. Chiều, SG lại gặp cơn mưa lớn, vậy mà "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi buớc ta đi!". Uống, hò, hát tận khuya.
Theo kế hoạch, đầu tuần sau, Bình gặp anh em chia tay.
Đêm qua, tại quán Kỳ Đồng, nhân dịp Vũ Hòa Bình vào dự lễ tốt nghiệp RMIT của con gái, anh em k4 đã hội ngộ. Nào Toàn Thắng, Dũng Sô, nào Trung Liêm, Duơng Minh... đến cả tiểu đoàn. Chiều, SG lại gặp cơn mưa lớn, vậy mà "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi buớc ta đi!". Uống, hò, hát tận khuya.
Theo kế hoạch, đầu tuần sau, Bình gặp anh em chia tay.
Lính Quân sự trong mắt em gái trung du (Phúc Chiến)
Đại học Quân sự những năm 1966-67 sơ tán từ Hưng Yên phải kéo lên tận rừng núi Tuyên Quang. Khoa Cơ bản sau về đóng quân ở Thậm Thình, Việt Trì. Chiến tranh phá hoại “xuống thang”, các khoa kéo dần về khu vực Vĩnh Yên, Hương Canh từ năm 1968-69. Ngày ấy người ta gọi thị xã Vĩnh Yên là Vinhyen Gorod (theo tiếng Nga) – thành phố toàn lính.
Trong mắt chị em Vĩnh Yên, Viện Quân y 109 rồi đoàn Văn công Bến Tre hay nữ sinh viên các đại học Xây dựng, Kiến trúc, Sư phạm, Tài chính… thì bộ đội “sơ mít” (cổ áo gài miếng tiết có vạch vàng "học viên quân sự") học giỏi, tài ba, đẹp trai và tán gái… khéo lắm. (Đến con dế trong hang cũng phải chui ra nghe các anh “hát”). Còn các anh "bộ đội sơ mít" thì càng tự hào, đi đâu mặt cũng vênh lên.
Đuợc chị em thích rồi lượn lờ xung quanh thì cánh ta lại trở thành “cái gai” trong mắt thanh niên quanh vùng. Chả thế dân quân sự “bị gọi” là lính “gây sự”. Cũng có đụng độ xảy ra và dĩ nhiên là ta… thắng!
Cái tài của lính “gây sự” không chỉ ở “lĩnh vực tán gái” mà những cú nhảy ngoạn mục từ trên tầu xuống qua “ga” Trần Phú, Điện Biên, Cửa Nam… càng làm các em gái HN ngỡ ngàng rồi khâm phục. Khối anh “cưa” đuợc các em qua những chuyến tầu hay những cú nhảy mỗi chiều thứ 7 theo tầu ngược xuôi về HN.
Kỉ niệm ngày ấy thơ mộng thế! Bao giờ cho đến ngày xưa???
Vui: RANH NGÔN (Nói lại)
• Một người phụ nữ toàn diện: sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối cũng diện.
• Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.
• Thiếu nữ là chữ viết tắt của thiếu... nữ tính.
• Còn... nói còn.. tát. (Gốc: Còn nước còn tát).
• Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Mai sau có lúc... nấu chung một nồi.
• Nhìn mặt trời mà không thấy loá.... là hội viên Hội Người mù VN.
• Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.
• Thiếu nữ là chữ viết tắt của thiếu... nữ tính.
• Còn... nói còn.. tát. (Gốc: Còn nước còn tát).
• Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Mai sau có lúc... nấu chung một nồi.
• Nhìn mặt trời mà không thấy loá.... là hội viên Hội Người mù VN.
Về ca khúc "Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ"
Cái “nghiệp” của mỗi người
“Cuộc đời mỗi người ai cũng có 1 cái nghề. Mỗi người đến với nghề của mình đều chẳng giống nhau.
Tôi cũng vậy, năm 1974 khi sắp tốt nghiệp kĩ sư ôtô ở Đại học Quân sự, tôi tham dự “Hội diễn văn nghệ toàn quân”. Với đơn ca nam “Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ” của thầy Trịnh Nguyên Huân, tôi đã đoạt huy chuơng vàng.
Cũng từ đó, cuộc đời tôi có 1 buớc ngoặt, rẽ sang con đuờng nghệ thuật. Tôi đã sống với nghề đã hơn 30 năm nay.
Cũng từ đó, cuộc đời tôi có 1 buớc ngoặt, rẽ sang con đuờng nghệ thuật. Tôi đã sống với nghề đã hơn 30 năm nay.
Để tri ân thầy Huân trong ngày Hội truờng, tôi xin hát tặng thầy và quý vị ca khúc này…”. Đó là tâm sự của NSUT Duơng Minh Đức truớc khi hát “Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ” trong ngày 16/10/2010 tại Cung Văn hóa hữu nghị HN.
Về bài hát của thầy Huân
Anh Đỗ Quang Việt k2 - từng dự Hội diễn toàn quân năm 1974 với DMĐ và tham gia trong tốp ca và đồng ca - nhớ lại: “Ca khúc của anh Huân có giai điệu mượt mà, ca từ trau truốt, đầy ý nghĩa. Người đệm đàn Arcordéon là Trịnh Hồng Hà (Trỗi k7). Tôi rất thích bài hát đó và cho tới bây giờ vẫn còn thuộc nằm lòng”.
Trong năm rồi, anh Việt đã gửi lời bài hát lên Bantroikhoa5:
Chim Ch’rao hót vang rừng xanh,
Hồ Chí Minh
Tên Người hòa sông núi,
Tên Người tô thắm những ngọn cờ,
Tên Người – chất thép những bài thơ.
Tên Người – tình đồng bào, đồng chí
Tên Người là chân lý
Tên Người sáng mãi
Non sông nơi nơi,
thôn xóm, buôn làng đều ghi nhớ ơn Người
Công ơn mênh mông của Bác
Đất nước sinh ra người Anh hùng
Với tên Người rạng rỡ non sông
Đi lên! Giữa trùng điệp hôm nay, vẫn thấy Người phía trước
Cả trùng điệp mai sau, bóng cờ Người bay mãi
Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ
Đi lên!
Vinh quang cho mỗi người được sống trong thời đại mới
Vinh quang cho mỗi người được sống trong thời đại mới
Mang tên Người – Hồ Chí Minh
Non sông Việt Nam
ghi sâu ơn Bác.
… Sau bài viết, nhiều bạn đã comment và đề nghị DMĐ hát lại trong ngày Hội truờng. Và NSUT DMĐ đã thực hiện điều ấy.
Nhãn:
Bạn Học viện,
Ca khúc hay,
Thầy cô,
Văn nghệ
Nghe lỏm, ghi lại: Đặc tính Đức
Kỉ luật và trách nhiệm
Vừa sửa nhà xong. Để làm việc ấy phải cần, nào thợ hồ, thợ sơn, nào thợ điện, thợ đá… Giai đọan cuối, ông nọ “đá” chân ông kia. Xong phần mình, dù bị gia chủ giám sát, nhắc nhở nhưng ông nào cũng “ỉa bãi tướng”, bắt chủ nhà phải dọn.
Kể lại cho anh bạn tôi từ Đức trở về trong dịp rồi. Hắn bảo, ở Đức không thế. Đơn cử chuyện thợ điện đến khoan lỗ bắt tắc-kê thì có 1 thói quen luôn dùng tờ báo lót hứng bụi; làm xong sạch sẽ, không để lại “hậu quả” cho gia chủ. Vấn đề môi truờng luôn đặt lên hàng đầu.
Lại chuyện đặt đường cáp điện ngầm dưới vỉa hè. Công nhân (tạm gọi là cánh “đào bới”) đào xong mương, bàn giao cho ông thợ lắp đặt điện. Nhưng (lại nhưng!) khi bàn giao không thấy có một hòn sỏi, hòn đá nào vương vấn. Sạch. Thợ điện cũng vậy, lắp cáp xong, bàn giao lại công trình cho cánh san lấp cũng sạch sẽ.
Thế mới biết tính kỉ luật và trách nhiệm của người lao động Đức cao như thế nào! Cứ đem việc “lập lô cốt” trên đường phố HN, SG suốt mấy năm qua quá dễ để so sánh!
Sống rất nguyên tắc
Cửa hàng thực phẩm của bạn tôi ngay khu dân cư có nhiều cụ già hưu trí. Chuyện dịch vụ phục vụ dân sinh đã kể, nhưng lần này, hắn có chuyện mới…
Thấy bà cụ, lưng còng, lụ khụ, tay chống gậy, ta xách bịch rác (to không hơn cái túi mua hàng. Cụ có ăn uống gì nhiều để mà có lắm rác). Tới chỗ thùng rác, cụ thả bịch vào rồi thong thả trở về. Chả hiểu sao, đi đuợc chục bước thì cụ lấy tay đập lên trán như “phát minh” ra điều gì. Cụ lẳng lặng quay lại. Lạ!
Theo dõi thấy cụ đến đúng thùng vừa thả rác, cúi xuống như muốn lấy bịch rác ra. Thùng lại sâu nên cụ phải nghiêng đi rồi gần như chui vào bên trong, lấy ra bịch rác. Nhẹ nhàng mở bịch rác, lục bên trong lấy ra mẩu bánh mì bằng ba ngón tay, bỏ vào thùng rác dùng chế biến thức ăn gia súc. Xong xuôi, cụ lững thững trở về.
Con người Đức sống nguyên tắc thế đấy!
(Còn tiếp)
Cuốn sách mới về Hồ Chủ tịch đựoc xuất bản tại TQ
Sau cuốn sách ảnh "Hồ Chí Minh" (chủ biên GS Hoàng Tranh) thì nay, NXB Tri Thức (TQ) vừa cho ra cuốn "Hồ Chí Minh, 1 cuộc đời huyền thoại" (Lý Gia Trung).
Sinh năm 1936, từng học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp HN đầu những năm 1960, từng được phiên dịch cho Bác Hồ, từng công tác tại Sứ quán TQ tại VN 4 lần, từng là Đại sứ... Lý Gia Trung đã tâm huyết sưu tập tư liệu và viết về Nguời.
Sinh năm 1936, từng học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp HN đầu những năm 1960, từng được phiên dịch cho Bác Hồ, từng công tác tại Sứ quán TQ tại VN 4 lần, từng là Đại sứ... Lý Gia Trung đã tâm huyết sưu tập tư liệu và viết về Nguời.
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Sau khi xuất bản cuốn sách Trần Tử Bình – Từ Phú Riềng Đỏ đến mùa Thu Hà Nội, chúng tôi đã dành một số lượng không nhỏ biếu các gia đình là bạn chiến đấu của cha mẹ. Khi gặp các cô, các chú, các bác, chúng tôi biết thêm nhiều chuyện mới.
Trường Lục quân và vụ “Phản tỉnh” ngày ở Vân Nam
Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, nguyên học viên khóa V Trường Lục quân Việt Nam, gọi điện cho tôi: “Cảm ơn các cháu đã nhớ tới chú và tặng sách của bố! Chú là học viên khóa V, khi tốt nghiệp đúng thời kì “Phản tỉnh” nên được giữ lại làm công tác “sửa sai”. Chú được cử xuống các đơn vị nên biết nhiều chuyện...".
Ngày đó ở trường có một tiểu đoàn mà tất cả học viên đều bị quy là gián điệp cho Pháp. Hầu hết học viên lúc bấy giờ đều xuất thân từ học sinh, sinh viên. Trước thực tế đó nhiều cán bộ quản lí vì không đủ kinh nghiệm đã dao động.
Nhưng cha cháu bản lĩnh khác thường. Có lẽ vì có kinh nghiệm khi xử lí vụ “Hát-xăng-vanh-đơ” hồi 1947 nên ông thận trọng xem xét. Nhất là sau khi có chỉ đạo của Quân ủy từ trong nước sang, cha cháu thường xuyên xuống các tiểu đoàn để nghe anh em trình bày cụ thể. Rồi ông kết luận vụ việc này không hề có thật. Ông đã bí mật cho đốt hết danh sách “cán bộ phản tỉnh” đã được liệt kê.
Có một lần Chính uỷ phóng xe Jeep xuống thăm đơn vị. Học viên ai cũng hồ hởi vì thấy ông rất gần gũi, giản dị. Chiều đã muộn, ông chào anh em ra về. Vậy mà cả đại đội hè nhau kéo chiếc xe lại, không cho thủ trưởng về. Xe nổ máy nhưng không tài nào đi được. Anh em tha thiết đề nghị: “Đề nghị cụ ở lại nói chuyện thêm với anh em tí nữa!”. Chính uỷ không cáu giận mà tươi cười nói: “Thôi các đồng chí để tôi về vì ở nhà còn nhiều việc. Lúc khác sẽ xuống thăm anh em”. Nghe nói như vậy anh em mới cho cụ đi. Nếu không phải Thiếu tướng Trần Tử Bình thì lính tráng không dám làm những việc như thế.
Đến thăm chú Hoàng Tùng và Trần Quyết
Người giúp việc ra mở cửa rồi báo ông có khách. Thấy một cụ già nhỏ thó nằm trên ghế bật dậy. “Chào chú Hoàng Tùng!”, tôi chào và xin vào thắp hương cho cô. (Ngày cô mất, ở xa chúng tôi không kịp đến viếng). Thắp nén nhang trên bàn thờ, quay lại đã thấy ông đứng cạnh tự lúc nào.
Ra ngồi ở phòng khách, tôi giở sách cho ông xem tấm ảnh ông chụp với cha tôi ở Việt Bắc năm 1951. Ông khen: “Sách trình bày công phu, rất đẹp! Các cháu đã làm một việc đầy ý nghĩa, tri ân cho cha mẹ...” rồi ông nhớ lại: “Tấm ảnh này chụp thời gian Đại hội Đảng II, chú là trưởng ban Nhân sự đại hội. Cha cháu và chú là đồng hương nên rất thân thiết. Có gì đều tâm sự với nhau. Chú vẫn nhớ cái giọng oang oang của cha cháu. Ông tuyên truyền giỏi lắm. Có lẽ cách diễn thuyết ấy được học từ ngày là học sinh Trường dòng!”.
Ngay chiếu ấy tôi đến thăm chú Trần Quyết. Đúng bữa cơm chiều, vậy mà ông cứ cho gọi vào. Cầm cuốn sách trên tay, ông nhớ lại: “Sau Cách mạng tháng Tám, chú từ Sơn La về gặp cha cháu. Cha cháu nói, Hồ Sĩ Trừ phản bội, đã chỉ điểm cha cháu. Khi đó chú nói ngay: “Anh để đấy cho em, em cho nó một phảng hết đời!”. Cha cháu cười “Thôi, giờ ta thắng rồi, cần gì làm việc đó!”.
Khi chia tay, chú trầm tư: “Giá cha cháu mà còn thì chuyện "cao su"...Tôi hiểu ông muốn nói gì.
Uống sữa cô Kỳ
Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn về đóng quân ở sân bay Tông, Sơn Tây. Đây thuộc địa bàn của Chiến khu II mà chú Văn Tiến Dũng là Tư lệnh.
“Cô nhớ cha cháu ngày đó gầy và yếu lắm, có lẽ do mấy năm tù đày hết Hà Nam, Ninh Bình đến Hỏa Lò. Cũng năm đó cô đẻ chị Tâm nên có nhiều sữa. Vậy là mẹ cháu xin sữa của cô cho cha cháu uống. Cô nói với mẹ cháu: “Chị phải đến đúng giờ mới có sữa tươi!”. Đúng hẹn, mẹ cháu mang ca sang lấy sữa.
Sữa người vốn nhạt, để uống đỡ gắt phải pha thêm đường. Chỉ mấy tháng sau nhờ có sữa tươi mà da dẻ cha cháu trở nên hồng hào. Cha cháu sau này gặp cô cứ khen: “Sữa người tốt thật!”.
Kỷ niệm của Thượng tướng Vũ Lăng về “cuộc vượt ngục ở Hà Nam”
Ngày 6/1/2007, Ban Liên lạc Trung đoàn Thủ đô TPHCM kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Gia đình cán bộ cũ của Trung đoàn: cô Hằng - vợ Trung tướng Trần Độ, cô Hoa – vợ Thượng tướng Vũ Lăng, anh Lê Đông Hải - con trai Đại tướng Lê Trọng Tấn… được mời tới dự. Đó là một ngày vui. Gặp cô Hoa, chúng tôi biết chuyện về cuộc vượt ngục đầu tiên của cha. Cô kể: “Chú Lăng gặp cha cháu lần đầu năm 1944 ở Hà Nam. Chuyện thế này…
Những năm 1940-1945, chú Vũ Lăng làm bàn giấy văn phòng cho Bệnh viện Phủ Lý Hà Nam. Thấy nghề y là một nghề hay, nên chú học thêm nghề y tá hộ sinh. Ngoài công việc, chú ham mê thể thao, chơi bóng đá và quần vợt. Cứ hết giờ lại xách vợt ra sân.
Chú Lăng có ông cậu tên là Mai Lập Đôn, đảng viên từ năm 1934, từng bị đày ra Côn Đảo. Thấy cháu mới lớn, ham học nhưng cũng rất ham chơi nên ông thường cho gọi về khuyên nhủ.
Anh Trần Tử Bình sau khi từ Côn Đảo trở về đã xin được việc ở trạm phát thuốc thị trấn Bình Lục. Nhưng anh vẫn bí mật đi các địa phương Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định gây dựng phong trào. Cuối tháng 12/1943 do có kẻ phản bội chỉ điểm mà anh bị bắt ở Thái Bình. Khi bị đưa về giam ở Hà Nam, thấy sức khỏe anh quá yếu nên mật thám Pháp đưa anh về chữa chạy ở Bệnh viện Phủ Lý. Vậy là Vũ Lăng biết anh…
Hôm đó, người bạn đến phiên trực nhưng có việc riêng, đã nhờ Lăng trực thay. Vì ham tennis nên Lăng bỏ trực, xách vợt ra sân. Thấy vắng bóng người, có cơ hội, anh Bình bẻ chấn song cửa sổ rồi trèo tường ra ngoài. Đang loanh quanh trong vườn rau sau viện thì chủ vườn trông thấy, nghĩ anh ăn trộm rau, đã tri hô. Bọn mật thám canh giữ thấy động, chạy vào phòng bệnh không còn thấy tù nhân đã bủa vây ,bắt được anh.
Vũ Lăng biết tin rất sợ bị liên luỵ, sau đó kể lại chuyện cho ông cậu. Nghe xong ông Đôn bảo Lăng: “Anh còn sợ bị bỏ tù thì khó mà làm được cách mạng…”. Đây là những nhận biết ban đầu về những cán bộ cách mạng. Dần dần Lăng được anh Hoàng Quý giác ngộ, kết nạp vào Dân chủ Đảng. Lăng nhận nhiệm vụ tuyên truyền phát triển trong lớp công chức trẻ tuổi, rồi tham gia Tổng khởi nghĩa ở địa phương.
Sau 19/8/1945, Vũ Lăng được cử đi học khóa V trường Quân chính kháng Nhật và về trung đội 4 (toàn học sinh, sinh viên) cùng đồng chí Nguyễn Văn Bồng. Tại trường, Vũ Lăng gặp lại anh Trần Tử Bình, Chính trị uỷ viên. Ngày 15/11/1945 sau khi tốt nghiệp, Vũ Lăng có mặt trong đội quân Nam tiến...
"Cha cháu rất quý chú Vũ Lăng. Không chỉ chú Vũ Lăng mà nhiều tuớng lĩnh đã truởng thành từ mái truờng của cha cháu là Chính uỷ", cô kết luận.
Cụ Phan Phác gặp chị Hưng dọc đường
Nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn Phan Phác có nhiều kỷ niệm với Thiếu tướng Trần Tử Bình vì từ năm 1946 đã cùng nhau xây dựng trường đào tạo cán bộ đầu tiên cho nước Việt Nam mới.
Hoà bình lập lại Cục trưởng Phan Phác chuyển ra Bộ Nông nghiệp. Một lần đi công tác xuống Hải Phòng, khi xe xuống phà Bính thì ông gặp chị Hưng, vợ Thiếu tướng. Ông hỏi:
- Chị Hưng, chị đi đâu mà lại đi một mình thế này?
- Ôi, anh Phác! Nhà tôi đi công tác xuống Quân khu Ba nên cho đi nhờ xe kết hợp. Sáng nay anh làm việc với Bộ tư lệnh. Còn tôi có công việc bên Quảng Yên nên ra đây bắt xe khách đi tiếp.
- Thế anh không cho lái xe đưa chị đi à?
- Không, anh nói xe quân sự chỉ phục vụ công việc nhà binh. Anh Bình nguyên tắc lắm. Anh bảo tôi: “Là tướng phải gương mẫu nên vợ con tướng cũng phải làm gương”. Tôi tự đi được rồi.
- Vậy chị lên xe đi cùng tôi. Trưa nay tôi cũng có việc ở Quảng Yên.
Rồi ông Phan Phác mở cửa mời bà Hưng lên xe. Dọc đường hai người bạn nhắc lại chuyện những ngày trường Võ bị ở Tông, Sơn Tây. Ông Phác còn nhớ cuối năm 1946, bà Hưng đã sinh cháu trai đầu lòng ở trường và đặt tên là Kháng Chiến…
Chữa ho gà bằng thịt gà (Bee)
Mời đọc để chữa bệnh!!!
Đã gắn Nhãn cho bạn dễ tìm
Theo gợi ý của anh Tuấn Linh, Bantroik5 đã gắn nhãn cho các bài viết. Phần Nhãn để cúôi trang. Bạn nào có nhu cầu tìm kiếm bài cũ theo chủ đề thì click vào để tìm.
Cảm ơn anh Linh!
Cảm ơn anh Linh!
NSUT Thanh Vinh quay lại với sân khấu ca nhạc
Từng là CCB ở Z133, từng truởng thành trong phong trào ca hát quần chúng TCKT, từng sang học Thanh nhạc tại Nhạc viện Trai-cốp-xki Matxcơva (nhưng bị về sớm vì buôn... lậu hàng Shop), từng là MC của Nhà hát Giao huởng VN, là "cạ" của nhóm "Tráng chảo" Thọ-Huy-Đức... và từng "theo vợ" đi Sứ sang tận nuớc Bỉ xa xôi. Năm nay, Thanh Vinh về nuớc.
Mấy năm ở Bỉ, từng bị tắc nghẽn động mạch vành, phải "đại phẫu thuật". Vậy mà hôm kỉ niệm 30 năm tốt nghiệp của k10 Học viện, Vinh vẫn có mặt trên cao điểm 400 Ba Vì phục vụ. May có Vinh đỡ, chứ không NSUT DMĐ vì quá vui với đàn em đêm hôm truớc (uống nhiều R và hát hơi bị nhiều mà mất giọng "còn hình mất tiếng") suýt làm "hỏng hết cả bánh kẹo".
Ông Vinh này xuất khẩu thành... chuyện vui. Chả thế, khi đọc "Chuyện thời sinh viên":
Năm năm với chín lần thi
Một lần đồ án, còn gì là xuân
Vợ thì xa, gái thì gần
Nó thì váy ngắn, mặc quần quái đâu
Đùi tròn da trắng lông nâu
Không nhìn thì tiếc nhìn lâu thì thèm
Chép miệng ta thử cái xem
Nếu mà Sứ biết thì em ra về
hay như:
Học làm chi thi hoài không đậu
Để dành tiền đi nhậu sướng hơn!!!
Mấy năm ở Bỉ, từng bị tắc nghẽn động mạch vành, phải "đại phẫu thuật". Vậy mà hôm kỉ niệm 30 năm tốt nghiệp của k10 Học viện, Vinh vẫn có mặt trên cao điểm 400 Ba Vì phục vụ. May có Vinh đỡ, chứ không NSUT DMĐ vì quá vui với đàn em đêm hôm truớc (uống nhiều R và hát hơi bị nhiều mà mất giọng "còn hình mất tiếng") suýt làm "hỏng hết cả bánh kẹo".
Ông Vinh này xuất khẩu thành... chuyện vui. Chả thế, khi đọc "Chuyện thời sinh viên":
Năm năm với chín lần thi
Một lần đồ án, còn gì là xuân
Vợ thì xa, gái thì gần
Nó thì váy ngắn, mặc quần quái đâu
Đùi tròn da trắng lông nâu
Không nhìn thì tiếc nhìn lâu thì thèm
Chép miệng ta thử cái xem
Nếu mà Sứ biết thì em ra về
hay như:
Học làm chi thi hoài không đậu
Để dành tiền đi nhậu sướng hơn!!!
... làm anh em cười bò.
Văn nghệ "quan gian" hay ra phết!!!
Ông Giang "mù" cho cậu truởng lên xe hoa
Chiều qua, tại nhà hàng tiệc cưới Vân Hồ, HN, GM tổ chức cưới cho cháu Quân (truởng nam).
Quân tốt nghiệp truờng Cao đẳng Mỹ thuật CN, theo nghiệp "gõ đầu trẻ" của bố nên làm giáo viên "luyện thi đầu vào" cho truờng. Học sinh cũng khá đông. Cũng vì tình thầy trò mà Quân yêu rồi quyết định xe duyên với cô học sinh luyện thi (nay học năm thứ 3).
Chiều qua, GM mời số bạn bè thân thiết. Có NSUT DMĐ, Bắc (Ngân)... cùng nhiều anh em Học viên KTQS, đội bóng Friends Club (Hà "khểnh", Hùng "trắng", Hiền "ve"...), đồng huơng Quảng Ninh....đến chia vui.
Đang ở SG, không ra dự được, nhưng cũng có lời chúc hạnh phúc tới 2 cháu và gia đình.
Quân tốt nghiệp truờng Cao đẳng Mỹ thuật CN, theo nghiệp "gõ đầu trẻ" của bố nên làm giáo viên "luyện thi đầu vào" cho truờng. Học sinh cũng khá đông. Cũng vì tình thầy trò mà Quân yêu rồi quyết định xe duyên với cô học sinh luyện thi (nay học năm thứ 3).
Chiều qua, GM mời số bạn bè thân thiết. Có NSUT DMĐ, Bắc (Ngân)... cùng nhiều anh em Học viên KTQS, đội bóng Friends Club (Hà "khểnh", Hùng "trắng", Hiền "ve"...), đồng huơng Quảng Ninh....đến chia vui.
Đang ở SG, không ra dự được, nhưng cũng có lời chúc hạnh phúc tới 2 cháu và gia đình.
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Tuổi thơ và cầu Long Biên
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tầu xe qua lại thong dong
Bộ hành tấp nập(?), gánh gồng ngược xuôi
Có đúng đoạn đầu của câu cuối như thế? Nhờ các bạn giúp kiểm tra. Nhờ quá tuổi thơ và chiếc cầu thân yêu!
Mời xem ảnh cầu Long Biên cùng bác Duơng Trung Quốc!
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tầu xe qua lại thong dong
Bộ hành tấp nập(?), gánh gồng ngược xuôi
Có đúng đoạn đầu của câu cuối như thế? Nhờ các bạn giúp kiểm tra. Nhờ quá tuổi thơ và chiếc cầu thân yêu!
Mời xem ảnh cầu Long Biên cùng bác Duơng Trung Quốc!
CÒN... MẤT
Bạn tôi Nguyễn Quang Thắng, chúng tôi hay gọi là “Thắng CC” (vì hắn là Truởng phòng Công chứng 1 TP). Sinh 1953, bằng lứa k5 hoặc 6 (vì học cùng nhiều Trỗi k6 tại truờng Cấp 3 Việt Đức, HN), tính tình vui vẻ, kết bạn với nhiều lính Trỗi.
Thắng CC là con trai bác Nguyễn Văn Huởng, thứ truởng Bộ Tư pháp từ 1946. Cụ Huởng là em trai của Bộ truởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và là em vợ Phó thủ tuớng Phan Kế Toại. (Chị cả của ông Huyên, Huởng lấy ông Toại mà).
Hắn cũng “sém” lên Trỗi. Đi lính 1972 vào Quảng Trị, không dính đạn, ra quân, đi học rồi về Nam làm đến Phó chánh án Toà án Phú Nhuận (chả thế mà có tên huý “Thắng toà”!). Cuộc đời theo nghiệp Tư pháp của ông già, sau sang làm công chứng viên. Chú Duơng Minh Đẩu từng gặp và nhận xét “Tay này là 1 công chức mẫu mực, cả về trình độ, tác phong, ăn mặc đến lễ tiết khi tiếp dân!”.
Tối qua lại thăm. Hắn dặn, đừng đến quá muộn, quãng 7g để còn có thời gian uống bia. Ngồi trong phòng khách thấy có tấm ảnh toàn lính trẻ, đặt trên bàn TV. Tò mò nhìn ngắm. Thắng bảo “A tôi ở Quảng Trị năm 1972 đấy. 14 thằng lính HN”. “Thế nay còn bao nhiêu thằng?”. “Chỉ còn lại 3… - giọng hắn trùng xuống - Chíến tranh thật ác liệt, cái năm ấy bao nhiêu học sinh, sinh viên động viên ra trận hết. Đi và hầu hết không về. Mà lạ là đúng 3 thằng ngồi sát bên nhau, ngay hàng đầu, bên trái - tôi, Lê Công và 1 anh bạn nữa - thì sống…”.
Thấy có khung ảnh nhỏ hơn, lồng tấm ảnh đen trắng có 2 chú lính trẻ.
- Tôi và Lê Công chụp năm 1972, truớc khi ra trận. - Thắng thuyết minh.
- Ông thì không giống bây giờ, dạo đó gầy hơn. Còn thằng Công thì cái nét mặt nhận ra ngay. Hồi đó nó măng quá.
- Ông có thấy, tấm ảnh màu nhỏ gắn phía truớc? 30 năm sau đấy. Năm 2002 khi gặp nhau ở nhà Thắng “ngớ” đã gọi thợ chụp 2 thằng. “Ngớ” cũng lính Quảng Trị.
Lê Công - con trai cụ Lê Dung, tốt nghiệp kĩ sư giao thông ở Pháp về và đuợc Cụ Hồ giao nhiệm vụ thứ truởng Bộ Giao thông Công chính năm 1946. Lê Công nay là đại tá, huấn luyện viên truởng Taekondo cho CLB Thể Công, hay dẫn đội tuyển quốc gia đi thi đấu.
“Cả tiểu đội còn lại 3 thằng, cả 3 đều thành đạt. Còn 11 thằng bạn kia thì vắng bóng đã gần 40 năm. Ôi, MẤT – CÒN cứ như 1 lẽ của cuộc đời này!”, Thắng nói khi chia tay.
Tiếc là không mang máy ảnh nên không ghi lại đuợc những hình ảnh quý. Lần sau vậy.
Lại cười... (ST: Đạt k8)
Lại nói về 3 anh em Lưu, Quan, Trương …
Một hôm, 3 anh em Luu Bi, Quan Công, Truong Phi rủ nhau sang nước Ngô do thám tranh thủ làm tí gội đầu & matxa ... nhưng vì 3 anh em kết nghĩa máu thịt nên thằng này tưởng thằng kia khao. Rốt cuộc không thằng nào mang tiền ...
Sau khi được bọn bảo kê khuyến mại thêm món “răng môi lẫn lộn” thì 3 anh em bị bắt trói giải lên Tôn Quyền...
Ton Quyen:
“Láo, tội làm gián điệp có thể tha (???) nhưng đi gội đầu matxa không bo em út thì phải chém ... Dù sao cũng có chút quen biết nên tao sẽ củ hành chúng mày trước khi chém. Nếu 3 thằng bây làm cho tao 2 việc, làm được tao tha... không làm được thì ngày này năm sau là ngày sinh, à quên ngày giỗ đầu của chúng mày!
Việc đầu tiên mỗi thằng đi kiếm cho tao 10 quả bất kỳ về đây ... Nào, lắp mô tơ vào đít, nhanh lên! ...”
...
Ở nước Ngô kiếm hàng chat, hàng karaoke thì dễ chứ hàng hoa quả thì quá khó ... nhưng để sống nên 3 anh em phải cố ..
Đến chiều tối, Luu Bi kiếm được 10 quả cam, Quan Công kiếm được 10 quả nho, còn Truong Phi thì vẫn “Thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được ...” chưa về tới.
Tôn Quyền:
“Good, bây giờ là việc thứ 2 ... hãy nhét tất cả chỗ quả các người kiếm được vào đít … Thằng nào kêu 1 câu à giết. Thằng nào làm được tao tha ...”
Luu Bi nghiến răng trợn mắt nhét được 1 quả, đến quả thứ 2 thì không chịu nổi nhiệt la lên cái “Oái!”.
Ton Quyen: “Nhốt nó vào ngục sáng mai xử bắn ...”
Luu Bi mếu máo quay sang Quan Công:
“Thôi số anh nó black, die phải chịu... với mấy quả nho rừng chắc mày sống thôi ... vĩnh biệt mày với thằng Phi ... nhớ báo thù cho tao.”
Nhưng chỉ 1 lúc sau, Luu Bi thấy Quan Công cũng bị nhốt vào ngục chờ chết cùng mình..
Luu Bi:
“Chết thật, quả cam nó to, tao chết đã đành ... quả nho nhỏ thế mà mày cũng chết là sao???”
Quan Công: 9 quả đầu tao làm ngon lành .... đến quả thứ 10 tao phì cười nên die!
Luu Bi: Sao tự nhiên mày lại cười hả thằng ngu??
Quan Công: Vì … đúng lúc đó, tao thấy thằng Phi tha về 10 quả mít ....
Một hôm, 3 anh em Luu Bi, Quan Công, Truong Phi rủ nhau sang nước Ngô do thám tranh thủ làm tí gội đầu & matxa ... nhưng vì 3 anh em kết nghĩa máu thịt nên thằng này tưởng thằng kia khao. Rốt cuộc không thằng nào mang tiền ...
Sau khi được bọn bảo kê khuyến mại thêm món “răng môi lẫn lộn” thì 3 anh em bị bắt trói giải lên Tôn Quyền...
Ton Quyen:
“Láo, tội làm gián điệp có thể tha (???) nhưng đi gội đầu matxa không bo em út thì phải chém ... Dù sao cũng có chút quen biết nên tao sẽ củ hành chúng mày trước khi chém. Nếu 3 thằng bây làm cho tao 2 việc, làm được tao tha... không làm được thì ngày này năm sau là ngày sinh, à quên ngày giỗ đầu của chúng mày!
Việc đầu tiên mỗi thằng đi kiếm cho tao 10 quả bất kỳ về đây ... Nào, lắp mô tơ vào đít, nhanh lên! ...”
...
Ở nước Ngô kiếm hàng chat, hàng karaoke thì dễ chứ hàng hoa quả thì quá khó ... nhưng để sống nên 3 anh em phải cố ..
Đến chiều tối, Luu Bi kiếm được 10 quả cam, Quan Công kiếm được 10 quả nho, còn Truong Phi thì vẫn “Thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được ...” chưa về tới.
Tôn Quyền:
“Good, bây giờ là việc thứ 2 ... hãy nhét tất cả chỗ quả các người kiếm được vào đít … Thằng nào kêu 1 câu à giết. Thằng nào làm được tao tha ...”
Luu Bi nghiến răng trợn mắt nhét được 1 quả, đến quả thứ 2 thì không chịu nổi nhiệt la lên cái “Oái!”.
Ton Quyen: “Nhốt nó vào ngục sáng mai xử bắn ...”
Luu Bi mếu máo quay sang Quan Công:
“Thôi số anh nó black, die phải chịu... với mấy quả nho rừng chắc mày sống thôi ... vĩnh biệt mày với thằng Phi ... nhớ báo thù cho tao.”
Nhưng chỉ 1 lúc sau, Luu Bi thấy Quan Công cũng bị nhốt vào ngục chờ chết cùng mình..
Luu Bi:
“Chết thật, quả cam nó to, tao chết đã đành ... quả nho nhỏ thế mà mày cũng chết là sao???”
Quan Công: 9 quả đầu tao làm ngon lành .... đến quả thứ 10 tao phì cười nên die!
Luu Bi: Sao tự nhiên mày lại cười hả thằng ngu??
Quan Công: Vì … đúng lúc đó, tao thấy thằng Phi tha về 10 quả mít ....
Biểu cảm về thầy cô giáo (Cháu Mý)
Dường như thời gian có thể lấy đi tất cả mọi thứ như tuổi thơ, những gì con thích… nhưng không, nó không bao giờ mãi mãi không bao giờ có thể cứop đi hình ảnh thầy Hạnh - ngừơi thầy dạy vẽ mà con yêu quý vô cùng.
Nhớ thuở nào, lúc sắp vào buổi học vẽ đầu tiên, con và các bạn ngỡ thầy là phụ nữ vì cái tên “Hạnh” của thầy. Đứa nào đứa nấy tái mét, vẻ mặt lo âu. Tụi con sợ “cô Hạnh” dữ, sợ làm sai thì sẽ bị “cô” mắng. Đã thế, chị con còn đe thêm:”Giáo viên nghiêm lắm đấy!”. Câu nói này càng làm cho tụi con sợ hãi.
Thầy bứơc vào, mọi ngừoi trố mắt nhìn nhau. Hoá ra tất cả các điều chúng con nghĩ về giáo viên dạy vẽ này đều sai hết, chúng con bị đánh lừa bởi cái tên “Hạnh” của thầy. Nhưng hơn cả là nụ cười dễ mến, thân thiện của thầy lúc vào lớp học đã giúp con tự tin hẳn lên. Đôi mắt thầy sáng ngời, pha chút hóm hỉnh. Đó là ấn tựong đầu tiên của con về thầy.
Thầy cũng dịu dàng, ân cần chăm sóc như cái tên “Hạnh” của thầy vậy. Thầy chỉ cho chúng con từng lỗi sai trong bài vẽ, khen tụi con khi có những chi tiết hay và sáng tạo. Thầy hóm hỉnh, vui tính nên đứa nào cũng yêu quý thầy. Thầy còn là nơi để tâm sự. Con cảm thấy, thầy không chỉ là ngừoi thầy dìu dắt chúng con đi trên con đừong nghệ thuật, mà còn là ngừoi bạn để tâm sự, giải khuây, chia sẻ buồn vui. Bọn bạn con cũng vậy, không hề sợ thầy mà coi thầy như bạn bè nhưng vẫn rất kính nể và quý trọng thầy. Tuy thầy dễ dãi, vui tính và không mắng học trò bao giờ, nhưng tụi con cũng không dám vựot quá giới hạn, hỗn láo với thầy.
Trong lớp, thầy cưng con nhất. Thầy hay trêu con và ghẹo. Đó là cảm nghĩ của con chứ con biết thầy không có sự thiên vị, ai ai thầy cũng đều yêu quý hết mực, đúng không thầy?
Thầy hay pha trò bằng các bức vẽ vui nhộn như bộ xưong ngửơi nhảy hip hop hoặc bằng cách nói đùa. Cứ học xong, tụi con lại quậy tưng bừng. Trong khi đó, thầy cặm cụi chỉnh lại từng bức vẽ một. Thầy gọi từng đứa lại, góp ý và nhắc nhở, đồng thời động viên. Những lời góp ý, nhắc nhở đó đối với con là vàng bạc để khắc phục lỗi sai, cải thiện và làm bài vẽ hoàn chỉnh hơn.
Học trò chúng con cả tuần chỉ đựoc học thầy có một buổi nên ai cũng nôn nao, háo hức, chờ tới ngày đựoc thầy dạy. Thầy nghỉ, bọn con đều thấy buồn, thậm chí sốt sắng và lo thầy bị bệnh, có lúc còn định lên kế hoạch thăm thầy. Tụi con trẻ con quá, thầy ha. Thầy chỉ bận thôi, chứ có bệnh đâu. Lớp học vắng hình bóng, nụ cừoi của thầy tựa như ngôi vừơn thiếu ánh nắng vậy, thầy ơi. Bọn con buồn hiu, đếm từng ngày chờ thầy tiếp tục việc dạy vẽ. Nhớ tháng nào mưa to, thầy vẫn cố đi dạy nên sinh bệnh, bọn con kéo nhau đến nhà thăm thầy. Đứa nào đứa nấy hỏi han, lo cho thầy và chúc thầy khoẻ lại. Có đứa còn khóc sứot mứơt, làm thầy phải dỗ dành. Ra về, ai cũng rơm rớm nứoc mắt, mong thầy sớm khoẻ lại để tiếp tục dạy vẽ.
Thầy biết không, tụi con yêu và kính trọng thầy lắm lắm. Đứa nào dám đụng đến thầy là tụi con sẵn sàng nhảy vào “xử” ngay. Tụi con lúc nào cũng nói tốt về thầy. Trong mắt tụi con, thầy là số một, là ngừoi thầy mà chúng con may mắn có đựoc, là ngừoi thầy chúng con cảm thấy rất tự hào khi nhắc đến. Ấy thế mà có lần con đã hỗn với thầy, bây giờ nghĩ lại, con thấy ân hận vô cùng. Ơn thầy cả đời con trả không hết, vậy mà trong một giây nông nổi ấy, con đã xúc phạm đến thầy. Lúc đó, thầy chỉ cừoi cừoi rồi cho qua. Dù vậy, con biết rằng trong lòng thầy rất buồn. Con xin lỗi thầy, thầy ơi.
Con bây giờ đã là một thiếu nữ, chững chạc hơn rất nhiều, thầy ạ. Dù đã xa thầy năm năm trời nhưng con vẫn nhớ hình ảnh của thầy. Dừơng như hình bóng của dịu hiền của thầy đã khắc mãi vào trái tim con. Nó an ủi, khuyến khích và giúp con cố gắng vưon lên trong học tập. Nó giúp con tự tin tiến về con đừơng và tương lai ở phía trứơc. Tất cả là nhờ thầy, nhờ ngừoi thầy dịu hiền. Thầy ơi, thầy chẳng khác gì ngừoi cha, luôn ân cần chăm sóc con. Công ơn này mãi mãi con không thể trả được hết. Dù đến chân trời góc biển nào đi chăng nữa, con vẫn luôn nhớ đến thầy, nhớ đến ngừoi thầy mà con vô cùng yêu mến.
Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010
Giải mã 7 cử chỉ phổ biến nhất (Bee.Net.vn)
Mời bạn vào đây!!!
Y học thuờng thức: Tự điển Y Khoa (ST: Đạt k8)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)