Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

VUI LÒNG CHUYỂN TIẾP CẢNH BÁO NÀY VỚI GIA ĐÌNH, BẠN BÈ!


Bạn nên cảnh giác: Không mở bất kỳ thông báo với một tập tin đính kèm quyền BƯU THIẾP * FROM *HALLMARK, bất kể là aiĐó là một virus sẽ mở ra * cho hình ảnh BƯU THIẾP, * 'đốt cháy' toàn bộ đĩa cứng C của máy tính của bạn.

Nhật kí hành trình Về lại Quế Lâm: Ngày 1/12 (Ảnh: Lưu Đào)

Sáng 1/12, tôi và anh Cao đến đón đoàn khách Nguyễn Văn Trỗi. Tay bắt mặt mừng gặp lại bạn cũ đã mấy năm xa. Sau đó là chuyến thăm trường Đào tạo nghề du lịch, đơn vị quản lí khuôn viên của trường Trung học số 1 năm xưa, sát với chân núi Ốc ở Xuyên Sơn. Đoàn còn trở lại thăm Tiểu Đông Giang phía cổng sau và thăm nhà thầy hiệu trưởng Lăng Hán Dân (đồng nghiệp thời Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh).
Lưu Đào, Cao đón đoàn tại KS Tiêu Quan Quang.

Phút thứ 89

Làm nhà, từ phần móng đến khi lên từng tầng đều làm lễ xin phép thổ thần, thổ địa, thổ công, long mạch... Có lẽ các cụ thương nên mọi sự chót lọt. Ngày cuối, giục nhà thầu đến hoàn tất, chú Chiến thợ cả tay nghề cao được cử đến. Còn trẻ nhưng chăm chỉ, làm ra làm chơi ra chơi.
Phải lợp tole sáng che phần đất của nhà bị quy hoạch treo: nằm trong "lộ giới chờ" (ôi, VN!). Từ sáng cháu Chiến leo lên mái lọ mọ làm 1 mình, kéo chỉnh foam (vật liệu chống nóng), trong khi cậu thợ phụ đang lo phần hồ. Bỗng nghe cái soạt, quay lại thấy thằng cháu với tay nắm lấy xà gồ, treo thân được chừng phần nghìn giây rồi như 1 tấm phản nghiêng 15 độ rơi cái uỵch, mông xuống trứơc, đến lưng rồi đầu đập xuống nghe cái "bốp". Có cháu thợ điện đứng ngay dưới bị sạt qua đầu. Trời lộ ra khoảng sáng. Chạy tới thấy cháu mặt trắng bệch. May có cái mũ bảo hiểm nên đầu không bị sao. Cô thợ hồ chạy tới, tháo mũ bảo hiểm, lấy nón quạt cho thoáng gió. Cho cháu nằm 1 lúc thật tỉnh mới đỡ dậy: "Đau lưng không? Đầu có sao?". Thấy Chiến lắc đầu. Ngay lập tức anh bán mì Quảng, chị bán bánh cuốn, cô bán bánh ít mang lại cho li nước chanh, li nước chè đường, hộp dầu gió; người hỏi thăm chia sẻ. (Đúng là lúc hoạn nạn mới hiểu lòng thế gian. Xóm nghèo quanh nhà tôi thế đấy). Ngồi cả tiếng thì tỉnh hẳn, Chiến đòi leo lên mái làm tiếp.
Nhờ Trời, nhờ Phật, nhờ ông bà mà Chiến và cả vợ chồng nhà tôi thoát nạn. Làm xong cái nhà mà không "đổ máu" thật là may. Nghĩ lại thì đúng là càng  gần thắng lợi càng nhiều gian nan. Trưa thấy Chiến đi ăn cơm về, ngồi xòe với anh em, trêu cháu: "Số mày hôm nay hên, tiền lại về hết cháu đấy!".

Tập ảnh Nghệ Sĩ 73 (Nhựt báo Trắng Đen) Sài Gòn (ST: Đạt)




Giải Hòa bình Khổng Tử (Huỳnh Văn Úc)



Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà tư tưởng, nhà triết học có ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa các nước Đông Á. Triết học của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các tác phẩm ông để lại cho đời như Luận Ngữ, Ngũ Kinh được truyền tụng như là giáo lý của một tôn giáo-Khổng giáo. Người đời sau tôn ông là “Vạn thế Sư biểu”- Bậc thầy của muôn đời. Tư Mã Thiên đã nói về Khổng Tử như sau: “Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển nhưng chết đi là hết. Khổng Tử là một người áo vải nhưng các học giả cũng như thiên tử, vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi ông là bậc Chí Thánh vậy”.