Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Vài dòng từ Đức (Trần Đình Ngân)

Tháng 10 sắp qua rồi! Mong khách Việt nam mà chẳng có tin gi!
Berlin vào Thu. Trời không đẹp như mọi năm. Mưa suốt tuần nay. Tuyết năm nay muộn.
Những khu hội chợ Bia tháng 10 mọc khắp các quảng trường và trung tâm hội chợ đã tan và thu lại để chuẩn bị đón Giáng sinh. Các cửa hàng đã bày bán quần áo cho Lễ hóa trang (31-10) và đồ chơi cho Giáng sinh.
Vùng München ( Nam Đức) và miền Trung Đức như Sachsen-Thüringen ( Dresden, Leipzig ) đang trong vấn nạn đón tiếp khách tỵ nạn Trung đông. Người dân Đức, vài ba nhóm hoan hô , năm ba nhóm lạnh nhạt!  
Khách tỵ nạn của Đức đợt này khác hẳn những đợt trước ( thời Consovo-Nam tư). Đoàn người trai trẻ, sung sức cứ mỗi chàng trai lại đèo bế theo một đứa trẻ (cho dễ làm thủ tục tiếp nhận), không thấy bóng người già, rất ít phụ nữ... không thấy đem theo các loại ba lô, quần áo lỉnh kỉnh mà nhẹ tênh, trang phục toàn hàng hiệu. Từng tốp tràn vào các cửa hàng lùng mua iPas S5 S6. 
(Nước Đức đang trong đợt tuyển chọn một thế hệ lao công, nhân lực mới sau thời kỳ khủng hoảng thiếu lao động nặng nhọc!).

Mấy ngày này, nhiều đàn anh ra đi

Trần Đình Ngân, Thừa Bảng, Vạn lý Trường thành 2004.
Cách đây hơn tuần, ra HN thì biết tin anh Trần Thắng Lợi - con cụ Trần Duy Hưng, cựu học viên k1 Đại học KTQS - mất sau thời gian chịu đựng bệnh tật dày vò. Trưa nay lại được anh Phương (con chú Nhất, Đài Tiếng nói VN) báo tin: anh Nguyễn Thừa Bảng, dân Quế Lâm 1953-57, mất vì tai biến.
Hai anh đều gần gũi với tôi. Anh Lợi cho đến mấy năm gần đây, có tin gì vui, buồn đều nhắn qua lại cho nhau. Anh đau cột sống, từng sang Côn Minh chữa trị. Chắc cái bệnh này dày vò anh.
Còn anh Bảng làm Lãnh sự, ngày tôi ở Ba-lan, dễ cũng đã gần 25 năm. Nghe kể anh dạo này yêu đời lắm, còn chơi oọc, sáng tác nhạc. Vậy mà...
Cuộc đời, đến đoạn này chả biết thế nào!

Vòng quanh thành phố

Tôn Gia Quý về HN chịu tang mẹ rồi vào SG thắp hương cho bố vợ (cụ mất tháng 9 rồi).
Sáng nay, ngồi cà phê ở GTQ 92 Yên Thế với các anh Dương Minh, Tuấn Linh tới 9g thì đưa ông bạn đến thắp hương cho anh Chí Nhân k3 - chiến hữu cùng sư đoàn. Con trai anh Nhân ở nhà tiếp chú Quý.
Bên bạn hiền.

Thắp hương cho Chí Nhân.

Sau đó, vòng xe theo đại lộ Võ Văn Kiệt cho Quý thấy diện mạo mới của TP rồi chui hầm Thủ Thiêm sang Q2. Qua Ngô Tất Tố, khu gia bình của Ba Son ở, hỏi Quý:
- Ông có còn nhớ ông Phạm Tiến Xã bị Tây đuổi về?
- Có chứ, ông ấy bắng nhắng và có bộ răng bị vàng vì uống nhiều kháng sinh? - Quý nhanh nhảu trả lời.
- Hồi đó, ở quê nghèo thấy mồ, làm gì có kháng sinh để uống?
- Ấy là nói vậy cho có đẳng cấp, chứ thực ra vì quê ông ấy Hà Nam Ninh, đất chiêm trũng, phèn nhiều nên...
- Ừ, ông Xã cũng hai 50 rồi. Thế còn ông Hà Đình Phi?
- Ông này dân Quảng Bình, to khỏe, mắt bị kéo mộng.
Phải nói là rất phục trí nhớ của hắn.









Hình như thu đã về…

“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…”. Mỗi khi giai điệu nhẹ nhàng ấy ngân lên, lòng tôi lại nao nao một nỗi niềm nhớ nhung, yêu mến cái sắc thu ngọt ngào, dịu nhẹ nơi những con ngõ nhỏ, những ngóc ngách quen thuộc của Hà Nội tôi…

Thu Hà Nội… Nhẹ lắm… Nhẹ nhàng như không thể nhận ra, thoáng lãng đãng như sương sớm, nhưng rồi lại cũng dễ cảm nhận vì cái lạnh bất chợt, se se một chút rồi sau đó là nắng chao chát ban trưa, hăng nồng ban xế, ngột ngạt khi chiều dần tắt. 
Để rồi sớm mai thức giấc, đón nhận những cơn gió đầu mùa hanh hao, ngắm nhìn thành phố giữa sương giăng mờ mờ, ta mới chợt nhận ra thu đã về trên đường phố Hà Nội.
Mùa thu nơi thành phố đẹp đến lạ lùng, bình yên đến lạ lùng! Cảm nhận đầu tiên sau cơn gió chớm thu là những nồng nàn hoa sữa. Hoa sữa thơm ngào ngạt, thơm ngây ngất, say mê mà vẫn mang lại cho ta một điều gì đó thật mong manh, tinh khiết. 

10 hàng bánh mì ngon nức tiếng ở Hà Nội

Cũng giống như Sài Gòn hay Hội An, Hà Nội cũng có rất nhiều hàng bánh mì ngon nổi tiếng, với đủ mức giá từ bình dân đến đắt xắt ra miếng.

Bánh mì Nguyên Sinh
Nguyên Sinh là một thương hiệu rất lâu đời, thậm chí "tiền thân" của nó có từ thời Pháp thuộc và là một trong những nhà hàng đồ Tây đầu tiên do người Việt mở ra ở Hà Nội. Một phần bánh mì ở Nguyên Sinh gồm đến 10 loại đồ ăn đi kèm với đủ loại pa tê gan, thịt xông khói, xúc xích... do nhà hàng tự chế biến theo công thức gia truyền nên rất thơm, có vị đặc trưng riêng, dù là người khó tính cũng phải gật gù. Bánh mì ngon, chất nhưng giá cả ở đây không rẻ, bạn sẽ phải chi 80.000 đồng cho một phần bánh mì ở đây.
bánh mì, bánh mì Hà Nội