Dự kiến ngày 27/3/2011 sẽ khai trương "Galery số 8". Địa chỉ này từ nay sẽ là nơi tổ chức các triển lãm nghệ thuật hội họa tư nhân, các sự kiện văn hóa... Và hôm khai trương sẽ ra mắt cuốn sách "Họa sĩ tranh lụa VN Nguyên Phan Chánh".
Đồng tổ chức là nhóm Trần Hậu Tuấn, Phạm Thị Vượng và bè bạn. Phạm Thị Vượng là 1 doanh nhân gốc HN, vợ lính Trỗi, chuyên may mặc xuất khẩu.
Còn về Trần Hậu Tuấn có thể tóm tắt vài nét: sinh 1956, dân Viện 108 HN, bạn của Trỗi, từng tốt nghiệp Đại học TDTT Từ Sơn (1980) chuyên ngành bóng đá, từng là huấn luyện viên đội bóng Công nghiệp Thực phẩm, CA TPHCM, đam mê võ thuật và hội họa - là võ sư Vịnh Xuân và nhà sưu tập tranh với nhiều tác phẩm quý, hiếm của các họa sĩ lão thành "Sáng, Nghiêm, Liên, Phái"... và nhiều họa sĩ đương đại.
Xin giới thiệu bài viết về Tuấn "khàn"!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011
Khai trương Galery số 8 Phùng Khắc Khoan, Q1, TPHCM
HLV Calisto chia tay VN (Bee)
Mời đọc tại đây!!!
Có 1 thư viện ở Yên Đổ
Anh Vương, xưa là "quan tỉnh" Hà Nam, đến tuổi hưu thì về quê nhận chân Chủ tịch Hội Khuyến học Bình Lục - cái huyện đồng chiêm trũng "9 củ thành 10" quê tôi. "Về nghỉ nhưng có việc làm là tốt. Không thì... chết sớm. Anh đi vận động ủng hộ Quỹ Khuyến học, giúp con cháu quê ta hiếu học nhưng còn nghèo...".
Hôm rồi qua nhà, anh mời về dự Đại hội Khuyến học và xin sách về xây dựng Thư viện ở đúng xã Yên Đổ, quê hương cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tam Nguyên Yên Đổ. Ủng hộ ngay.
Hôm qua anh gọi vào: "Thư viện đặt ngay cạnh chùa, có tới 3000 đầu sách rồi, em ạ. Hôm 13/3 này họp Hội đồng hương Bình Lục, nhờ em phát động mọi người góp sách cho thư viện". Tôi xung phong ngay và nhận làm đầu mối.
Nói thật, có về quê mới hay, xã nào có được cái thư viện là ghê gớm lắm. (Vì hầu như không!). Bà con, các cháu làm gì có nơi, có sách báo để đọc. Xưa, lâu lâu lại gửi tạp chí Xưa và Nay về thôn. Các cụ mừng bắng chết và cảm ơn hoài.
Giá như bà con đi làm ăn xa, có thu nhập, mà gửi sách không dùng về cho thư viện quê mình thì quả là việc làm rất tốt! Cái đó cũng ý nghĩa chả kém gì tiền.
Hôm rồi qua nhà, anh mời về dự Đại hội Khuyến học và xin sách về xây dựng Thư viện ở đúng xã Yên Đổ, quê hương cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tam Nguyên Yên Đổ. Ủng hộ ngay.
Hôm qua anh gọi vào: "Thư viện đặt ngay cạnh chùa, có tới 3000 đầu sách rồi, em ạ. Hôm 13/3 này họp Hội đồng hương Bình Lục, nhờ em phát động mọi người góp sách cho thư viện". Tôi xung phong ngay và nhận làm đầu mối.
Nói thật, có về quê mới hay, xã nào có được cái thư viện là ghê gớm lắm. (Vì hầu như không!). Bà con, các cháu làm gì có nơi, có sách báo để đọc. Xưa, lâu lâu lại gửi tạp chí Xưa và Nay về thôn. Các cụ mừng bắng chết và cảm ơn hoài.
Giá như bà con đi làm ăn xa, có thu nhập, mà gửi sách không dùng về cho thư viện quê mình thì quả là việc làm rất tốt! Cái đó cũng ý nghĩa chả kém gì tiền.
Cháu nội Lưu Chủ tịch (tiếp theo và hết)
C/ Thân phận “thằng khờ” ở Sứ quán Trung Quốc tại Matxcơva
Sa giãi bày: “Bây giờ ở Nga, tôi không còn mấy người thân. Họ ở TQ phần lớn”. Nhiều năm trước, ông bà ngoại và mẹ lần lượt qua đời. Chị lấy chồng Nga và định cư tại Mỹ. 10 năm người thân li tán, sau cùng Sa quyết định về TQ.
Lưu Giao Sa |
Sa viết một bức thư xúc động gửi bà nội Vương Quang Mỹ, nói là muốn xin về nơi bố công tác trước đây. Bà Vương cũng muốn có 2 người cháu Tô Tô và Liêu Liêu của chồng (Lưu Thiếu Kỳ) bên cạnh. Nhờ sự giúp đỡ của bà Vương mà sự việc có thuận lợi
Năm 1998, kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, TQ mời Sa tham gia ban chuẩn bị. Nhưng gặp trở ngại, do anh có hơn 20 năm công tác cơ mật trong quân đội LX. Qui định là phải từ nhiệm 3 năm trở lên mới được ra nước ngoài. Điều này gây bức xúc cho Sa. Sa đặt vấn đề khá gay gắt, đó là kháng nghị “Vi phạm quyền tư do thông tin của công dân”. Nhưng tất cả đều thất bại. Anh quyết định nghỉ việc.
Tội không nghe lời (Đạt k8)
Bà chủ nhà dặn người thợ sửa điện: “Tôi sẽ để chìa khóa dưới thảm chùi chân. Anh sửa máy xong để hóa đơn lên kệ bếp giúp tôi. À, anh đừng ngại con chó béc-giê. Nó sẽ không làm phiền anh đâu. Nhưng anh đừng nói bất cứ chuyện gì với con vẹt.
Nhớ nhé, KHÔNG ĐƯỢC NÓI GÌ VỚI CON VẸT!!!!!!”.
Hôm sau, người thợ tới và thấy một con chó rất to. Nhưng như bà chủ đã nói, con chó chỉ nằm xem anh ta làm việc. Còn con vẹt lại liên tục chửi rủa la hét khiến anh ta phát điên. Cuối cùng, không chịu được nữa, anh ta hét lên:
– CÂM MỒM ĐI CON VẸT NGU NGỐC KIA!!!!!
Con vẹt bèn nói:
– Xử nó đi, chó!
Nhớ nhé, KHÔNG ĐƯỢC NÓI GÌ VỚI CON VẸT!!!!!!”.
Hôm sau, người thợ tới và thấy một con chó rất to. Nhưng như bà chủ đã nói, con chó chỉ nằm xem anh ta làm việc. Còn con vẹt lại liên tục chửi rủa la hét khiến anh ta phát điên. Cuối cùng, không chịu được nữa, anh ta hét lên:
– CÂM MỒM ĐI CON VẸT NGU NGỐC KIA!!!!!
Con vẹt bèn nói:
– Xử nó đi, chó!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)