Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Hoàng Văn Thái - vị tướng Văn, Võ song toàn

"Phất cờ Nam tiến" là một bài hát được sử dụng làm hiệu ca của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Sau đó được dùng phổ biến trong Cách mạng tháng 8 cũng như Phong trào Nam tiến 1945-1946. 
Sáng 22/12/1944 tại rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng. Ông Giáp đứng  trước
hàng quân tuyên bố thành lập VNTTGPQ, ông Thái là người đội mũ nồi đen, cầm cờ.
Từ năm 1960 đến 1975, bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu của Chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân Việt Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tác giả của bài hát là một đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hoàng Văn Thái, người về sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 
Mời cùng nghe bài hát "Phất cờ Nam tiếncủa cố đại tướng Hoàng Văn Thái.

Trung tướng Nguyễn Bình, vị tướng hảo hớn

Mời đọc!

Hình ảnh Ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 (ST: Đạt)

Một cảnh tượng trái ngược diễn ra trên cây cầu Long Biên lịch sử: một bên cầu là lực lượng viễn chinh Pháp thất thểu rút lui, bên kia là đoàn quân Việt Minh hùng dũng tiến vào Hà Nội…

Hình ảnh được giới thiệu trên trang Delcampe.fr.


Phố Hàng Đào vắng lặng vì lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô.

Tham nhũng tương lai (ST)

TÌNH THÀY TRÒ (Khánh Tường)

Ngày 20-12, tôi đang chợp mắt giấc ngủ trưa thì bà xã đánh thức: “Anh dậy đi, con anh đến kìa’. Lạ thật, không bao giờ con tôi đến mà vợ tôi đánh thức cả. Tôi lồm cồm bò dậy, trong chớp mắt biết “con” là ai. Dòm qua khe kính, thấy Minh “ngoẹo”.
-         Con!
Thày trò ôm nhau.
Nhìn ra đường, Hoài Nam nổ máy xe. Tôi ngạc nhiên:
-         Nam đi đâu vậy?
-         Nó đi mua bánh mỳ, thày ạ. - Minh lễ phép.
Các em bày ra đủ: 3 chai Vodka Putinka và đồ nhậu đồng bộ.
Cách đây 3 ngày, Hoài Nam đã ghé, nhân 70 năm QĐ, 50 năm thày nhập ngũ và 37 năm thày đón lũ nhỏ ở ga Bằng Tường. Nhưng bữa đó Nam chỉ uống với thày 3 ly rồi đi và hẹn sẽ đến sau. Và hôm nay…
Ba thày trò vui quá là vui. Bà xã nhà tôi đã quen với học sinh của chồng: Dù lớn tuồi (khóa trên khóa 7) và có râu (như Long Giun) thì vẫn “cô” - “con” ngon lành.
Trong bữa cơm thân mật, người bị la nhiều nhất là Hồng Minh, vì Minh có một thói quen “phi khoa học”: UỐNG KHÔNG ĂN!
Tôi nói:
-Cách đây gần 50 năm, thày nói, em vâng lời. Nên lớp 10 có điểm 10 văn khi ra trường dân sự. Nay thày nói, em phải nghe: “Vừa uống vừa ăn” - Đó là khoa học -  đó là tự bảo vệ.Thày trò uống chưa hết 2 chai thì ngừng, hẹn "các con" K7 và các em Trỗi trước hoặc sau tết Ất Mùi.

(Thày Trọng)

Mỗi ngày... (ST: Đoàn Mạnh Thanh)

- Mỗi ngày tôi chọn 1 điều khôn
Tương ớt không cay sao đút vào mồm?
- Mỗi ngày tôi chọn 1 điều ngu
Tự búng con cu rồi khóc 1 mình
- Mỗi ngày tôi chọn 1 người xinh
Ngồi ngắm dung nhan lại thấy rùng mình
- Mỗi ngày tôi chọn 1 người tình
Nằm mãi không lên lại tự trách mình... hẩm hiu!

Thượng tướng Chu Văn Tấn, tôi rất kính trọng và biết ơn! (Kim Sơn)

Tướng Chu Văn Tấn
(1910 - 1984)
Đầu tháng 8/1944, Đội du kích Tam Đảo, Quân Chu (sau này phát triển thành trung đội Việt Nam giải phóng quân Phạm Hồng Thái) của chúng tôi có vinh dự được đón “một đồng chí thượng cấp của đoàn thể” đến thăm. Đó là đồng chí Tân Hồng, cùng đi còn có 2 đồng chí Chu Phóng và Hà Châm. Sau này tôi mới biết đồng chí Tân Hồng còn có tên khác: Ba – tên bố mẹ đặt, tên Chu Hữu Quang, Chu Văn Tấn, Tân Hồng là những tên khi đi hoạt động bí mật.
Là “thượng cấp” nhưng đồng chí đến làm việc với chỉ huy đơn vị chúng tôi với một tác phong vô cùng bình dị; cùng ăn những bữa cơm thật đạm bạc với măng chua, rau rừng, (có bữa phải ăn cháo loãng nấu từ bột đao rừng giã ra hoặc chia nhau những củ sắn luộc, sắn lùi); cùng ngủ với chúng tôi trên sàn nứa không có manh chiếu trong cái lán trống tuềnh toàng giữa rừng sâu. 



Có một vị tướng như thế (Tiền Phong Online)

Lưỡng quốc Tướng quân
Nguyễn Sơn - Hồng Thủy

TP - Quê làng Kiêu Kỵ ven Hà Nội, 49 tuổi đời, 33 năm đi làm cách mạng, tới 28 năm là tướng công thần lập nước Trung Hoa mới. Chỉ 5 năm làm “Tướng Cụ Hồ”.

Vậy mà trong lòng dân, con người Khu trưởng Nguyễn Sơn thành huyền thoại, sáng mãi niềm tự hào dân tộc.
Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác, sinh  năm 1908. Học trường với con Tây, cùng học trò gia đình theo đạo Thiên chúa... 15 tuổi Vũ Nguyên Bác đã vào “hội kín”.
Gia nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Được người của Nguyễn Ái Quốc đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học lớp “Chính trị đặc biệt”. Tiếp đó lại được chính thầy Lý Thụy (Bác Hồ) chọn, giới thiệu vào Trường Võ bị Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn.








Những bức ảnh đẹp về SG (ST: Đạt)

Trong chuyến đi Sài Gòn năm 1970, nhiếp ảnh gia người Mỹ Jerry Bosworth đã ghi lại những hình ảnh để đời ở thành phố này.

Những đứa trẻ có tuổi thơ gắn với vỉa hè Sài Gòn.

Tấm lòng người mẹ (Quang Việt)

          Kính tặng người phụ nữ đáng kính*, đã nhiều năm đan áo len gửi cho lũ trẻ vùng cao

Những tấm áo len
Mẹ ngồi mẹ đan qua ngày này tháng khác.
Mấy đồng tiền lương hưu chiu chắt,
Mẹ mua len về,
Cần mẫn ngồi đan…

Ảnh đẹp!

10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI (ST: Đạt)

Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng.
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến
mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau cỏ và trái cây,không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu. Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của  những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau.