Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

TÔI VÀ NHÀ SƯ TRỤ TRÌ CHÙA BỒ ĐỀ (Đào Duy)

Sáng đọc báo mạng. Vào Vnexpress tôi thấy tấm hình người chị họ đang bế một đứa trẻ, phía dưới là hàng chữ: Sư thầy Thích Đàm Lan trụ trì chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội với những mảnh đời bất hạnh.

Tôi và nhà sư có họ hàng gần với nhau, ngoài đời tôi phải gọi nhà sư bằng chị. Khi còn nhỏ, năm 1964–65 sơ tán về quê, quãng thời gian trước khi lên trường Trỗi, thỉnh thoảng tôi có tới nhà chị chơi. Gia đình chị là một gia đình đặc biệt. Bố mẹ chị là Việt kiều Tân Đảo về nước đầu những năm 60, là gia đình duy nhất trong làng, trong tổng không vào hợp tác xã. Bố mẹ chị làm thợ may tại nhà. Hồi đó không vào hợp tác xã mà trong nhà có mấy chiếc xe đạp Pơ-giô và máy may cùng vài ba con trâu là “to” chuyện lắm. Nhưng sao tôi thấy chính quyền chả đả động gì tới gia đình chị, hay là họ không thèm chấp với lũ theo đuôi “tư bản giãy chết” ở nước ngoài về nước tìm đất sống?


Vì sao dân Nhật kính nể Putin? (ST: QgV)

Mời đọc!

Tư tưởng phát xít và Quyền tự do cá nhân?

Mời đọc!

Vì sao xứ mình nhiều người có sỏi? (ST: Trọng Bảo)

Số người đang vướng một vài viên sỏi đâu đó trong đường tiết niệu, từ bể thận xuống đến bàng quang, ở xứ mình rõ ràng cao hơn rất nhiều so với thống kê ở các quốc gia khác. Đáng nói hơn là khi số bệnh nhân này còn trẻ, bao gồm cả nữ giới, nghĩa là nhóm đối tượng trước đây ít bệnh. Số người này đang tăng rất nhanh nếu so với thống kê từ thập niên trước đây.

Nếu tưởng họa trên trời rơi xuống thì sai. Tạp chất trong dòng nước tiểu muốn kết tủa cần một số điều kiện thuận lợi, chẳng hạn:
- Lượng nước tiểu quá ít khiến thành phần của nó trở nên đậm đặc.
- Thời gian nước tiểu lưu lại trong dòng tiết niệu quá lâu.
- Hàm lượng tạp chất quá cao, trong đó có các chất đòn bẩy như canxi, oxalate, urat...