Đã có tin bài về vụ này, nhưng ảnh thì chưa. Thôi thì nhặt vài ảnh cho mọi người thuởng thức cái không khí đầy tình thầy trò, đầy tình bạn hữu, đồng nghiệp của NSUT DMĐ.
- Thầy cùng trò hát vang.
- Bạn của thầy (Bắc "cóc" và Thuận "tu khi") thấy dzui quá cũng dzô!
- Thuận hỏi chú Hà Trọng Hoà: "Tuởng em "vào trại" rồi?". "Vào rồi phải ra, chứ anh!".
- Hai ca sĩ này có áo phông in "hơi bị đẹp"!
- Có Binh nhì Phê-đô từ SG ra, bác Ngân từ "bển" về... nhưng sao lại thấy DMĐ... buồn hay quá "sưa"??? Nghe nói sau 12g đêm thầy trò còn kéo lên Tạ Hiền uống hết 1 thùng bia nữa. Khiếp!
Bài đăng Phổ biến
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Lỡ làng (Ngô Hạnh)
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- Tin nhanh: Bệnh tình của Sơn (Quang Việt)
- Quà 8/3: Bộ ngực tự nhiên đẹp nhất thế giới
Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010
Giới thiệu về Phật Sơn, quê hương Cao
Quê tôi ở Phật Sơn, đất tổ của môn phái Vĩnh Xuân Quyền, thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Quảng Châu 40km.
Cũng như ở làng quê VN, quê tôi còn giữ được nhiều kiến trúc cổ cùng những cây cổ thụ đầu làng.
Cũng như ở làng quê VN, quê tôi còn giữ được nhiều kiến trúc cổ cùng những cây cổ thụ đầu làng.
Ở VN, bàn thờ cha mẹ đặt ở nhà bác truởng, còn ở Quảng Đông thờ, kị ở nhà thờ họ. Nhà thờ rất lớn, đuợc là nơi tổ chức cuộc gặp mặt dòng tộc hàng năm, thậm chí cả tổ chức cưới xin con cháu trong họ. Những ngày ấy, bà con ở khắp nơi kéo về. Đông vui, nhộn nhịp.
Ngày còn khỏe, ba mẹ tôi vẫn vể dự những buổi họp dòng tộc hàng năm.
Vì là con trưởng, như ở VN, tôi phải về quê sống. Ba mẹ và các em vẫn sống ở Quế Lâm. Tôi yêu quê tôi. Đây là cảnh bà con quê tôi ngồi xem Kinh Kịch.
Các bạn Trỗi có dịp sang Quảng Châu, có thời gian tôi sẽ đưa về thăm quê tôi.
Trận túc cầu sau mấy tháng xa
Ra HN đã hơn 2 tuần. Bận túi bụi vì nhiều việc, chiều qua mới ra sân chơi cùng anh em. Ngoài anh em Trỗi, đồng đội ở HVKTQS thì đội bóng Những Người Bạn cũng là nơi chia sẻ với tôi. Nhiều đàn anh, bạn bè, các em với phân nửa là lính Trỗi (mà Thắng “hói” k7 là Chủ tịch).
Khổ cái, đêm truớc bị cảm hàn, “chạy” liên tục - “15’/phát”. Lâu lắm mới bị trận như thế. Chiều ra sân, mọi người bảo “trông hốc hác”. Với chân tiền đạo cắm, đựoc Hùng, Dũng luôn “bơm” bóng. Khoảng phút thứ 15, đón đường chuyền từ tuyến sau, tôi sút chân trái, bóng trúng tay thủ môn Tiến “già” bật ra, nhưng lại đúng tầm chân phải. Co chân sút mu, bóng đập vào Tiến, bật vào gôn. Anh em đội nhà mừng vui, bắt tay chúc mừng túi bụi.
Tuy hơi mệt nhưng cố di chuyển. Quả thứ 2, cũng từ 1 đuờng chuyền của Long “kều”, tôi nhanh chân chọc mũi giày, bóng bất ngờ lướt qua trung vệ, qua thủ môn vào lưới. (Chắc cũng chỉ là “chó ngáp”. Dưng cơ mà số nó thế!).
Đội bạn cố ghi bàn danh dự mà không thể. Sau, Long nhận đuợc bóng, lao vào như tên bắn và sút sệt, ghi bàn thứ 3. Cũng có mấy cơ hội nhưng phải “tránh” vì có luật ai làm “tơ-roa dem” là phải chiêu đãi anh em(!!!).
Sau trận, ra Tao Ngộ Quán uống bia. Chỉ dám tu 1 chai La Vie vì bụng dạ còn yếu. Chú em Tuấn Leckov k10 HV đang ngồi ở Nam Long 34 Điện Biên, nghe tin ông anh phọt phẹt thì phone tới: “Anh ơi đã khô… rồi thì lại đây “nháp” cho lễ hội k10”. Muốn lắm nhưng phải “mũi né”.
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
Bác Quỳnh
Là Chính uỷ của nhà truờng suốt 5 năm liền (1965-1970), bác phải gánh chịu nhiều vất vả với bọn trẻ chúng ta. Sau khi trường giải thể, bác về TCCT, quản lí doanh trại. Năm 1977, 78, trong đợt di dời kho đạn ở đầu Lý Nam Đế đã xảy ra nổ, làm chết không ít người. Là cán bộ lãnh đạo, bác phải chịu kỉ luật. Nghe tin ấy, ai cũng thuơng bác. Số phận bác thật trớ trêu.
Ấy vậy, bác vẫn lạc quan sống. Khi làm Tập 2, đến thăm bác, xin bài viết. Bác đã kể cho nghe nhiều điều mới lạ. Bác cố gắng sống để dự 40 năm truờng Trỗi. Vậy mà ngày 2/9/2005, bác đã đi.
Hôm rồi cùng Cao tới thắp huơng cho bác, chúng tôi đuợc xem 1 bức tranh sơn dầu, chân dung bác. Em Nga nói, đây là tranh của 1 họa sĩ bạn, người Tây Ban Nha, vẽ.
Ngắm bức tranh như thấy hết đuợc con người bác, vị Chính uỷ đáng kính!
Vài nét chấm phá trong ngày Hội truờng
Này là đội ngũ phóng viên chuyên và không chuyên đang tác nghiệp. ĐHSPQT cử hẳn truởng bộ môn Tuyên truyền giáo dục đi làm tin.
Những ngày ở VN của các bạn Y Trung
Như tin đã đưa trên vnweblogs, ngày 17/10, chúng tôi đưa các bạn đi chơi Vĩnh Yên - nơi nhiều học sinh truờng ta tiếp tục học tập để trở thành sĩ quan, kĩ sư.
Điểm dừng đầu tiên là cổng Bảo Sơn - nơi mà chú lính nào nhập truờng cũng phải qua. Trời mưa, nhưng mọi người hồ hởi hứng mưa, chụp ảnh. Sau đó lên thăm đồi Tỉnh uỷ nơi ông Bí thư Kim Ngọc dám "phá rào" làm khoán quản. Bạn biết Bác Hồ cũng hay về đây.
Địa chỉ dừng khá lâu là nhà bà chị VN anh hùng Nguyễn Thị Thiện, người có công che giấu, đùm bọc, san sẻ cơm áo cho nhiều bộ đội Quân sự. Chị vui như có các em ở xa về. Mọi nguời phải "ăn bệt" theo kiểu nông thôn VN. Tốp ca nữ còn hát các bài thời chống Mỹ.
Chiều về, qua Xi hú (hồ Tây) cho mọi người chụp ảnh, lấy không khí của 1000 năm Thăng Long.
Tối đến thắp huơng cho Chính uỷ Quỳnh. Cao cứ trăn trở mãi vì không thấy chị em Nga, con bác Quỳnh có mặt. Hoá ra các em đi công tác mời về. Cao thật tình nghĩa.
Sớm hôm sau, anh cùng chị Niệm về lại QL.
Điểm dừng đầu tiên là cổng Bảo Sơn - nơi mà chú lính nào nhập truờng cũng phải qua. Trời mưa, nhưng mọi người hồ hởi hứng mưa, chụp ảnh. Sau đó lên thăm đồi Tỉnh uỷ nơi ông Bí thư Kim Ngọc dám "phá rào" làm khoán quản. Bạn biết Bác Hồ cũng hay về đây.
Địa chỉ dừng khá lâu là nhà bà chị VN anh hùng Nguyễn Thị Thiện, người có công che giấu, đùm bọc, san sẻ cơm áo cho nhiều bộ đội Quân sự. Chị vui như có các em ở xa về. Mọi nguời phải "ăn bệt" theo kiểu nông thôn VN. Tốp ca nữ còn hát các bài thời chống Mỹ.
Chiều về, qua Xi hú (hồ Tây) cho mọi người chụp ảnh, lấy không khí của 1000 năm Thăng Long.
Tối đến thắp huơng cho Chính uỷ Quỳnh. Cao cứ trăn trở mãi vì không thấy chị em Nga, con bác Quỳnh có mặt. Hoá ra các em đi công tác mời về. Cao thật tình nghĩa.
Sớm hôm sau, anh cùng chị Niệm về lại QL.
HN mấy ngày này
Gió mùa về. Sáng dậy thấy lạnh, phải mặc thêm áo đơn áo kép. Trưa hửng nắng đuợc chút rồi trời lại âm u. Ngoài đừơng chị em đã diện đồ đông. Trên VOV Giao thông thì luôn dặn, bà con ăn mặc cẩn thận kẻo che mất tầm kiểm soát.
Tiếng động cơ xe máy, ôtô chạy ngoài phố vọng vào, rì rì. Phố xá đông đúc quá. Không biết bao giờ mới trở lại cảnh ngày xưa, phố xá sạch sẽ, vắng vẻ, thanh thoát? Người già hay nhớ về ngày xưa là thế!
Tiếng động cơ xe máy, ôtô chạy ngoài phố vọng vào, rì rì. Phố xá đông đúc quá. Không biết bao giờ mới trở lại cảnh ngày xưa, phố xá sạch sẽ, vắng vẻ, thanh thoát? Người già hay nhớ về ngày xưa là thế!
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010
Hãy nghe "Avè Maria" (Schubert)
Mời các bạn vào đây thuởng thức!!!
Bạn Y Trung trong ngày Hội truờng 16/10
Thật cảm động khi Cao "tư lệnh", chị Niệm và Mã Quân sang dự Hội truờng ở HN. Quá là tình là nghĩa! Các bạn bỏ tiền túi ra đi du lịch sang ta. Khi về, Cao đã gửi ảnh cho chúng ta. Mời các bạn cùng xem!
- Các bạn TQ cùng Tuớng Ba Kiên và Truởng ban Bùi Vinh.
- Chị Đàm (ĐHSPQT) và anh Cao trao quà lưu Niệm. Quà của Cao là cuốn "Sống Như Anh" (tiếng Trung) đã giữ suốt 40 năm qua.
- Giám đốc Nhà kỷ niệm các truờng học VN tại QL Nguyễn Trung Nguyên cùng Tuớng Ba Kiên.
- Bên ngoài hội truờng. Em Thuý (con thầy Hiệu trửong Tuấn) cùng các anh k5: Cả Phát, Phan Hoài Lưu và Thúc Minh với anh Cao.
- Tùng Sơn k5, anh Lữ Thái k3 cùng 3 cựu học sinh Y Trung.
- Các bạn TQ cùng Tuớng Ba Kiên và Truởng ban Bùi Vinh.
- Chị Đàm (ĐHSPQT) và anh Cao trao quà lưu Niệm. Quà của Cao là cuốn "Sống Như Anh" (tiếng Trung) đã giữ suốt 40 năm qua.
- Giám đốc Nhà kỷ niệm các truờng học VN tại QL Nguyễn Trung Nguyên cùng Tuớng Ba Kiên.
- Bên ngoài hội truờng. Em Thuý (con thầy Hiệu trửong Tuấn) cùng các anh k5: Cả Phát, Phan Hoài Lưu và Thúc Minh với anh Cao.
- Tùng Sơn k5, anh Lữ Thái k3 cùng 3 cựu học sinh Y Trung.
Tin từ Cao "tư lệnh"
Sáng thứ 2, 18/10, anh Cao và chị Niệm được Khắc Việt, Hoà Bình tiễn lên cửa khẩu Bằng Tường. Truớc đó có tạt qua thăm thầy Thịnh. Thầy tiếc là bận việc nên không về dự được Hội trường, nhưngdù sao bạn cũ gặp nhau là vui rồi. Chuyến đi đầy ý nghĩa.
Sau khi về Quế Lâm, anh Cao đã về thăm truờng Y Trung và chuyển lời hỏi thăm của ta đến ban giám hiệu. Anh ghi lại hình ảnh hoạt động của nhà truờng:
- Các cháu học sinh đang tập thể thao trên sân vận động:
- Cây thông hữu nghị nơi cổng trường vẫn xanh tốt.
- Cái nhìn từ cầu Thượng Hải nhìn về Xuyên Sơn và Bút Tháp - nơi đóng quân ngày đầu của trường ta (ở Y Trung).
Xin cảm ơn anh Cao!
Sau khi về Quế Lâm, anh Cao đã về thăm truờng Y Trung và chuyển lời hỏi thăm của ta đến ban giám hiệu. Anh ghi lại hình ảnh hoạt động của nhà truờng:
- Các cháu học sinh đang tập thể thao trên sân vận động:
- Cây thông hữu nghị nơi cổng trường vẫn xanh tốt.
- Cái nhìn từ cầu Thượng Hải nhìn về Xuyên Sơn và Bút Tháp - nơi đóng quân ngày đầu của trường ta (ở Y Trung).
Xin cảm ơn anh Cao!
Test
Test thử! Các bạn k5 ơi, thử vào trang này nhé!!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)