Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Onsen - Thú khỏa thân tắm suối nước nóng truyền thống của Nhật


Đến Nhật mà chưa thưởng thức onsen thì chưa gọi là đến Nhật.

Địa hình Nhật Bản được bao quanh bởi rất nhiều núi lửa, trong đó một số thậm chí vẫn còn đang hoạt động. Vì vậy nên đất nước này được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho rất nhiều suối nước nóng lộ thiên (onsen – “ôn tuyền”, theo phiên âm tiếng Nhật).
Từ xa xưa, thú ngâm mình dưới suối nước nóng không chỉ là một sở thích mà đỡ trở thành một nét văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Mặt Trời Mọc.
Onsen truyền thống thường là các bồn tắm lộ thiên được làm bằng đá hoa cương hoặc gỗ cây bác. Tuy nhiên thời gian gần đây, kiểu bồn tắm trong nhà được làm bởi kính và thép không gỉ lại trở nên khá thịnh hành. Một điều thú vị là onsen truyền thống cho phép nam và nữ tắm chung, tuy nhiên để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, đa phần các onsen đã được phân chia thành khu nam nữ riêng. 

Họp BLL nhà trường chuẩn bị kỉ niệm 50 năm thành lập

Sáng thứ bảy, 15/8/2015, BLL dưới sự chủ trì của Trưởng ban Bùi Vinh đã họp tại Vườn treo Pacific để triển khai công tác chuẩn bị kỉ niệm 50 năm ngày thành lập. Thầy Võ Tài Mạnh có mặt cùng đại diện các khóa.


BLL được nghe báo cáo về việc xuất bản Tập 4 "Sinh ra trong khói lửa" và biểu dương việc bạn Trỗi đã làm được bộ phim "Những người làm CMT8 ở HN", nhắc đến tên nhiều phụ huynh Trường Trỗi có những đóng góp cho "sự kiện sang trang" của đất Việt.
Sau đó, bàn bạc sôi nổi về công tác tổ chức.
Lễ kỉ niệm 50 năm Ngày truyền thống được tổ chức:
- Tại TPHCM: ngày chủ nhật 4/10/2015 tại Nhà khách C59B, 18 Cộng Hòa.
- Tại HN:  ngày chủ nhật 11/10/2015 tại Cung Văn hóa hữu nghị.

Hồ Thiên Nga là em gái... Hồ Ngọc Hà?


Hai đêm diễn của Hồ Thiên Nga ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã kết thúc. Cần thừa nhận, đây là vở ballet rất ấn tượng từ âm nhạc, ánh sáng, cách bài trí sân khấu… Thậm chí, việc đưa hiệu ứng 3D làm phông nền cho một vài cảnh để vở diễn này bớt tính hàn lâm, bình dân hơn, dễ hiểu hơn cũng làm vừa lòng số đông khán giả.

    Ấy thế nhưng, xung quanh không khí sang trọng của Hồ Thiên Nga vẫn còn những điều đọng lại, phải nghĩ ngợi về văn hóa thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả Việt.
    Ở đêm diễn đầu tiên, vở diễn mở màn chậm gần 30 phút do một số khán giả đến muộn. Tiếp theo là các màn chụp ảnh trong quá trình vở diễn đang ở cao trào. Trên vé, BTC ghi rõ: “Để điện thoại ở chế độ rung, không quay phim, chụp ảnh trong suốt thời gian các nghệ sĩ biểu diễn”. Khái niệm “không quay phim, chụp ảnh” ở đây áp dụng cả cho smartphone, nhưng nhiều khán giả cứ đưa điện thoại ngang mặt chụp loạch xoạch hay quay lấy quay để. Hiển nhiên, chẳng phải nhà tổ chức sợ mất bản quyền, nhưng việc khán giả quay phim, chụp ảnh không những ảnh hưởng tới người xung quanh mà còn có thể ảnh hưởng tới diễn viên nếu dùng đèn flash.

    Lật lại lịch sử với Những người làm cách mạng tháng 8 ở Hà Nội (Hoàng Tuấn)

    Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp trong 1 cảnh quay tại Bắc Bộ Phủ.
    Một bộ phim tài liệu khác biệt với lịch sử; được dẫn dắt bằng lối kể dung dị, đời thường với câu chuyện của các chứng nhân lịch sử làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” ở Hà Nội cách đây 70 năm, Những người làm cách mạng tháng 8 ở Hà Nội, dài 6 tập, không chỉ khiến người xem chờ đợi khung giờ 8h sáng trên kênh VTV2 mà còn được truyền tay nhau xem khi bộ phim được đưa lên internet sau khi phát sóng. Vấn đề không chỉ đơn thuần là nhìn lại lịch sử mà với cách kể của bộ phim, chưa bao giờ lịch sử lại gần gũi, sống động, chân thực và thuyết phục như thế. Người đứng sau Những người làm cách mạng tháng 8 ở Hà Nội là đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, người được biết đến với lối kể chuyện thuyết phục qua nhiều bộ phim tài liệu trước đây như Ký sự những nẻo đường, Ký sự biên phòng, Ký sự biển đảo, Ký sự mùa thu vàng… và gần đây nhất là Trường Sa, Hoàng Sa. Tạp chí Thế giới điện ảnh đã trao đổi với anh về Những người làm cách mạng tháng 8 ở Hà Nội.