Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Những ngày này đọc lại cuộc phỏng vấn về Võ Đại tướng trên Bee.net.vn

Mời cùng đọc!

Hình ảnh Sài Gòn, Đà Lạt, Quy Nhơn, Huế năm 1945

Mời xem!

Quà mừng ngày lễ?

Hai hôm nay vào blog dễ thế, chả cần dùng đến proxy vượt tường lửa. Ơn Trời, ơn Phật mà ta được hưởng cái hạnh phúc lên mạng gặp nhau thoải mái, chả bị ngăn sông cấm chợ như ngày nào. Giá ngày nào cũng thế!

49 ngày bạn Trần Minh Sơn (Quang Việt)

Hôm nay, đúng ngày "Thất thất lai tuần" của Trần Minh Sơn thì có một tín hiệu vui: cu Việt mang biếu bác những sản phẩm đầu tay của cháu - 1 bánh mỳ và hai bánh ngọt.
Hôm qua, hai anh em nó đã tổ chức cúng 49 ngày cho bố. (Chủ yếu là vợ chồng cu lớn, nhưng cu Việt cũng tích cực tham gia). Mình đã đến thắp hương cho Sơn và dự bữa cơm gia đình với các cháu. Anh em K5 có Ngô Thế Vinh, Lê Bình, Mạnh Hùng, Việt Dũng và bạn Hà khóa 3. Phía gia đình có các bác, cô chú bên nội, bên ngoại. Mọi người đều rất mừng khi biết cu Việt đã vào học ổn định, có nhiều biểu hiện tiến bộ. Ai cũng hy vọng và cầu mong cho cháu học thành nghề để có được cuộc sống ổn định sau này.

Thăm Bảo tàng HCM ở Bến Nhà Rồng (KQ)

Một ngày tháng Tám, chúng tôi đến thăm Bảo tàng HCM tại Bến Nhà Rồng. Hôm đó nhiều bạn trẻ đến thăm và được nghe nhiều chuyện về cuộc đời của Bác. Xin gửi mấy ảnh "độc".

1. Lá thư ngày 10/3/1968 Bác gửi Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, đề nghị bố trí cho Bác vào Nam thăm chiến sĩ, đồng bào ta. Mời cùng đọc để hiểu hơn về con người Bác.



(Bạn có thể click vào hình để đọc rõ hơn).

Chuc mung Vietnam quoc khanh ! (Cao Cam Quy)

Đó là lời chúc mừng chân thành của Cao "tư lệnh" nhân Quốc khánh 2/9.
Mời xem!

Hành trình đi tìm Ba 4 (Nam Khánh)


          Cũng xin nói thêm cho bạn đọc biết mối quan hệ giữa Tôi và Ấn. Năm 1956,1957 hai đứa học với nhau ở lớp 1,2 tại trường HSMN số 19 Cầu Rào-Hải Phòng, rồi đến khi học lớp 5 tại trường HSMN số 27 Hà Đông cũng cùng một lớp. Năm 1965-1967 hai chúng tôi lại cùng một tiểu đội ở trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi. Đến khi tốt nghiệp phổ thông ( lớp 10 ) ở Quế Lâm TQ cuối tháng 7 năm 1967, chúng tôi về nước. Ấn nhập ngũ và đi học kỹ sư đạn ở Pen Za ( Liên Xô cũ ). Còn tôi lúc đó không đủ sức khỏe để nhập ngũ vì đau dạ dày nên phải vào học K12 khoa Chế tạo máy trường ĐHBK Hà Nội. Hồi đó mỗi lần về nước nghỉ hè, Ấn lại mua vài bộ quần áo hoặc dụng cụ phục vụ cho việc học tập và thuốc đau dạ dày cho tôi. Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi đứa một ngành một nghề và tuy ở xa nhưng chúng tôi vẫn giữ vững liên lạc với nhau. Ấn nguyên là Cục phó cục kỹ thuật quân khu V.

Thư Hà Nội gửi cô Đàm Thơ (Quang Việt)



Cô ơi, Hà nội đang vào Thu,
Thu Hà Nội, trời xanh thăm thẳm,
Nắng rực rỡ và bầu trời xanh lắm,
Mời cô ra thăm Hà Nội vào Thu.

Mấy hôm nay không còn nóng lắm đâu,
Cứ chiều về, gió nồm nam mát rượi.
Hà Nội đang qua những ngày hè cuối,
Những cơn mưa rào đuổi cái nóng đi.

Vẫn vẹn nguyên, kỷ niệm một chuyến đi,
Cô đưa chúng em về thăm Đất Mũi.
Trái đất cứ quay đều, không biết mỏi,
Để tháng ngày cứ vùn vụt trôi nhanh.

Hết Hoàng hôn rồi lại tới Bình minh,
Mới đó, đã mấy tuần cô nhỉ?
Bao giờ lại có ngày vui như thế,
Cô trò hát vang giữa sông nước bao la?

May, bây giờ dù có cách xa,
Mình vẫn gặp nhau, ngày ngày trên mạng.
(Em thành thói quen, cứ đều đều mỗi sáng,
Mở mắt ra là bật máy tính ngay).

Cô ơi, bao giờ cô lại ra đây,
Để thăm lại nơi cô từng “chiến đấu”?
Để gặp gỡ với bao người yêu dấu?
Em sẽ làm tourguide cho cô.

Dù thế nào, Hà Nội vẫn nên thơ,
Vẻ đẹp Mùa Thu vẫn vẹn nguyên như thế.
Cô ơi, một ngày nào, cô nhé,
Mời cô ra thăm Hà Nội vào Thu.
                                      Hà nội, 30/8/2012


Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội (ST)

Bà chủ hàng phở gà trên phố Lương Văn Can có thể thét mắng bất cứ khách hàng lơ ngơ nào.
Chỉ có ở Hà Nội người ta mới hào hứng đi ăn cháo chửi. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới xếp hàng chờ đến lượt chan tô phở. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới chịu cứng thái độ tiền có trao thì cháo tao mới múc. Đấy mới chỉ là một trong rất nhiều những thói quen khó hiểu đầy sự chịu đựng của người Hà Nội. Nhưng đã đến lúc bắt buộc phải nhìn lại văn hoá phục vụ tại Hà Nội.
Nhìn cảnh người ăn phở tay giơ cao tiền mặt, đứng kiên nhẫn xếp hàng ăn phở trên phố Bát Đàn, Nhà Chung mới thấy thật thương. Cô “mậu dịch viên” áo blouse trắng, mặt hoa da phấn mà lạnh như tiền, không tiếc câu chuyện phiếm với nhau cứ nhìn tiền khách mà làm phở.
Người ăn ngoan ngoãn tự bưng phần ăn của mình tìm chỗ ngồi. Nếu ăn chua muốn xin thêm một phần tư miếng chanh là y như rằng bị mắng cho xơi xơi vào mặt - ăn gì mà chua thế, vắt gì mà dối thế…

Tái hiện quán cơm thời bao cấp (KQ)

Phía ngoài Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37.
Tôi có chú đàn em tên Minh (anh em vẫn gọi là Minh "gù"), dân Nam Đồng, cao to, đẹp trai, được học hành cơ bản về nấu ăn và có thâm niên phục vụ ở nhiều sứ quán, khách sạn. Chú có đam mê mở hàng ăn từ hơn 20 năm nay. Hiện có trong tay vài nhà hàng ở HN.
Có quán ngay khu Bờ Hồ, tại số 2 Lê Thạch - góc Nhà khách Chính phủ nhìn ra tượng đài Vua Lê, rồi quán Hợp tác xã ăn uống ở bãi An Dương (gần khu trận địa pháo Sư 361) ở đê sông Hồng. Mới đây chú lại mở quán cơm mới - Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 ở khu phố cổ Ngũ Xã (làng nghề đúc đồng ở hồ Trúc Bạch). Trên bảng hiệu có ấy chữ đúng kiểu ngày xưa: "Địa chỉ: 37 Nam Tràng, khu Ba Đình, HN".



Hi hữu: Sống lại nhờ nụ hôn của mẹ (ST)

Nụ hôn tạm biệt của người mẹ đau khổ Jennifer dành cho cô con gái bị xem là đã chết đột nhiên biến thành phép màu không thể tin nổi: tim cô bé 14 tháng tuổi đã đập trở lại.
Cô bé Alice, sống tại thị trấn Gainsborough, nước Anh, được cho là không còn hy vọng gì nữa khi em bị viêm màng não cách đó 1 tháng. Căn bệnh đã khiến cho em bị suy thận và tiếp sau đó là đột quỵ. Cô bé đã rơi vào trạng thái hôn mê và phải phụ thuộc vào việc lọc máu, máy trợ thở.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng những nỗ lực này là vô ích và người mẹ đau khổ Jennifer đã chấp nhận điều đó. Chị còn đồng ý hiến tạng của em để cứu giúp những em bé bất hạnh khác. Các thiết bị hỗ trợ đã được rút ra.
Phút cuối cùng dành cho cô con gái bé bỏng, người mẹ trẻ đã bế em trên tay, nghiêng người áp sát môi vào trán Alice với tất cả cảm giác đau đớn, nghẹn ngào.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Hành trình đi tìm ba 3 (Nam Khánh)


           Sau khi họp gia đình xong tôi nói với má: “ Má đưa cho con các thư mà Ba đã gởi cho Má trong những năm Ba còn chiến đấu ở chiến trường cho con xem”. Trước đây khi hỏi những lá thư nầy thì bà nói : “Có còn đâu nó bị mối ăn và má đã đốt hết rồi”. Lần nầy thì bà đưa ra và tôi đã có trong tay một số thư mà Ba tôi đã gởi từ ngày vào Nam chiến đấu tới lúc hy sinh. Tôi đã soạn các lá thư nầy và sắp xếp theo thời gian từ 1966 đến tháng 4 năm 1968.
 

Nhặt nhạnh dọc đường: Vitamine C chữa được viêm phế quản (KQ)

Sáng ấy phi xuồng cao tốc ra Đất Mũi. Rẽ sóng với tốc độ 100km/g. Vậy mà chỉ áo pull ngắn tay hứng gió. (Sau này nghĩ thật dại, thấy cô Thơ mang theo áo gió mới hiểu dân Cà Mau đi nhiều nên rất kinh nghiệm!). Bạt gió, ngả nghiêng. Lúc đó thì sướng nên chưa thấy gì. Còn 15km nữa thì gặp mưa lớn. Cu tài dừng máy, khoác thêm áo mưa mỏng rồi lấy áo phao cho các chú che ngực. Gió, mưa quất rát mắt, phải ngồi quay lưng lại. Quần áo, đầu tóc ướt mèm. Tới Mũi thì tạnh mưa. Lại lang thang. Lại mưa. Mặc, cứ thế đội mưa mà đi dọc đập chắn sóng. Trèo lên cả đài quan sát lúc mưa nặng hạt nhất. Trưa ăn ở nhà hàng nổi mới thấy ấm lên.

Loạt bài: Bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội (ST)

Gần đây, trên tờ Giáo Dục Việt Nam cómột loạt bài khá thú vị về phong cách phục vụ tại một số tiệm ăn ở Hà Nội. Về đề tài này, trước, tôi đã từng viết, nhưng nay, đọccác bài thảo luận trên Giáo Dục, tôi không thể kiềm chế được sự “ngứa ngáy”,nên xin bàn tiếp.
Loạt bài do nhiều người viết. Giới nghiên cứu có; giới phóng viên có; giới độcgiả cũng có. Nhiều người kể lại những kinh nghiệm cụ thể mà mình từng mắt thấytai nghe hoặc có khi chính mình là nạn nhân của thứ văn hóa “bún mắng cháochửi” ấy.
Một người kể: Đang đứng tần ngần chọn món để gọi, ông bị chủ quán mắngngay: “Đứng chầu mồm à? Ăn không thì bảo?”. Ông vội vàng trả lời: “Chị cho xin một tô.” và lại bị mắng tiếp: “Tô, tô cái gì? Ra đây phải gọi là bát nhá!” Lạichịu đựng. Lại đứng tần ngần. Và lại nghe chủ quán mắng tiếp: “Vậy ông ăn bằng miệng hay ăn bằng tai? Ăn bằng miệng thì ngồi xuống. Bà kia! Xích cái đít mỡ ra một chút cho người ta ngồi.”

Cặp vợ chồng trẻ, đẹp nhất trong Quốc hội đầu tiên 1946

Mời đọc Phụ nữ Thủ đô!
Mời xem 2 ảnh tư liệu do gia đình ông Thân, bà Sáng cung cấp.

8 đại biểu Quốc hội khóa 1 được bà Sáng mời ra hiệu ảnh Khánh Ký chụp.


Ngày ở Việt Bắc. Ngồi giữa: ông Lê Quảng Ba. Hàng đứng trước từ trái qua:
các ông Nguyễn Khang 3, Chu Văn Tấn 5, cụ Huỳnh Thúc Kháng 7, Nguyễn Duy Thân (cuối)...

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

GÓP MỘT NIỀM VUI VÀO NĂM HỌC MỚI (Đàm Thơ, Cà Mau).

 Với khoảng tiền túi hơn 1.000.000 đồng; sau đó xin tài trợ của Hội khuyến học Tỉnh 7.000.000 đồng; vận động Hội bạn Cựu HSMN Cà Mau 4.000.000 đồng, hôm qua ngày 27/8/2012, cô giáo Đàm Thơ cùng Phó chủ tịch Hội Khuyến học Tỉnh và nhiều bạn cựu HSMN Cà Mau đã về ấp Rạch Lùm làm khuyến học.
Rạch Lùm là ấp cơ sở của hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Nhiều cán bộ tầm cỡ của Tỉnh và Trung ương từng sống và hoạt động nơi đây. Nhiều cơ quan cấp Tỉnh trong hai thời kỳ đánh Pháp đuổi Mỹ từng đóng nơi đây. Đây cũng là điểm gom quân của cán bộ, bộ đội, học sinh hàng tháng trời trước khi ra cửa sông Ông Đốc xuống tàu tập kết ra Bắc.
Số  tiền trên được biến thành tập học và tiền mặt cấp cho 50 em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Buổi lễ diễn ra gỉan dị, ấm cúng, tràn ngập niềm vui. Đó là chút niềm vui của những người luôn nhớ về nguồn cội góp vào năm học mới.

Bản Serenade tình yêu của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến

Năm 1993, khi làm lễ kỷ niệm đám cưới vàng sau 50 năm chung sống, được nghe lại bản “Serenade” của Schubert, Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến đã ôm  người vợ hiền của mình vào lòng, cố giấu đi những giọt nước mắt xúc động. Cái lần đầu tiên kéo violon để tỏ tình với bà bằng bản “serenade” bất hủ ấy, ông mới 17 tuổi; khi đám cưới vàng diễn ra, ngồi bên cạnh vợ, ông đã là một ông lão 72, nhưng ông  vẫn thấy lòng mình vẹn nguyên cảm xúc như thời trai trẻ. Với ông, bản “serenade” mà nhờ đó ông đã có được tình yêu của bà, là bản nhạc định mệnh của cả đời ông – bản nhạc đã đưa ông đến với mọi điều tốt đẹp nhất mà ông có được trong cuộc đời mình.

Kỳ 2: Đám cưới vàng của một mối tình vàng

Câu chuyện cảm động về đám cưới vàng của một chính khách Việt
Đầu những năm 1990, bà Kim Sa – phu nhân của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến bắt đầu bị bệnh khớp rồi dần dần không đi được nữa. Bà ngồi xe lăn kể từ đó. Suốt những năm tháng sau này, bà bị bệnh tật hành hạ, dày vò, nhưng không bao giờ bà quên được cái ý nghĩ phải chăm sóc chồng mỗi ngày. Khi còn khỏe mạnh, mỗi sáng bà đều tự tay chuẩn bị bữa sáng cho chồng. Cái thói quen đó ăn sâu vào tiềm thức của bà. Đến nỗi mà khi bị bệnh, có hôm đang nằm trên giường mê man, đau đớn cùng cực  nhưng bà vẫn cố gượng dậy hỏi con cái: “Các con lo cho bố ăn gì chưa?”.

Gạo lức rang chữa bệnh (ST: Đạt)

Gạo lức rang điều trị bịnh thoái hóa khớp từ tây y qua thực dưỡng. Kết quả tốt đẹp không ngờ.
Bạn nên dành 5 phút để đọc bài viết nầy, có thể sẽ giúp được chút gìđó cho bạn, hay người thân của bạn.
Tôi bị thoái hóa khớp gối chân trái và chân phải, gần 10 tháng rồi. Tôi không chạy xe đạp được, không đi lại được. Tôi tưởng đời đã khép lại với tôi. Nhưng không, đời tôi vẫn màu hồng......
Sau khi uống hết 2 kg bột gạo lức rang, bịnh thoái hóa 2 khớp gối của tôi gần như hết 8/10. Trước khi dùng nước gạo lức, tôi đã phải dung nịch vải dầy, to bản băng vào 2 đầu gối. Tôi đi từng bước nặng nhọc và có cảm giác đầu gối muốn sụm xuống (tôi bị sụm 1 lần khi bước chân lên xe buýt).

Chung quy chỉ tại Vua Hùng (Huỳnh Văn Úc)


Sau hai trận mưa dông chiều và đêm 17/8/2012 với lượng mưa hơn 100 mm phố Hà Nội bỗng biến thành dòng sông uốn quanh, gần hai trăm cây cổ thụ gẫy đổ bật gốc. Người dân chăng lưới bắt cá ngay trên đường phố, dùng bồn tắm làm thuyền đẩy người từ nhà ra ngõ với giá mười ngàn đồng một lượt.
Trên đường Lê Văn Lương xuất hiện hố tử thần khủng rộng tới ba chục mét, sâu hun hút hàng chục mét khiến cho con đường từng là công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội bị chặt làm đôi.
 


Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Ăn mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Toàn cảnh.


Chủ nhật, Phan Nam từ Củ Chi về được Quân (Cafe GTQ) mời đến dự tiệc mừng ngày lễ. Cánh già có Tạ Sơn, sau thêm anh Cung (gôn Thể Công lứa 1965). Còn lại là anh em trẻ, quãng 20 người.

Liên hệ nhỏ sau đọc một Comment (Trần Đình, Berlin)


BT5 có bài“ Chuyện vào đảng của cô giáo“ (KQ).  Bài viết có 6 Comment. Đọc  hai Comment cuối của chú em KQ, thấy có nhắc đến chuyện tên học trò cũ đầu bạc của K15 (HVKTQS). Kể thằng trò K nó cũng tài. Mới sau bấy nhiêu năm thăng trầm,  cái thằng  lùn mắt lươn, nhìn ai cũng gườm gườm, mỗi bước đi lại tạo dáng lắc một bên vai… vậy mà bấy lâu nay và càng nhiều là mấy ngày nay, tên tuổi của nó choán hết các mặt báo in, báo mạng.
Đâu đâu cũng thấy nói đến tên trùm đầu bạc. Kẻ bảo nó là "con bài chiến thuật" của kẻ này người kia. Người lại bảo nó tầm cỡ chiến lược, kẻ tạo dựng nguy cơ mất nước mất chế độ… Đành rằng là phải từ từ „Xem xem sao“, nhưng do sự ồn ào của dư luận, lại là người tự xác nhận mình Yêu nước, nên cũng không thể không quan tâm để mà „Xem xem sao“.

Hành trình đi tìm ba 2 (Nam Khánh)


Ngày 27/4/2008 vợ chồng chúng tôi quyết định một cuộc hành trình từ Cần Thơ về thăm quê nội, quê ngoại, thăm anh em bạn bè đang sống ở một số tỉnh trên cả nước và tiện thể sẽ tiếp tục tìm mộ Ba tôi vì đã nhiều năm nay gia đình tôi đã tổ chức đi tìm nhưng chưa thấy được.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Gặp chị Mai Thị Hoa, vợ góa anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương


Chị Hoa và cháu Đài Trang.

Nguyễn Thế Thịnh, 25/08/2012 22:02:04
Đây là Email tôi gửi cho các bạn: Ngô Thế Vinh (Bạn Trỗi), Trần Thị Minh Nguyệt, Phạm Thanh Bình (người KGU) và Trần Bắc Hải nhằm báo tin công việc cuối cùng của tôi nhận cùng các bạn giúp Trần Bắc Hải trong đợt phát hành đĩa nhạc gây quỹ"đền ơn đáp nghĩa". Nhận được thư, Bắc Hải gọi điện để đưa bài lên <a href="http://www.studentkgu.vn/news/detail/sec_1/id_1822">trang KGU</a>; tôi nói nếu đưa lên mục tin tức thì được. Tôi nghĩ, viết về chị Mai Thị Hoa thành bài để đưa lên trang KGU cần phải tìm hiểu nhiều thông tin hơn và phải là cây bút "sắc". Sắp tới xong việc nhà, có thời gian tôi sẽ giới thiệu người KGU tiếp cận để có bài viết về chị Mai Thị Hoa trình Làng.


Những hàng xóm tọc mạch giữa Thủ đô (ST: ĐB)


Nhà ai có khách là đi qua ngó một cái, đi lại ngó một cái. Bịa chuyện để con gái nhà người không lấy được chồng. Lôi chuyện riêng tư nhà người khác ra bàn tán, xuyên tạc. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những kiểu sống tọc mạch, soi mói chuyện người khác như thế.

“Con bé ấy tịt rồi”
Sống ở khu tập thể cũ, toàn các bà các mẹ rỗi việc sống nhờ đồng lương của chồng, chị Hường (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) bảo hôm nào phải ở nhà đúng là cực hình với chị. Bởi các bà các mẹ ở đây không có việc gì khác ngoài soi mói chuyện hàng xóm.

Bản “Serenade” tình yêu của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến

Năm 1993, khi làm lễ kỷ niệm đám cưới vàng sau 50 năm chung sống, được nghe lại bản “Serenade” của Schubert, Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến đã ôm  người vợ hiền của mình vào lòng, cố giấu đi những giọt nước mắt xúc động. Cái lần đầu tiên kéo violon để tỏ tình với bà bằng bản “serenade” bất hủ ấy, ông mới 17 tuổi; khi đám cưới vàng diễn ra, ngồi bên cạnh vợ, ông đã là một ông lão 72, nhưng ông  vẫn thấy lòng mình vẹn nguyên cảm xúc như thời trai trẻ. Với ông, bản “serenade” mà nhờ đó ông đã có được tình yêu của bà, là bản nhạc định mệnh của cả đời ông – bản nhạc đã đưa ông đến với mọi điều tốt đẹp nhất mà ông có được trong cuộc đời mình.
Kỳ 1: Chàng thanh niên nghèo trường Quốc học và mối tình với cô nữ sinh Đồng Khánh
Lời tỏ tình lặng lẽ
Có nhiều điều mà một nhà báo như tôi có thể nói khi viết về cuộc đời cố GS -NGND. Đoàn Trọng Truyến, nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng: ông là một nhà khoa học, một nhà chính trị và là cha đẻ của nguyên Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao… Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ xin được viết về câu chuyện tình của vợ chồng ông – câu chuyện tình khiến một kẻ hậu thế như tôi sau khi nghe xong vẫn chưa nguôi được nỗi  xúc động.

Dư luận nói về Bầu Kiên (ST: KQ)

Hắn học sau tôi đúng 10 khóa (k15 Học viện KTQS), tài ba trong làm ăn ngay khi đất nước vừa mở cửa. Chắc ngày học ở Hung đã sớm học được cách làm ăn thông minh, thị trường của dân Hung - dân táo bạo nhất trong các nước XHCN thời bấy giờ?! Táo bạo, liều mạng và kết cục là...
Thật may dân vẫn có mắt.
Mời đọc!

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Niềm vui bất ngờ (Quang Việt)


Ngày mai (bài này post lên thi chắc đã là hôm nay rồi), 26/8, cu Việt-AK2 của Trần Minh Sơn tròn 17 tuổi.

Ở tuổi này, rất nhiều các bạn khác còn được ôm ấp trong vòng tay bố mẹ, còn được bố mẹ hỏi: ”Quà sinh nhật con thích gì để bố mẹ mua cho?”. Còn cu Việt- mẹ đã đi xa cách đây 7 năm, bố cũng đã theo mẹ gần được 49 ngày, ai hỏi đến?
Bánh SN của Hoàng Việt.

Thương cháu, mình bàn với anh Nguyên – Trưởng phòng Công tác học sinh trường Hoa Sữa tổ chức cho cu cậu một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ. Mình dặn Nguyên phải giữ bí mật để cu cậu có niềm vui bất ngờ. Mình nhờ Nguyên đặt bánh ga tô do các bạn học viên lớp Bánh  tự làm (hoạt động kinh doanh của trường để có thu nhập trang trải cho việc cưu mang các đối tượng khó khăn), chuẩn bị nến, còn các thứ khác sẽ mua mang đến. Từ hôm ở Cà Mau, đã thống nhất kế hoạch qua điện thoại với Nguyên: khoảng 11giờ kém 15 chú đến, ta nhờ một số bạn học viên xắp xếp các thứ và cắm hoa, 11 giờ cô giáo sẽ cho lớp để bắt đầu cuộc vui. Điện trao đổi với Hạ Thanh Xuyên, Xuyên nhất trí sẽ cùng đến Hoa Sữa để dự SN cháu. Hẹn Xuyên khoảng 10 rưỡi qua rồi cùng đi. Đến hôm qua còn gọi điện lại cho Nguyên, thống nhất kế hoạch lần cuối. Lại gọi cho Vũ, anh trai cu Việt, thông báo kế hoạch, cháu đến dự với em. Nó bảo vâng. Vấn đề lo lắng cuối cùng là, liệu hôm nay cu Việt có nghỉ học?

Về HN ta: Những láng giềng "côn đồ" giữa thủ đô (ST: ĐB)


Muốn xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà cửa phải nộp tiền rơi vãi vật liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì lôi hình xăm rắn rết ra dọa. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những cách hành xử “côn đồ” như thế.

Nộp 10 triệu ra đây!
Đó là cái giá mà hàng xóm của chị T. Quỳnh (Phú Mỹ, Mỹ Đình) đưa ra khi chịmuốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa. Chị Quỳnh không đồng ý, hàng xóm liền lôi bàn ghế ra ngõ chặn không cho xe chở vật liệu vào.

Chuyện tắm tiên (Trần Đình Ngân, Berlin)



Người ta bàn tán nhiều về chuyện một nhóm người xin thànhlập CLB Tắm tiên tại bãi giữa sông Hồng (Hà Nội). Báo chí, dư luận ồn ào… Kể cũng khó phân định lý lẽ của từng bên, kẻ bảo tắm tiên  là truyền thống từ xa xưa thời các cụ, là sức khỏe và môi trường. Cũng có người gay gắt cho là đám người tồng ngồng ngoài bãi giữa là kích dục, phản cảm, là thiếu thuần phong mỹ tục…!
Theo tôi, có thể là do cách quan niệm và cảm nhận của từngngười thôi!
Xin kể với bạn đọc chuyện tắm tiên, câu chuyện thật 100% và lại là chuyện về một người đáng kính, người mà tên tuổi người ta phải viết chữ HOA to kia.
Người kể chuyện này chẳng là cái thớ gì để phân định cái đám ở bãi giữa kia là đúng hay sai, phải hay trái  nhưng xin bảo đảm chuyện kể ra đây là thật và có "garantie". Hỏi, sao lâu nay chẳng nghe thấy ai nói chuyện tày trời này? Thưa: lâu nay chuyện thâm cung nào mà chẳng là bí sử, cấm kỵ. Người đã được viết hoa mà gợi chuyện đời thường là phạm thượng. Đám đệ tử biến họ thành thánh. Kẻ tò mò, người làm văn báo chạm đến chuyện húy là bị ngăn cản. Mặc dầu,  đời thường của vĩ nhân giá được nói tới có khi lại làm cho họ được ái mộ, vị nể hơn.


HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BA (Nguyễn Nam Khánh K2)

Trong chuyến đi Đất Mũi vừa rồi, đoàn tôi kết nạp thêm anh Nam Khánh k2 ở Cần Thơ. Tại bữa cơm trưa ở nhà anh, chúng tôi được nghe chuyện cảm động tìm mộ ba của anh. Từ hôm nay, BT5 sẽ đăng báo nhiều kì về hành trình này! - BT5
 

“Hành trình đi tìm Ba” - là tựa đề câu chuyện tôi kể sau đây - chuyện hoàn toàn có thật, nếu bạn đang đi tìm mộ cho người thân thì đây là bài học hữu ích. Là 1 nhà kỹ thuật nên viết văn hơi lủng củng, mong bạn đọc lượng thứ.
Ba má tôi đều là dân xứ Huế. Vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước ông bà đều sinh sống tại tỉnh Phú Yên. Khi CMT8 năm 1945 bùng nổ, Ba tôi nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ba và Má tôi gặp nhau và lấy nhau. Sau đó chúng tôi ( Khánh, Nguyên và Đông ) ra đời tại Tuy Hòa.
Năm 1954, khi hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết Má tôi ẵm em Đông ( sau này học K6 ) lúc đó mới 7 tháng tuổi, còn tôi và Nguyên ( học tương đương K4) lẽo đẽo theo sau, hai anh em tôi khóc lên khóc xuống vì đường đi quá xa từ Tuy Hòa ra Quy Nhơn phải đi bộ mất nhiều ngày mới tới nơi ( thỉnh thoảng mới có xe ngựa để đi một chặng ) lên tàu thủy để ra Miền Bắc.

Ảnh hot !!!!

Chuyến đi Cà Mau, tới tận cùng phía Nam của Tổ quốc, vui, sướng vô cùng! Vui trong tình đồng đội, bạn bè thân thiết; vui trong tình cảm của những người con từng sống ở phía Bắc được vào tận cùng phía Nam; vui trong tình thân mới mà như kết thân với nhau từ rất lâu...
Các phó nháy cũng tranh thủ tìm những khoảnh khắc vui bất tận để chớp. Xin trân trọng giới thiệu phóng sự ảnh!
Đêm trước. Lưu bút tặng sách cô Đàm Thơ.

Sáng sau. Anh Ba: "Chào nhé,
đi tìm đường cứu nhà đây!".


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Bạn tôi tặng báu vật của gia đình cho Bảo tàng HCM

Giấy chứng minh thư.
Sáng qua, anh Nguyễn Quang Thắng - con út Luật sư Nguyễn Văn Hưởng (1910-2001) cố Thứ trưởng Bộ Tư pháp từ 1946 - đã tặng Bảo tàng HCM chi nhánh TpHCM  chứng minh thư do chính Bác Hồ cấp cho Luật sư. Chuyện thế này...

... Để thuận tiện cho việc đi lại thực thi công vụ trong cả nước, ngày 5-4-1946, chính tay Bác Hồ đã đánh máy, đóng dấu tên chứng minh thư này. Tấm chứng minh được gia đình bọc kỹ và trân trọng lồng trong khung kính đặt trên bàn thờ. 66 năm đã trôi qua nhưng nét chữ vẫn còn rõ ràng, mầu mực chưa hề phai. Ngày đó chưa có máy chữ tiếng Việt, nên Bác đã dùng máy chữ tiếng Pháp để đánh chữ, sau đó Người đã dùng bút điền dấu vào văn bản. Nội dung được ghi lại như sau:









“Chủ-tịch Chính-phủ                                                 Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hoà
         Văn phòng                                                           Độc-lập Tự-do Hạnh-phúc


GIẤY CHỨNG MINH

Chủ tịch Chính-phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hoà, cấp giấy chứng minh này cho Ông Nguyễn Văn Hưởng, Thứ-truởng Bộ Tư-pháp, để Ông Thứ-trưởng liên lạc với các cơ quan hành- chính, quân-sự được dễ dàng...
Hà Nội, ngày 5 tháng tư 1946
Chủ tịch Chính phủ - Hồ Chí Minh”



Chuyện vào Đảng của cô giáo tôi (KQ)

Cô giáo tôi mấy năm trước được Thành ủy Tp Cà Mau trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Cùng đợt ấy có cậu học trò - hiện là bí thư phường nơi cô sống. Trong buổi lễ, ban tổ chức mời cô lên phát biểu. Hãy nghe những tâm sự giản dị của cô.
... Cảm ơn các đồng chí đã cho tôi phát biểu!
Thưa các đồng chí, thật ra tôi đã xác định không đúng mục tiêu phấn đấu vào Đảng. Đáng lẽ phải nhìn vào lý tưởng cách mạng của Đảng, ngọn cờ tiền phong của Đảng, gương sáng Đảng viên để phấn đấu. Đằng này tôi cứ nhìn vào "gương tối" của Đảng viên. Cộng vào đó là cái tính kiêu ngạo, đến đâu cũng thấy Đảng viên dở hơn mình về mọi mặt: từ chuyên môn đến đạo đức, lối sống nên tôi đã không vào Đảng, chừng ấy năm ở miền Bắc XHCN đến khi về lại quê hương, dù đến đâu Đảng cũng kêu kết nạp. Vì thế tôi mới chỉ có huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Tôi xin mạnh dạn kiểm điểm điều này trước tổ chức Đảng bộ và các đồng chí.
Hôm nay có em học sinh của tôi cũng được trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Cô cũng có đôi lời riêng với em: làm một Đảng viên không dễ chút nào. Anh, chị Đảng viên có thể cuốn hút quần chúng cùng đi theo Đảng, cống hiến cho sự nghiệp chung nhưng cũng có thể làm nhụt ý chí phấn đấu của quần chúng cách mạng. Cô mong và tin em sẽ làm được ý đầu!

Tượng lạ

Chú Việt Trung em tôi vừa qua Anh dự lễ tốt nghiệp đại học của cô con gái. Sau đó cả nhà lên London chơi. Tại 1 quảng trường, có 1 bức tượng rất hay - giải phẫu sinh lý, phanh phui toàn bộ "cơ quan đoàn thể" (có cả bộ đồ lòng) của con người. Vậy là con gái đã chớp ngay 1 pô cho ba.
Mời cùng xem!

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Chuyện về cô Thơ Cà Mau

Cô Đàm Thị Ngọc Thơ là 1 trong 50 học sinh miền Nam của tỉnh Cà Mau tập kết ra Bắc năm 1954, rồi trở về quê hương sau 1975.

Cô chiêu đãi bánh xèo Cà Mau.
Gia đình cô có 8 anh chị em vì ba hoạt động kháng chiến nên "tiêu chuẩn" được cho ra Bắc 2 người. Bến tầu đón ngay Tx Cà Mau. (Tiếc là lần rồi chưa đến thăm được - NV). Chỉ mình cô ra, khi đó mới 12-13 tuổi. Nhớ nhà quá, khóc suốt mấy tháng trời. Ngày ở Hải Phòng, cô học trường số 4 dành cho nữ sinh.  Đến đầu những năm 60, cô từng dự bị tiếng Nga để đi học nhưng vì "xét lại" nên vào học đại học Sư phạm HN, chuyên ngành Văn. Ra trường, cô xin về Nam nhưng Bộ Giáo dục không cho với lí do "gia đình chỉ có 1 người ra Bắc, phải bảo tồn". Cô về dạy trường Miền Nam ở Đông Triều", cô nhớ lại "Sau 1975, cô trở về Cà Mau. Tiếc là ba đã mất trước đó 2 năm, 1 em trai và 1 em rể hy sinh trong chiến tranh...  Còn má cô mới mất cách đây 5 năm".

Thứ ba 21/8/2012 là ngày gì mà may thế?

Ngày âm mới là 5/7. Hôm nay cũng là ngày bể bơi Rạch Miễu mở cửa lại sau khi tu rửa bể. Vì có việc nên cũng chỉ bơi 500m rồi lên. Về đến cửa nhà, dừng xe, tháo mũ, mở cổng. Vừa bước vào sân thì xoẹt, 1 viên gạch sắc cạnh, to bằng nửa quả đấm, bất ngờ rơi từ nóc công trình xuống, sạt qua trước mặt. Mẹ ơi, gang tấc! Nếu dính mặt là chảy máu, nếu dính đầu là lõm đầu, còn vào thân cũng thương tích chứ chả chơi. Thế mới biết, cứ vào quanh khu vực công trường là phải đội mũ bảo hiểm là thế. Chỉ sớm khoảng 0,5s chắc hôm nay đi bệnh viện rồi.
Trưa đi đón Mý cũng vậy, vừa thoáng thấy cháu nhỏ chạy vụt qua đầu xe, vội hét lên thì cô ta quay phắt ngay về, tay dắt theo 1 em bé. Bóp cháy phanh (xe ga mà!), nghiêng cả xe mới dừng được: "Con cái nhà ai mà cho chạy qua lại phố thế này?". Lại lần nữa thoát nạn.
Cú thứ 3 không kém nguy hiểm. Mua xăng xong, phi về chỗ thằng em hẹn "có độ". Đường Bùi Đình Túy đoạn cuối chật quá, chiếc taxi trả khách chiếm nửa đường. Vậy mà tay lái xe bán tải cứ liều cắm đầu vào, chiếm hết cả chiều ngang. Mà vào bất ngờ mới chết chứ! Vội bóp phanh. Xe nghiêng, xăng dò khỏi bình, chảy xuống đường. Dựng xe lên, chờ cho xe tải qua thì nổ máy. Lo rằng, xăng trào ra không biết có bị kích cháy hay không? May mà trời thương.
Chả biết hôm qua nhằm ngày gì mà may vậy?

Quan hệ với TQ hay Hiệp định Thành Đô thứ 2 ?

Mời đọc bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung!

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)

Xin tặng BT5 bài thơ xứ Quảng để mỗi khi về Đà Nẵng đọc cho Cave nghe:

“Sơn Trà mây phủ mù anh đợi
 Sông Hàn nắng cực đá không reo.
 Nhất nhật hưởng dương tu phải đạo.
 Tam niên khu động, Bát niên sầu”
 Nếu không dịch được thì đừng về xứ Quảng vì nắng cực lắm.

Biểu tượng của Cà Mau

Giữa Tp Cà Mau có bùng binh lớn với tượng đài chiến thắng được điêu khắc gia chọn bộ gốc rễ của cây đước (chang đước) làm chân tượng đài và phần ngọn là hình tượng lá dừa nước được thấy khắp các kênh rạch Cà Mau.
Gốc chang đước ở đất Mũi Cà Mau.
Tượng đài chiến thắng ở Tp Cần Thơ.

Nhìn tượng đài xong, cũng có ý kiến đùa cho là "ông nọ bà kia"; nhưng bản thân xin xác nhận, đó chính là cái gì rất đặc trưng cho đất nước và con người Cà Mau - vững vàng, kiên gan, dũng cảm vượt lên bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Cây tràm, cây đước đã cùng con người hàng triệu năm qua bền bỉ lấn biển, mở rộng bờ cõi cho Tổ quốc.

Gặp Nguyễn Bình

Hai thằng bạn 44 năm mới gặp nhau.
Nguyễn Bình đây là ông Nguyễn Bình k5 chứ không phải Trung tướng Nguyễn Bình được Bác Hồ kí sắc lệnh phong trung tướng đầu 1948 cùng 10 tướng lĩnh đầu tiên.
Sau 44 năm (từ 1968), tôi mới gặp lại hắn (bạn) tại Cần Thơ. Hắn về cùng Thúc Minh, Quang Bắc sau Tết Mậu Thân 1968. Hai thằng cùng chụp "bức ảnh lịch sử" (chỉ chậm 1 nhịp so với Nhất Trung!) tại nhà anh Nam Khánh k2.
Cô Trâm (mẹ Bình) là bác sĩ nhi của Khoa Sản Viện 108 (mà cô Toản, vợ chú cao Văn Khánh, là chủ nhiệm). Ngày còn khỏe, cô Toản mỗi lần xuống Cần Thơ vẫn đến thăm bạn và rất quý Nguyễn Bình. (Bình còn nhớ vụ Cao Quý Vũ mất vì tai nạn khi trả phép, đi tầu từ HN lên Hương Canh). Còn chú Nghĩa, dượng Bình, công tác tại Cục Cán bộ cùng chú Hồ Bá Phúc (thân phụ Đạt Bột).

Nhặt nhạnh dọc đường: Thơ con cóc trên đường du hí

1. Còn chục cây nữa đến Năm Căn, anh Quang Việt k2 nghĩ ra trò chơi mới: Cùng nhau làm thơ, mỗi người 1 câu. Khởi điểm là cô Đàm Thơ, lúc đó trời u ám, mưa lất phất:

Đến Đất Mùi
(Sáng tác tập thể của 4 lính xe tăng + cún + cô Thơ)
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Ta đi Đất Mũi, cô Thờ (Thơ) đưa ta.
Tới Cà Mau chiếu (chiều) hôm qua,
Cả bon (bọn) háo hức đi ra Đất Mùi (Mũi).
Hôm nay mưa trắng cả trời,
Thế mà Kiến Quốc vẫn "lòi" (đòi) lái xe.
Dọc đường có đứa buồn te (tè),
“Dừng cho “ngổ lái” không tè ra quân (quần)”.
Đây rồi thị trấn Năm Căn,
Kiến Quốc mệt quá, nằm lăn ra ngù (ngủ).
Trên rừng có khỉ đánh đu,
Xuồng ta lướt sóng vù vù tiến lên.
Tiến lên, ta quyết tiến lên,
Vượt qua mưa gió ta đên Đất Mùi (đến Đất Mũi).

Mười quốc gia tham nhũng nhất thế giới

Có VN ta không? Mời đọc!

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

"Hành khúc ngày bình yên" và Quỹ đền ơn đáp nghĩa

Mời đọc thông báo của Nhóm thiện nguyện!

Cách chữa bỏng đơn giản và công hiệu bằng lòng trắng trứng.

 Một việc làm trong tầm tay.
Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .

Đền thờ Bác trong công viên Vườn chim Tp Cà Mau



Một phần ba công viên là Đền tưởng niệm Bác vừa mới khánh thành. Chúng tôi đã ra tới cổng, hỏi bảo vệ mới hay nên quay lại. Công trình thật hoành tráng, dọc đường vào là các loại cây quý từ khắp mọi miền đất nước được tuyển chọn về (giống khi sắp hoàn thiện Lăng Bác 1974). Phía ngoài có bậc tam cấp và cổng vòm với đôi câu đối "Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha".





Về Đất Mũi (Quang Việt)

Cô Đàm Thơ, chủ nhà, cực kì nhiệt tình.


Vụt trôi qua như một giấc mơ,
Đẹp như trang cổ tích ngày xưa,
Chuyến hành hương về thăm Đất Mũi,
Về Cà Mau thăm cô Đàm Thơ.

Bốn chàng trai với cô “cún” xinh (1)
Cưỡi con “Nô Vá”(2) chạy băng băng.
Tiếng cười đẩy nó lao vun vút,
Hình như xe không chạy bằng xăng.


Thoải mái chưa?


Đáy bắt cá chắn ngang sông Cửa Lớn.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Bài đáng xem về Trung tướng Trần Độ

Tháng 8 năm nay tròn 10 năm ngày ông mất. BT5 xin giới thiệu bài của nhà văn Võ Bá Cường viết về 1 vị tướng giản dị trong cuộc sống, sâu sắc trong tư duy và rất gần văn nghệ sĩ, sống rất văn, rất thơ, rất hóm...
Mời đọc!

Nhặt nhạnh dọc đường: Vườn chim ở Tp Cà Mau (KQ-ĐT)

Gặp lần đầu mà như quen biết đã từ lâu.
Vừa đổ dốc cầu xuống đường Phan Ngọc Hiển thì đã thấy cô Thơ chờ ở cửa KS. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, không quên chụp ảnh kỉ niệm. Cô thông báo ngay kế hoạch: Tranh thủ trời còn sáng đi thăm Vườn chim rồi đi ăn bánh xèo; tối về nhậu tiếp ở nhà cô. OK, nhận phòng xong lên xe đi Vườn chim. Đã quá 5g nhưng vì cô Thơ giới thiệu là khách từ HN vào nên bảo vệ vẫn mở cửa.





Nhặt nhạnh dọc đường: Miền Tây và những chiếc cầu vượt sông

Cầu Mỹ Thuận, Vĩnh Long.

Cầu Cần Thơ.

Đổ dốc cầu Cần Thơ.

Phóng tầm mắt ra xa.

Màu xanh dọc bờ sông, trời xanh và những đám mây trắng.










Cầu Cần Thơ nhìn từ bến Ninh Kiều, sớm 18/8.
Cửu Long, 9 rồng, càng ra gần biển cửa sông càng rộng mở. Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ là 2 cầu dài và lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ nó mà kinh tế của miền Tây phát triển, thông thương, không còn những chuyến vượt sông nguy hiểm khi lũ về.
Về thiết kế thì 2 cầu này đều là cầu dây văng nhưng căng dây cáp của 2 cầu có khác. Cầu Mỹ Thuận có 2 dàn cột 2 bên cầu tạo thành hình chữ H, còn cầu Cần Thơ hình chữ A.
Từ trên đỉnh cầu phóng tầm mắt ra xa thấy dòng sông cuộn sóng, rộng lớn, 2 bên bờ là làng mạc với cây trái xanh um. Trên bầu trời xanh có đầy mây trắng... Thật sảng khoái.

Đàn voi rừng về viếng tang người đã cứu chúng (ST: Đạt)


Lawrence Anthony, một Phi và là tác giả của 3 cuốn sách trong đó có cuốn sách bán chạy nhất “Whisperer Elephant”, đã dũng cảm cứu và phục hồi nhiều động vật hoang dã và voi trên toàn thế giới khỏi sự tàn bạo của con người, kể cả việc cứu hộ dũng cảm các con thú ở Vườn thú Baghdad trong cuộc chiến giữa Mỹ và Iraq vào năm 2003.

Bài báo đoạt giải của 1 bạn Trỗi k5: Một vài kỷ niệm với Thể thao – Văn hóa

Đối với thế hệ 5X chúng tôi thì bóng đá là một môn thể thao vừa gần gũi vừa xa vời, nhất là vào những năm 60,70. Gần gũi là vì những yêu cầu đơn giản của nó, chỉ cần một quả bóng, 1 cái còi, 1 thửa ruộng là có thể tổ chức được 1 trận đấu không khoan nhượng với mỗi bên có thể chỉ cần 2 người, 3 người…Xa vời là vì thời kỳ đó tin tức bóng đá thế giới đến với chúng tôi cực kì ít ỏi. Những cái tên Pele, Garincha, Lép Iasin…chỉ được mốt số người hiếm hoi ở thành phố biết đến.

Đối với thế hệ 5X chúng tôi, các bản tin của VNTTX là tài liệu hạn chế lưu hành mà chỉ có những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cỡ sư đoàn trở lên mới được đọc. Trụ sở VNTTX ở đầu  phố Lý Thường Kiệt kín cổng cao tường, là một cơ quan rất đặc biệt đối với giới bình dân Hà Nội.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Giỗ lần thứ 40 của bạn Huỳnh Kim Trung

Nhận lời mời của bác Huỳnh Kim Trương, trưa nay chục bạn Trỗi đã đến dự đám giỗ cùng gia đình.
Di ảnh bạn.

Bàn thờ hôm nay. Trung mất trước má gần
40 năm. Má mất năm ngoái, chưa giỗ đầu.

Công Trường không quên mồi thuốc cho Trung.



Mấy ngày ở Vinh, Hạ Long

Mời qua Uttroi xem phóng sự ảnh!

Phim truyện "Chiến hạm nổ tung"

Từ ngày 20/8/2012, trên HTV9 từ 17g30 sẽ chiếu bộ phim truyện lịch sử dài 30 tập "Chiến hạm nổ tung". Phim kể về các điệp viên biệt động dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Tạo (thân phụ Nguyễn Trung Quốc k7) và ông Lê Giản, và các ông Kim Sơn, Nguyễn Hoàng Đạo (thân phụ anh Nguyễn Văn Hoàng Đạo) thực hiện kế hoạch đánh chìm chiếc tuần dương hạm Amyo D'Inville ở biển Sầm Sơn, Thanh Hóa vào năm 1951.
Nữ biệt động Nguyễn Thị Lợi đã ở lại con tầu và dũng cảm hy sinh cho chiếc va ly có mìn nổ tung...
Mời tham khảo!