Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Hội trường lần thứ 50 tại HN

Chủ nhật, 11/10/2015, Hội trường lần thứ 50 kỉ niệm Ngày thành lập Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, 91 Trần Hưng Đạo, HN, bắt đầu từ 8g30 sáng.
Kính mời thầy cô, gia đình các AHLS, thân nhân thầy trò đã mất cùng tìan thể anh chị em từ k1 đến k8 có mặt dự đại lễ này.
(Trang phục: lịch sự, có mang theo huy hiệu Trường Trỗi. 
Anh chị em là quân nhân mặc tiểu lễ phục hè).

Nóng lòng ngày hội ngộ (Cao Cẩm Quỳ)

Anh mong chờ ngày gặp mặt thầy trò Trường Trỗi. Trên blog của anh đưa lại hình ảnh chuyến thăm Quế Lâm của thầy trò trường ta.
Vào blog của Cao!

Thầy Hồng Tuyến bắt nhịp bản Trường ca

Mời vào Bạn Trỗi!

Bút Tre - cuộc đời dung dị và chuyện giải nỗi “oan thơ” trải hàng thập kỷ

Là một nhà thơ có lối phóng bút tự do, chân chất và “mộc” ngay như bút danh của ông - “Bút Tre”, thế nhưng từng có một thời chính cái giản dị mộc mạc trong thơ Bút Tre ấy bị xem là sự non nớt, tùy tiện trong nghệ thuật, phải kiểm điểm… và cuộc đời ông cũng mộc mạc, đầy sóng gió như chính những vần thơ của ông vậy. Đến mãi sau này, người ta mới thấy hết được cái hay, cái ý nghĩa trong thơ Bút Tre.

    Chân dung nhà thơ Bút Tre.
    Chuyện giải nỗi “oan thơ” hàng thập kỷ
    Về thăm gia đình cố nhà thơ Bút Tre vào những ngày đầu tháng 9, chúng tôi rất đỗi ngỡ ngàng trước cảnh vật quê nghèo của nhà thơ quá cố. Căn nhà cấp 4 nằm im lìm khuất lấp sau vườn na đương độ ra hoa. Phía trước sân vườn, ngôi mộ của nhà thơ Bút Tre nằm lặng lẽ.
    Nhà thơ Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng (SN 1911 - 1987), quê ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), nguyên Trưởng ty Văn hoá Phú Thọ, là người khởi xướng cho phong trào thơ vè, tức là dòng văn thơ có phong cách gần gũi với lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân thôn quê, vừa mộc mạc, vừa chân chất lại rất đỗi gần gũi, giản dị. Thơ ông có lối gieo vần rất riêng, thường mang lại nụ cười sảng khoái cho người dân lao động sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Cũng chính vì phong cách thơ đặc biệt của mình mà có thời Bút Tre đã phải chịu nhiều oan khuất.
    Gặp người con dâu của cố nhà thơ - bà Vi Thị Lương - trong căn nhà cũ của gia đình được xây từ những năm 1978, bên chén trà nóng thơm nồng, bà vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về những kỉ niệm thời bố chồng còn sống: “Ông cụ yêu thơ đến lạ lùng, ông có thể lấy được cảm hứng thơ ngay từ những điều dung dị nhất, không ai ngờ tới, ví dụ như trồng cây, hoặc đơn giản chỉ là con đường làng, tiếng còi xe, con đò: 
    “Con đò dịch đít sang ngang
     Bên kia có một cái làng thò ra”.
     Cũng chính vì dành quá nhiều tình yêu mến cho thơ ca, với lối viết thơ, gieo vần đầy ngẫu hứng và bất ngờ mà nhà thơ Bút Tre không ít lần bị mắc oan chỉ vì những bài thơ do mình sáng tác.