Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Tản Văn: Cú... (Phan Nam)

Chơi thân với thằng bạn. Hắn cái gì cũng "chơi", nào đàn, hát, nào vi tính, nào vẽ vời, cả lái xe... Cố theo nó nhưng cái nghề cơ khí ôtô của tôi thì dầu mỡ, tay chân là chính, nên theo được phần nào đã là cố lắm rồi. Hắn cứ giục, ông phải học sử dụng máy tính đi, còn thư từ cho bọn Quang, Quý, còn đọc báo điện tử... (Thằng Quý Tôn Gia bên Đức về chơi, bảo: Thế giới này phẳng lắm mà, không biết IT là... không ăn.
Biết thế mà ngại quá, cứ ngồi lên máy tính là lóng nga lóng ngóng, không biết phải nhấn vào núm nào trước. Mà trên bàn phím có tới mấy chục cái núm. (Như chị em thì chỉ có mỗi 2 núm. Bấm dễ ợt!).
Nhiều lúc cú. Mẹ, nhiều thằng ngu hơn mình, chả bằng đại học đại hiếc gì mà xách lap-top theo người và bấm choanh choách. Vậy ra mình lại ngu hơn chúng nó à? Tức.
Mà máy tính ở xuởng thì có, bỏ cả tiền để cho nó nối mạng. Còn mình thì "i tờ ít... mờ ít mít huyền... tịt" mới tức! Cú!
Về bắt chú Khai ở xuởng mở lớp đào tạo IT cấp tốc cho 1 học trò già. (Cũng là chiến thắng bản thân, chiến thắng sĩ diện). Lúc đầu cũng bỡ ngỡ, ngượng nghịu như tập... xtg. Nhưng chỉ vài nhát là xong. Trên đó cái gì cũng có, các ông ạ. Từ báo hàng ngày đến BBC. (Vậy là đỡ tiền maua báo). Có cả video, nhạc hay, cả chuyện em út, cả ảnh "nuy" của chị em xinh nhất thế giới... Hay thế! (Thấy chú Duy Đảo bảo "chat" đuợc mà chưa dám chát với em nào. Chỉ sợ bị gái nó lừa, lại mất tiền oan).
Giờ, sáng sáng vừa đến sở là mở ngay máy, vào Bantroik5, đọc. Suớng quá. Rồi viết nhăng viết quậy. Thấy anh em huởng ứng, gặp anh em hàng ngày. Hay thế!
Hết cú!

Đầu năm, lại đuợc đọc bài của Tôn Gia trên Bee

Mời bạn vào đây xơi món khai vị đầu năm!!!

Truyện ngắn: Ngọn lửa bất diệt (Huỳnh Văn Úc)


Thằng Cò là học sinh giỏi môn Văn của Trường PTTH huyện nhà. Nó đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Văn của tỉnh. Vì vậy hôm nay nó có vinh dự được ngồi ở hàng ghế đầu trong Hội trường huyện. Hội trường chăng đèn kết hoa, căng khẩu hiệu chào đón một vị cán bộ tận Trung ương về thăm. Câu khẩu hiệu Nhiệt liệt chào mừng và kèm theo đó là một dãy dài các cụm từ nêu rõ bằng cấp và chức vụ của ông. Sau cuộc hội kiến ở Văn phòng UBND huyện, người ta dẫn ông đi thăm cánh đồng có lợi nhuận 80 triệu đồng/hecta/năm, thăm trại lợn nuôi theo phong cách công nghiệp của bà Năm. Hôm trước bà vừa mới xuất chuồng mất vài chục con, bù lại người ta mượn lợn của hàng xóm thả vào để chuồng trại đỡ vắng vẻ. Vì khác đàn nên lợn cắn nhau chí choé, người ta giải thích với ông cán bộ rằng tính tình càng hung dữ thì lợn nuôi càng chóng lớn. Ngoài ra huyện nhà có thành tích gì thì đem khoe bằng hết, trong đó có thành tích học tập của thằng Cò. Vì vậy hôm nay nó được nghỉ học và ngồi ở hàng ghế đầu, người ta rỉ tai nó là nghe giới thiệu đến tên và thành tích học tập thì đứng dậy, trước hết đưa hai tay lên quá đầu vỗ tay, sau đó có thể nói dăm ba câu chào mừng ông cán bộ, xuất khẩu thành thơ được thì càng tốt.

Đầu năm nghe "Phiên chợ Ba Tư" và...

Bản nhạc thuờng đuợc nghe mỗi đầu giờ chiều, sau hồi kèn báo thức, ngày ở Y Trung - Quế Lâm. Tự nhiên những bản nhạc cổ điển kiểu như thế ngấm sâu vào máu bọn nhóc chúng ta. Đã 44 năm rồi.  Thật khó quên...
Trên Uttroi có đăng tải các tác phẩm này. Mời cùng thuởng thức!!!.

Hãy nghe các nguyên thủ nói gì ngày đầu năm (Bee)

Mời bạn cùng đọc!!!

Út Phương 2 (Đào Duy)


  Vợ hơi nhổm người lên ngạc nhiên, chưa kịp hỏi, Út Phương cứ thế liền mạch: "Con quen một cô, cô ấy là khách mối, quen lâu rồi từ ngày cô ấy chưa bỏ ông chồng trước. Cô ấy tuổi Dần, tuổi Dần là cao số lắm phải không cô? Chả thế mà thứ bảy tuần trước cô ấy đến gội đầu  rồi sụt sùi bắt con phải xơi món “dưa lê” hết buổi sáng . Nghĩ cũng tội, mỗi người mỗi cảnh, chả ai giống ai. Cô ấy chia tay người chồng trước, có với nhau được 2 mặt con, hai người con đều lớn và có công ăn việc làm cả. Đang yên thân sung sướng, nhà to, kinh tế khá không phụ thuộc vào ai. Tự dưng lại dở chứng đi đèo bòng một ông, ông này cũng  một hai lần đò rồi. Ông ấy rót mật vào tai rủ rê thế là đùng đùng khăn gói quả mướp thuê nhà ra riêng .
  Ông nói ông có nghề quay phim chụp ảnh. Nghề này thì lắm tiền mới phải nhưng chả biết tiền bạc đi đâu mà một xu dính túi cũng không có. Thế là cô bỏ tiền ra đầu tư cho ông, nào là máy quay phim, máy ảnh, nào phụ kiện đồ nghề… toàn những thứ lắm tiền.
   Sau thời gian nồng ấm là tới thời kỳ thoái trào giống như phong trào công nhân ở ta đầu thế kỷ vậy. Tình cảm cứ phai nhạt dần Ông hay vắng nhà, nói với cô là đi làm phim xa, lúc thì Đà Lạt, khi thì Phan Thiết… Cô tin. Cô nghĩ thằng đàn ông cũng như con ngựa, con ngựa phi mãi rồi cũng phải tới lúc mỏi gối chồn chân, cô không ngờ rằng có một ngày con ngựa già của cô dở chứng. Một ngày cô sững sờ phát hiện ông chồng hờ của mình có bồ thật. Nói rồi nước mắt cô cứ thế lã chã rơi...
  Thông cảm bằng một hồi lâu im lặng. Út Phương cố tìm trong cái đầu vốn đơn giản gốc gác nông dân của mình một lý do nào đấy thật đàn bà, thật thuyết phục để an ủi người bạn “ vong niên”:
   -  Hay … hay là … - Út Phương ngập ngừng.
   - Hay là có tuổi rồi cái khoản kia của cô không còn đảm bảo nữa? Đâm ông ấy chán?
   -  Còn lâu nhá! Như chạm phải lòng tự trọng, thế là cô chả thiết giữ kẽ thông thốc khai hết với con -  Khoản kia ấy à! (Vừa nói cô vừa lắc lắc cái đầu còn găm đầy những cuốn tóc làm chúng lắc lư như những bông Tuylip đung đưa trong gió). Nói thực với cháu: “Khoản kia của ông ấy chả ra cái chó gì, không bằng một phần của cô, ngữ ấy sức đâu mà cõng thêm con nào".- Đắn đo một lúc, Út Phương cố thuyết phục.
- Với cô ông ấy “tệ” ông ấy  “chả ra chó gì”, dưng với người khác ông ấy không “ tệ” thì sao?
  Đến mấy phút chả thấy cô ấy phản ứng gì. Rồi đột nhiên thấy cô thở dài:
   - Cái đó thì chả biết …
  Thế là cô nhất quyết chia tay.
  Ông chồng hờ cũng là tay đàn ông đàng hoàng, thú nhận tất cả và hứa sẽ thanh toán những gì  mà cô đã đầu tư cho ổng.
  Cô nói: “Chả cần phải thanh toán, cô chỉ xin lại những thứ mà cô “đầu tư” cho ông đem về làm kỷ niệm thôi.” Thế là bỗng dưng bây giờ trong tủ cô nào là máy ảnh, nào là máy quay phim,  rồi đèn, rồi đồng hồ đo, “chân cẳng” … lỉnh kỉnh  chả biết làm quái gì với những thứ ấy. Kỷ niệm đâu chả thấy chỉ thêm lộn ruột. Nên cô ấy nhờ con tìm người tẩu tán cái của nợ ấy đi càng sớm càng tốt, lỗ cũng được.
 Bỗng Út Phương cúi người xuống sát tai vợ tôi:
-  Hay là cô lấy cho chú nhà. Nghe cô nói chú cũng khoái cái nghề phó nháy, quay phim  lắm mà.
-  Tao chả dại. - Vợ tôi vừa nói vừa cười.
  Trước khi về Út Phương còn dặn với theo: "Cô nhớ hỏi xem có ai … hộ con với nhé!".
(Còn tiếp)

Mười  ngón  tay của Út Phương lùa dưới mớ tóc, cào nhẹ trên da đầu cộng với tiếng nhạc nhè nhẹ và  không khí dịu mát của máy lạnh, mùi dầu gội phảng phất làm cho đầu óc vợ như giãn ra:
  - Cô ơi! Cô ngủ à? - Út Phương ngập ngừng
  - Không! Cô “chỉ mơ màng tí  thôi”. Có chuyện gì không con? - Vợ tôi giả nhời.
  - Con muốn nhờ cô chuyện này.
  - Ừ! Con nói đi.
  - Cô đi làm nhà nước, quen biết nhiều, cô xem có ai muốn mua máy ảnh, máy quay phim không ? cô giới thiệu hộ con.