Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Thăm trường Đại học Chulalongkorn, BKK

Trường lâu đời nhưng biển hiệu quá khiêm tốn.
Sang đây đi đâu cũng thủ túi bản đồ TP. Còn dân Thái gần như ai cũng thạo sử dụng bản đồ để tìm đường và giúp du khách. Sáng cuối cùng khi thức dậy thấy vợ con còn ngủ nên lẳng lặng lên đường, (ấy cũng là thể dục!). 
Vòng qua gara của siêu thị MBK, thấy trên bản đồ chỉ Chulalongkorn University không xa nên tìm đến.
Ngỡ ngàng vì phía trước trường có hẳn 1 công viên rộng với hồ có vòi phun nước, sân cỏ xanh rì và có view cực đẹp. Vội tạt vào. 
Gặp mấy tay bảo vệ chả thấy cấm cản.

View đẹp nhìn vào trường.

Hồi ký của đại sứ Trung Quốc về sự kiện Hội nghị Thành Đô (ST)


Lời dẫn: Chưa bao giờ dư luận lại ồn ào như bây giờ về nội dung của Hội nghị Thành Đô năm 1990 giữa phái đoàn cao cấp của Việt Nam và Trung Quốc. Báo chí quốc tế cũng từng đưa tin về sự kiện này, nhưng hầu như không có nọi dung cụ thể. Có một nguồn tin cho biết, báo Thái Lan có đăng nội dung chính của hội nghị, nhưng lâu ngày ít ai quan tâm nên rơi vào lãng quên.


Lâu nay trên mạng xuất hiện một bài viết, trong đó người ta đăng tải nội dung biên bản hội nghị Thành Đô với nội dung, Việt Nam sẽ biến thành một đặc khu của nước Trung Hoa. Đây là một sự bịa đặt lếu láo vô căn cứ. Nếu ai thường xuyên quan tâm đến mối quan hệ lân bang giữa Việt Nam và Trung Quốc thì dễ dàng nhận ra đó là một thông tin giả .
Liệu có một văn bản hay gọi là Kỉ yếu gặp gỡ Thành Đô hay không? Chắc chắn là có. Nó nằm trong lưu trữ của cơ quan hai nhà nước. Vì mục đích và quyền lợi của mỗi nước, chưa nhất thiết phải công bố để thanh minh với dư luận.

Tản mạn: Từ chuyện kéo ghế... (2)

Chuyện thứ hai. 

Giữa thập niên 1990, để chuẩn bị cho “Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ – lần thứ 7”, diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1997,Chính phủ Việt Nam đã quyết định trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội với kinh phí 156 tỷ đồng, tương đương khoảng 14 triệu đô la Mỹ. Việc quá quan trọng và rất khó nữa, nên gười ta kén một người con nhà nòi, gốc Hà Nội là KTS Hoàng Đạo Kính (con trai của Nhà Văn hóa lớn vừa là Nhà “Hà Nội học” Hoàng Đạo Thúy) làm Giám đốc BQL dự án “Cải tạo, tu bổ Nhà hát Lớn – Hà Nội”. Dự án được bắt đầu năm 1995 và hoàn thành 2 năm sau đó, với sự tham gia của 100 nhân công và dưới sự giám sát của KTS người Pháp gốc Việt là ông Hồ Thiệu Trị, tác giả đồ án trùng tu.