Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Đừng để con chúng ta mất trí nhớ tập thể


"Tôi đau xót thấy môn sử đang bị đẩy vào ngõ cụt và có nguy cơ không còn tồn tại trong chương trình giáo dục phổ thông (vì chắc chắn không còn học sinh chọn học môn này..."; "Mong các nhà chiến lược giáo dục quan tâm trả lại vị trí vốn có của ngành sử trong hệ thống giáo dục phổ thông...", GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trả lời phỏng vấn báo VNN - Tuần Việt Nam như vậy. 
    Thật may, trên chuyến hành trình từ Hà Nội vào tới Đà Lạt, nhà báo Đoàn Công Lê Huy lại hội ngộ Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc. Cùng một suy nghĩ, cùng một trăn trở, họ đã trò chuyện với nhau thật nhiều về việc làm sao để các con yêu và hiểu về lịch sử dân tộc.

    Thi trượt vẫn phải học

    Có một câu chuyện khá nổi tiếng về Thomas Alva Edison, nhà phát minh vĩ đại đã sáng chế ra bóng đèn điện. Chuyện kể về một buổi tiếp kiến tổng thống Hayes tại Nhà trắng, khi được hỏi rằng “chẳng hay ngài Edison đây đã tốt nghiệp kỹ sư ở trong nước hay châu Âu”, ông đã đưa ra tấm bằng tốt nghiệp duy nhất của mình.
    Đó là một mẩu giấy nhỏ trong đó viết: “Trò Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là ông nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì có đi học cũng không làm nên trò trống gì”. Mẩu giấy ấy được hiệu trưởng trường tiểu học của Edison viết. Cậu bé Thomas đã bị đuổi chỉ sau 3 tháng đi học vì hay hỏi những câu thiểu năng theo kiểu “liệu có cho tiếng nói vào trong cái hộp được không” (tất nhiên là cho đến khi chính Edison phát minh ra máy thu âm thì cho thế quái nào được), hoặc là làm thí nghiệm gây khói mù mịt cả trường.

    Thomas Edison từng bị đuổi học vì hay nói những câu khác người. (Ảnh: Funnyfacebookstatus)