Hai ngày ở Matxcova, chúng tôi thăm Quảng trường Đỏ, nơi diễn ra các cuộc diễu binh cấp nhà nước, ngắm các tháp có gắn sao đỏ của tòa thành Kremly. Xếp hàng rồng rắn độ một tiếng để vào viếng lãnh tụ vỹ đại của giai cấp vô sản thế giới Vladimir Ilish Lenin, sau đó viếng các lãnh đạo Liên Xô nổi tiếng từng nghe tên như: Đại nguyên soái Stalin, các nguyên soái Voloshilov, Jukov, Buđionyi, các Tổng bí thư ĐCSLX: Brejnhiev, Andropov, Technhenko… Nhà du hành vũ trụ Gagarin, Bác học thiết kế tên lửa vũ trụ Korolev…
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015
Đừng ăn hết đời này
Đừng ăn hết đời này!
Tôi sinh ra tại miền quê nghèo. Chiến tranh cướp mất cha mẹ nên tôi sống với ông bà. Ông ngoại tôi - một nông dân hiền hậu. Ông mất từ năm tôi 13 tuổi nhưng những ký ức về ông đã trở thành hành trang trong suốt mấy chục năm làm người của tôi. Những câu chuyện của ông luôn làm tôi nhớ mãi.
Cứ tới mùa gặt, phơi phóng xong đâu đó ông lại xách cái gàu rủ tôi đi ra đồng. Ông nói: “Ông cháu mình đi kiếm con cá tràu (cá lóc) để mai làm tô mì gạo mới”. Hồi đó, cá nhiều vô kể, đi chút là có vài ba con tràu đủ làm bữa mì Quảng. Tát xong, ông chỉ bắt cá to, cá nhỏ bỏ lại xuống ruộng để cho nó lớn. Lâu ngày được ăn mì, ăn xong còn chút nước trong tô, tôi bưng húp sạch. Thấy vậy, ông đưa tay ngăn và nói: “Đừng ăn hết như thế!”. Rồi ông giảng giải: “Mình đừng bỏ thừa nhiều quá phí của (thời đó người miền Nam chưa có từ lãng phí), nhưng cũng đừng ăn hết đến miếng cuối cùng vì còn phải chừa lại cho sinh linh ngạ quỷ, chừa lại cho những sinh vật mà mình không nhìn thấy”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)