Chiều thứ bảy, vợ chồng Bắc tổ chức tiệc mừng tân hôn trên Thủ Đức. Cánh Trỗi có thầy Trinh và chục bạn k5. Vui vẻ. Bố vợ còn lên hát 1 bài về quê hương Thái Bình tặng quan khách và 2 họ. Đông Nhân thay mặt thầy trò Trỗi tặng bạn cũ cùng gia đình mới 2 bài "Biền và Thuyển" (Hữu Xuân) và "Người bạn cũ cùng binh đoàn" (bài hát CCB Nga)
Mời xem slide-show!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013
Lê Thành Bắc cho con gái đi "chống lầy" (Ảnh: Nhất Trung)
BÀ MẸ VIỆT NAM (ST: Nguyễn Giang)
Gặp ông bạn già. Ngồi tâm sự, ông có đọc cho tôi bài thơ. Cảm nhận thấy hay, tôi gửi chuyển lên cho a/e tham khảo. |
Ngày ba con: ra đi
Mẹ đang còn trẻ lắm
Đôi môi hồng mộng thắm
Cặp vú sữa căng tròn
Mẹ quyết nuôi đàn con
Chờ
ba ngày trở lại.
Nhưng - ba
con đi mãi...
Đất nước chưa yên bình
Mẹ lại quyết hy sinh
Đưa
anh Hai, ra trận.
Đời
mẹ còn lận đận
Theo vận nước lao đao
Nhưng
mẹ vẫn tự hào
Là người
dân yêu nước.
Tiễn anh Ba đi nốt
Theo cha anh lên đường
Ngày giải phóng quê hương
Mẹ chờ mong từng bữa
Người
trai trong khói lửa
Có về với mẹ đâu???
Nhớ thương - bạc cả mái đầu
Qủa là người mẹ - nặng sâu nghĩa tình.
Đưa cây báng về lại Từ Sơn (KQ)
Hắn là bạn từ thuở mẫu giáo với tôi và nhiều anh em Trỗi (1958 cùng đi học Trại Nhi đồng Miền Bắc của TW Hội LHPNVN, ở 20 Thụy Khê mà). Mấy năm cấp 1 thì cùng học từ lớp 1A, 2A, 3A, 4A đến lớp 5I (Lý Thường Kiệt 1 và 2 cuối đường Hoàng Diệu). Và hè 1965 thì cùng lên Trường Trỗi.
Năm 1968, hắn phải "tốt nghiệp sớm" vì nghịch quá, ông già bắt xuống đơn vị rèn luyện (đâu như Trung đoàn không quân Sao đỏ, cùng đơn vị với anh Lưu Quang Vũ) rồi về Trường Pháo binh ôn văn hóa. Năm 1970 lên Lạng Sơn thi vào Tổng hợp cùng đợt chúng tôi thi vào Quân sự, Quân y. Năm 1986 khi hắn sang Học viện quân sự mang tên Friderich Engel (Dresden, CHDC Đức) làm Doktor B (Tiến sĩ) thì tôi cùng chuyến bay sang thực tập sinh tại Viện Tự động hóa chỉ huy IMAT cùng Tp.
Bìa sách. |
Và hắn đây. |
Năm 1968, hắn phải "tốt nghiệp sớm" vì nghịch quá, ông già bắt xuống đơn vị rèn luyện (đâu như Trung đoàn không quân Sao đỏ, cùng đơn vị với anh Lưu Quang Vũ) rồi về Trường Pháo binh ôn văn hóa. Năm 1970 lên Lạng Sơn thi vào Tổng hợp cùng đợt chúng tôi thi vào Quân sự, Quân y. Năm 1986 khi hắn sang Học viện quân sự mang tên Friderich Engel (Dresden, CHDC Đức) làm Doktor B (Tiến sĩ) thì tôi cùng chuyến bay sang thực tập sinh tại Viện Tự động hóa chỉ huy IMAT cùng Tp.
Thưởng... Tết (ST: HP)
Mời xem chuyện này ở FPT!
Du lịch Pakistan (CB)
Pakistan là một nước Hồi giáo, đồng minh và có vũ khí nguyên tử do TQ giúp.
Vùng phía tây bắc của Pakistan là nơi đã sinh ra tổ chức Taliban, vùng này nổi tiếng trên thế giới về đào tạo những Al-queda hiện nay.
Những người vùng này quen sống với vũ khí như cái mobile phone của mọi người vậy, người dân ở đây không cần một thứ giấy tờ gì hết để mua 1 khẩu súng. Mời du lịch Peshawar của Pakistan !
Trang phục xưa ở ta (ST: KC)
Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.
Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.
Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim.
Nancy Dương cho biết, dù đã cố gắng để tái hiện hình ảnh giống với nguyên mẫu nhất, nhưng cô không dám khẳng định rằng tất cả hoàn toàn chính xác. Trong một số hình vẽ, màu sắc là do tác giả tự lựa chọn theo cảm quan của mình vì các tư liệu gốc không có màu sắc để tham khảo. Do không có hiện vật liên quan, trang phục của một số thời kỳ đã không có mặt.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)