Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Kiss the rain, Hôn mưa (Thủy k42)

Mời bạn cùng chia sẻ!

Với hai người bạn vừa ra đi! (Lê Chí Hòa k5)

Sáng 16/07/2012 các cựu thiếu sinh quân K5 Nguyễn Văn Trỗi đã tham gia lễ đưa tiễn bạn Trần Minh Sơn về cõi vĩnh hằng. Trong vòng 2 tháng chúng tôi đã tiễn biệt 2 người bạn, trước đó là Phạm Hữu Phùng. Vẫn biết sinh tử là lẽ tự nhiên, song vẫn cảm thấy hụt hẫng, bùi ngùi. Sơn và Hùng là thành viên của nhóm “sáng lập” có mặt từ thời kỳ Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc.

1.  Trong đội hình trung đội 5 (lớp 5) lúc đó do thày Ninh Cử Trực (chỉ huy) và thày Khương (chính trị viên) phụ trách, Sơn thuộc nhóm “cao tuổi” cùng với Huỳnh Tấn Lợi, Võ Văn Dũng, sinh năm 1951, trong khi đa số chúng tôi sinh năm 1952, 1953. Vì thuộc hàng “lão làng” nên Sơn thường dẫn đầu các trò nghịch ngượm của các tiểu tướng chỉ chịu đứng sau ma quỷ (Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba…). Trẻ con thường hay tò mò, thích những trò lạ, đặc biệt có tý mạo hiểm thì càng háo hức. Lúc đó trong lớp, Huỳnh Tấn Lợi là người duy nhất có hình xăm, mà hình xăm là biểu tượng tuyệt vời cho cá tính “anh chị” trên chốn “giang hồ”. Vì muốn khẳng định “đẳng cấp” nên Sơn quyết định mình cũng phải có hình xăm.

Mạnh được yếu thua (Huỳnh Văn Úc)

Pierre Đại đế, tiếng Nga Пётр Великий (1672-1725) là người đã tiến hành cuộc cải tổ vĩ đại ở nước Nga Sa hoàng, làm cho nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường. Sau khi trở thành cường quốc, Nga muốn tìm một lối thoát ra biển để tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu. Thoát ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh và Pháp chặn ở eo biển Dardanelles, lên phía bắc thì Bắc Băng Dương đóng băng quanh năm. Nga chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình Dương. Khoảng giữa thế kỉ 17, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang (sông Amur) rồi  bị Mãn Thanh chặn lại, hai bên ký với nhau Điều ước Nertchinsk (tiếng Nga: Нерчинский договор) vào ngày 27 /8/1689. Theo điều ước này Nga chấp nhận từ bỏ khu vực phía bắc Hắc Long Giang để giữ lấy khu vực giữa sông Argun và Hồ Baikal. Vào thời vua Đạo Quang (vua nhà Thanh trị vì từ năm 1821 đến 1850) nhân lúc Trung Quốc có nội loạn, Nga tìm cách lấn thêm đất. Nga lập thêm nhiều đồn doanh ở Hắc Long Giang, cắm cờ Nga, nhận là đất của Nga. Đến năm 1858 nhà Thanh đương bối rối vì loạn Thái Bình Thiên Quốc, Nga ép Trung Quốc ký với họ Hiệp ước Ái Huy. Đây là một hiệp ước bất bình đẳng, theo đó Trung Quốc phải nhượng cho Nga tất cả mọi vùng đất ở phía bắc sông Hắc Long Giang cùng với một phần lãnh thổ ở phía đông sông Ussuri. Năm 1860 Trung Quốc buộc phải ký với Anh và Pháp Điều ước Bắc Kinh. Nga viện lý do đã có công làm trung gian giúp nhà Thanh trong cuộc thương lượng với Anh và Pháp nên đòi ghi thêm vào Điều ước 15 khoản nữa. Những khoản chính có thể kể ra như sau:

1. Miền Đông sông Ussuri cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga,
2. Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm,
3. Thương nhân Nga được tự do ra vào Bắc Kinh.

Người Trung Hoa coi những khoản đó là nhục nhã nhất. Không tốn một viên đạn, không mất một tên lính mà Nga chiếm thêm được trên 2.000.000 dặm vuông, cổ kim chưa có trường hợp ngoại giao nào kỳ cục như vậy.

 

Tin nhanh: Ngày chót của chuyến đi đất Mũi

Chia tay anh Khánh, 3 anh em cùng "con chó xinh" đánh xe về Nhà an dưỡng 30 QK9. Hai bác già cùng Nga rủ nhau đi uống ca phê tối, còn tôi ngồi máy. Mệt quá, nằm lăn ra ngủ. Đêm ngon giấc nhất trong chuyến đi.
Sáng 4g30 cả 3 anh em thức giấc. 5g đi ngắm Cần Thơ đón bình minh. Bà con Cần Thơ đi tập thể dục sớm. Ra bến Ninh Kiều. Trời còn tối, phía đông chếch hướng cầu Cần Thơ le lói 1 vầng sáng. Tiếng phành phạch của động cơ các loại xuồng, xà lan... Vội ghi lại những hình ảnh quý.
6g trở về nhà khách. Đi qua Nhà tù tỉnh Cần Thơ cũ (sát Ủy ban. Giá không bị phá dỡ chắc tống khối chú vào đây!). Gặp các cháu đoàn đua xe Cần Thơ đang chuẩn bị đi Châu Đốc. Dọn phòng và xuống ăn sáng. Nhà ăn nằm sát bờ sông. Bên kia là chợ rau. Gió sộng mát rượi. Bữa ăn được tính trong tiền phòng.
7g30 xuất phát. Qua cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận. 9g vào đường cao tốc. 10g30 đến nhà chị Thắm, anh Chưởng (chị cả của Tô Văn Hoành) ở khu phố mới Q8. Chị thân quen với anh Việt từ 1959 trên Mộc Châu khi lên sống với phụ huynh đóng quân ở sư 335 (QK Tây Bắc)  Anh chị vui vẻ đón tiếp và mời ăn bữa cơm ngon với gà ta quay, cá khô Q8, canh xương, rau sống. Ngon miệng.
12g30 chào anh chị, đưa anh Việt về Tân Bình. 13g30 tới nhà sau khi đưa anh Ba về. Lăn ngay ra ngủ. Sướng!