Theo kế hoạch đã lên, vợ chồng anh Chu Kì Minh k2 có chuyến xuyên Việt. Hôm nay thứ bảy, 9/3/2013, có mặt ở Nam Cát Tiên. Trần Bắc Hải k5 từ Úc về, Thu Hồng k7 và Hoàng Anh k6 từ TpHCM cũng có mặt. Vậy là thời điểm này ở Nam Cát Tiên có đến 4 Trỗi (chưa kể k9 - vợ Trỗi).
Đây là chương trình đã lên kế hoạch của 'Hội bạn cũ Tổng hợp Kirshinhev' (Liên Xô cũ). Nghe đâu có cả vấn đề ngăn chặn xây dựng đập thủy điện trên sông Trị An, phần chảy qua Nam Cát Tiên gây tàn phá môi trường, môi sinh, làm giàu cho ít người, làm nghèo đại đa số dân ta.
Hoan hô các anh chị, các bạn đã dũng cảm làm việc đó!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
Bốn lính Trỗi ở rừng Nam Cát Tiên (Chu Kì Minh)
MỘT QUAN NIỆM VỀ TUỔI GIÀ (ST)
"Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghĩ đến đồng tiền, đừng nghĩ đến giàu hay nghèo nữa và.... Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch".
Đọc 2 câu trên thì phải cười 3 tiếng rồi... lắc đầu 3 cái. Không nghĩ đến tiền ư? OK.
Nhưng trong cái tứ khoái được liệt kê thì hết 50% là cần tiền: Ăn và Du Lịch. Ăn thì cần tiền còn ít nhưng món du lịch thì đúng là "không tiền, đố mày làm nên" và càng già thì càng nghiệm ra rằng: "Tiền không làm nên tất cả" nhưng "không có tiền thì tất cả đều không nên làm"!!!
Đinh Tiến Hậu: Tôi không đòi quyền tác giả
Thứ Hai, 25/06/2007 17:14
Trước hết tôi xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Lưu và nhạc sĩ Nguyễn Cường đã nêu vấn đề Ai là tác giả của bài hát Ngôi sao ban chiều của tôi. Cách đây 7 năm, trên báo Đầu Tư, nhà báo Nguyễn Lưu đã có bài Ngôi sao ban chiều - bài hát Nga hay sáng tác của một người Việt Nam. Trong bài báo này, ông nêu lên một số nét đặc trưng của bài hát và cho rằng đó là kết quả của sự giao thoa giữa các nền âm nhạc trên thế giới, ta thường gặp trong các sáng tác không cứ gì ở ca khúc mà trong khí nhạc cũng có. Vấn đề này là dễ hiểu, không có gì phải bàn thêm. Cuối bài báo, ông Nguyễn Lưu kết luận: Tác giả của nó không đặt vấn đề kiện bản quyền, không ồn ào về những gì đã qua.
Năm ngày hấp hối của Stalin (1)
LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.
BS Nguyễn Khắc Viện và bài tập thở (ST: Đạt)
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ,
BS.Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi, mất 8 xương sườn.
Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở.
Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
|
ĐẰNG SAU... (ST)
Đằng sau nụ cười là nước mắt...
Đằng sau nước mắt là niềm đau...
Đằng sau tình đầu là tan vỡ...
Đằng sau nỗi nhớ là tình yêu...
Đằng sau lời yêu là dối trá...
Đằng sau lạnh giá là khát khao...
Đằng sau chiêm bao là vỡ mộng...
Đằng sau biển rộng là bão giông...
Đằng sau cảm thông là thương hại...
Đằng sau khép lại là mở ra... đằng sau chúng ta là quá khứ... đằng sau quá khứ là......
Mệt quá... nói túm lại là phải coi chừng sau lưng ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)