Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Nhật ký Yale: Ngày nịnh học sinh Vũ Hà Văn (Giáo sư toán học ở Đại học Yale)



Đàn ông ở đâu cũng khổ. Đi làm nịnh sếp, về nhà nịnh bố mẹ. Lớn lên lấy vợ, thì về nhà nịnh thêm vợ, và các ông/bà con.

Lửa thử vàng, các giáo sư được thêm hân hạnh, là đến trường còn phải nịnh học sinh nữa.

Cũng may, cái sự nịnh học sinh, chỉ rơi vào một ngày trong năm.

Cái sự nịnh học sinh này, thật ra chỉ hay có ở các trường lớn. Các trường này có ganh đua được với nhau hay không, phụ thuộc vào chất lượng giáo viên đã đành, nhưng chất lượng học sinh cũng rất quan trọng.

Khoa Toán ở Yale một năm tuyển vào chỉ chừng 5-7 sinh viên mới (sinh viên sau ĐH, làm bằng tiến sĩ), nhưng khi gửi offer đi, thường phải gửi một lúc cỡ độ 20 cái. Lý do dễ hiểu, các sinh viên lọt vào tầm ngắm hay có tới 3,4 offer khác từ các trường mạnh tương đương, nên cứ gửi 3,4 thư thường chỉ có một người đến thôi.

Vị sư già và hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi ở Sài Gòn


Inline image 1

136 em khuyết tật bẩm sinh và 69 em lành lặn bị cha mẹ bỏ rơi đều được sư thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP.HCM) nuôi dưỡng với tình yêu thương vô bờ bến

“Ầu ơ, dí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi, con đi đường học, cha tu ở chùa…”, lời ru ngọt ngào của sư thầy Thích Thiện Chiếu khiến những phật tử đến thăm bùi ngùi xúc động.

Sự tích con Cá Gỗ - Bài thơ đẫm tình người Xứ Nghệ!


Bài thơ đẫm tình người Xứ Nghệ! Nhắc đến người miền Trung là nhắc đến sự chịu thương, chịu khó, nỗ lực vươn lên... bởi sinh ra trên mảnh đất khắc nghiệt, nắng thì gió Lào bỏng rát, mưa thì thối đất thối cát, chưa kể bão lụt hoành hành dữ dội. Chính trong bối cảnh ấy, người Xứ nghệ đã vượt lên, vươn xa, tỏa sáng. Sự tích con cá gỗ là hình ảnh đáng yêu trong gian khó, mà người miền Trung ai cũng biết...

Inline image 1
Xoa đầu con - cha kể
Từ xa xưa tục truyền
Có ông đồ hay chữ
Người xứ Nghệ - quê mình