Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Điện ảnh chủ nhật: Gặp nhân vật trong clip Tình yêu học trò (ST: Đạt)

Chỉ trong vòng hơn 4 ngày xuất hiện (31.3 - 4.4), clip có tên "Our fairy tale" đã thu hút tới 97.683 lượt truy cập, với nhiều lời bình ngưỡng mộ.
Công Huân, Nhật Hà - 2 nhân vật chính, trên sân trường Quốc học.

Giới thiệu trên YouTube, longnguyen130 - một thành viên trong nhóm thực hiện - viết (tiếng Anh): “Ý định của chúng tôi là muốn ghi lại một vài hình ảnh đặc biệt đáng yêu của Trường Quốc học (Huế), thông qua câu chuyện tình yêu trong sáng của hai học trò. Đây là câu chuyện cổ tích cho những ai đã từng sống trong tình yêu và được yêu quý tại ngôi trường này.

Du lịch mỗi ngày: New York nhìn từ Millenium UN Plaza Hotel (ST: Đạt)

Chủ nhật. Mời ngắm toàn cảnh New York từ đây!

"Slavonic Dance" của Dvorak (ST: Thuỷ k42)

“SlavonicDances” là chuỗi 16 khúc nhạc được Antonin Dvorak soạn cho dàn nhạc trong hai năm 1878 và 1886. Đương thời, những khúc nhạc sống động, đậm chất dân tộc này đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt và ngày nay, đây cũng là những nhạc phẩm đáng nhớ nhất của Dvorak. Trong chuỗi những khúc nhạc này, có một khúc nhạc mà tôi rất yêu thích nhưng cũng đã lâu rồi tôi chưa được nghe lại, phần vì môi trường sống của tôi khi vào đại học ko được tiếp xúc sớm với internet, phần vì bản nhạc này tôi nghe từ khi còn nhỏ xíu nên ko nhớ được tên cụ thể để tìm và nghe lại. Bỗng dưng, một niềm vui lớn đến với tôi vào ngày hôm nay, đó là tôi đã nhớ ra Number của bản nhạc.
Hạnh phúc thật giản đơn, chỉ cần nghe một bản nhạc hay và  hồi ức lại kỉ niệm cũ cũng đủ để khiến tôi có cảm giác vui sướng.
Xin mời các bạn thưởng thức bản nhạc Slavonic dance op. 46, No. 7 mà sau gần 20 năm tôi mới được nghe lại.


NỬA THẾ KỶ CỦA “TRUNG ĐOÀN 812 QUÂN HÀNH KHÚC”

Hành khúc ca là món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người lính, nó đã thôi thúc họ vượt qua khó khăn gian khổ, tiến lên hoàn thành nhiệm vụ. Trong số hàng trăm hành khúc ấy, phải kể đến “Trung đoàn 812 quân hành khúc”, bài hát đã sống với những người lính Cực Nam Trung Bộ hơn nửa thế kỷ qua.
Tác giả "E812 quân hành khúc" (trái) cùng đồng đội ở mặt trận Cực Nam Trung bộ.

… Tháng Tám 1945, cả Nam Bộ sục sôi khí thế cách mạng, khắp nơi vang lên lời ca “Mùa Thu rồi, ngày 23…”. Lực lượng thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn cùng bà con dựng thành đắp luỹ, giáo mác trong tay chiến đấu bảo vệ nhà nước cách mạng non trẻ. Sau ngày 23-9, Dương Minh Đẩu - anh cán bộ thanh niên Tiền phong Công đoàn Nam Bộ - được cử đi học khoá 1 Quân chính Vĩnh Cửu do tỉnh Biên Hoà tổ chức. (Đây là trường quân sự đầu tiên ở miền Đông do giáo sư Phạm Thiều làm Hiệu trưởng cùng các đ/c Huỳnh Văn Hớn, Phan Đình Công, Nguyễn Xuân Diệu phụ trách). Kết thúc khoá học cũng là lúc mặt trận Sài Gòn bị vỡ, anh cùng đồng đội rút về Xuân Lộc, sau đó về Phan Thiết. Vốn đã là nơi tập trung chuyển quân Nam tiến từ miền Bắc vào mặt trận Sài Gòn, nay Phan Thiết lại là nơi tập kết của các lực lượng bộ đội từ miền Đông rút ra.

Hồ Chí Minh, một cuộc đời (5)


6. Nghệ Tĩnh đỏ



Đảng cộng sản Việt nam ra đời, thỏa mãn ước mơ của Quốc khi rời quê hương cách đây 21 năm, tìm một con đường để giải phóng đất nước. Cùng với cuộc đại khủng hoảng đang diễn ra ở thế giới tư bản, phong trào cách mạng ở Đông dương có vẻ như minh chứng cho dự báo của QTCS về ngày huy hoàng sắp đến của cách mạng thế giới. Tuy nhiên, với Quốc, có nhiều câu hỏi cần phải trả lời. Liệu đảng mới sẽ thuộc đảng bộ sắp được thành lập tại Singapore hay sẽ báo cáo trực tiếp cho văn phòng FEB tại Thượng Hải? Liệu Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò đại diện của QTCS hay sẽ trực tiếp lãnh đạo Đảng? Nếu lãnh đạo thì sẽ đóng ở đâu vì nếu Quốc về Đông dương, sẽ bị bắt và xử ngay.

Ngày 13/2, bất chấp cái lạnh, Quốc đi Thượng hải để liên lạc với Hilaire Noulens tại trụ sở của FEB trong một biệt thự châu Âu trên phố Nam kinh náo nhiệt. Gặp Noulens không phải là việc dễ. Ngày 18, Quốc viết thư cho Nou, giọng rất bức xúc: