Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Hiếu hỷ

Sáng thứ hai, 28/9/2015, anh em k2, k5, k6 đã đến viếng mẹ anh Đào Công Triển k2 và mẹ vợ Nguyễn Quang Việt k5. Trưởng BLL nhà trường Bùi Quang Vinh có mặt tại TPHCM cũng đã đến viếng cụ, sau đó xuống Tân Sơn Nhì viếng thầy Dương Huỳnh Điểu.
Hai gia đình chân thành cảm ơn tình cảm của thầy trò nhà trường.

Hà Nội buồn và ngọt ngào đến "nổi da gà" trong bộ ảnh "Những cơn mưa bất chợt"

Nam - nhiếp ảnh gia của bộ ảnh tâm sự: "Mình rất thích mưa thế nên mình cố lặn lội khi trời mưa để ghi lại những khoảnh khắc những gì mắt mình nhìn thấy. Trong mưa, Hà Nội thật là buồn, nhưng cũng ngọt ngào đến ám ảnh."

Hà Nội và những cơn mưa bất chợt
Trong cơn mưa tầm tã, 2 người trẻ đang băng qua đường và cố che chắn cho nhau.

Vì sao sau 1000 năm Bắc thuộc, Việt Nam vẫn không bị Trung Quốc đồng hóa ?

(Tác giả: nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hoành)


Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.