Đức Trịnh trưởng thành từ 1 anh lính ở QK9, lăn lộn ở chiến trường K. Sau những lúc trận mạc căng thẳng, Trịnh còn đam mê đàn hát. Sau này ra Bắc vào học Nhạc viện, Trịnh thành lập ban nhạc sinh viên mang tên Hoa Sữa, nổi tiếng 1 thời ở HN. Ra trường, Đức Trịnh về trường Cao đẳng (nay là Đại học) VHNTQĐ làm giáo viên rồi phấn đấu lên vị trí hiệu trưởng. Cuối năm rồi Trịnh được Nhà nước tấn phong hàm thiếu tướng.
Chiều chủ nhật 13/1, Đức Trịnh mời cơm thân mật tại Nhà hát QĐ phía Nam. Vợ chồng NSƯT Dương Minh Đẩu cùng nhiều bạn bè thân thiết trong và ngoài QĐ, anh chị em trong giới văn nghệ sĩ có mặt chia vui.
Mời cùng xem slide-show cuộc vui đêm qua.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Chung quy chỉ tại Vua Hùng (Huỳnh Văn Úc)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- The Second Waltz (Bản Vanxơ số 2 của Dmitry Shostakovich)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013
Du lịch cộng đồng Amish ở Mỹ (ST: CB)
Trên nước Mỹ có một cộng đồng gọi là Amish với dân số khoảng 250.000 người. Họ là những người gốc Đức-Hòa Lan đến nước Mỹ khoảng 300 năm về trước, đầu tiên định cư ở vùng Pennsylvania.
Đặc điểm của cuộc sống người Amish là họ từ chối sử dụng điện, điện thoại, tv, xe ô-tô, có nghĩa là những tiện nghi hiện đại để giữ truyền thống cuộc sống của họ.
SÁU HỒI (Sưu tầm by N.N.C)
Mệnh trời đã định sẵn rồi
Đời người ai cũng sáu hồi phải theo
“Hồi thơ ấu” sống trong veo
Vô tư thánh thiện với nhiều mộng mơ
“Hồi hộp” sao thuở đợi chờ
Đắm say khờ dại ngu ngơ tình đầu
Nổi chìm trong cõi bể dâu
Xế chiều tìm lại bắt đầu “Hồi xuân”
Thích giao lưu bạn xa gần
Trẻ trung như tuổi thanh xuân ngày nào
Dòng đời mải miết trôi mau
Thời gian nhuộm tóc trên đầu bạc phơ
Ngồi buồn “Hồi tưởng” ngày xưa
Thời oanh liệt ấy bây giờ còn đâu
Tuổi già sầm sập theo sau
Mắt mờ chân chậm cái đầu nhớ quên
“Hồi sức” cấp cứu liên miên
Gân mòn gối mỏi trên đường trần gian
Ước gì đi thật nhẹ nhàng
Theo “Hồi trống” giục thênh thang đất trời
Ước gì có kiếp luân hồi
Cho ta trở lại như hồi ngày xưa.
Không thể nào quên (Huỳnh Văn Úc)
Ngày 9/3/1979 trước khi rút lui quân Trung Quốc đã giết 43 người trong đó có 20 trẻ em và 7 phụ nữ đang mang thai ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng. Tất cả đều bị giết bằng dao,10 xác
ném xuống giếng, số còn lại bị băm thành nhiều khúc.
Ta không thể nào quên
Biên giới tháng Hai những
ngày máu lửa
Giành giật với quân thù
Từng ngọn đồi, từng điểm tựa
Pháo địch nổ rền chém đổ
những cây xanh.
Sao lại quên đi một cuộc
chiến tranh
Cuộc chiến tranh đê hèn và
bẩn thỉu
Khi những người đàn bà chân
mềm tay yếu
Bị quân thù tàn sát dã man
Giếng nước sâu còn đó huyện
Hòa An
Những linh hồn vật vờ không
nhắm mắt.
Không! Có lẽ nào ta lại hèn
với giặc
Và quên đi những liệt sĩ, anh
hùng
Dù cho họ có tên hay không
tên
Không một ai bị lãng quên
Và không có gì sẽ đi vào quên
lãng.
Tướng quân Bắc Hàn ra oai (ST)
Đeo huy chương kiểu này chỉ có ở Bắc Hàn !!!!!?????
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)