Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Cười đầu tuần (ST: Đạt Bột)



Viết sách
Để điều tra tâm lý của các dân tộc trên thế giới, người ta tổ chức một cuộc thi viết sách với chủ đề “Con voi”. Dưới đây là những tác phẩm gửi tới ban giám khảo:
Người Mỹ: Một cuốn sách có tên: “Làm thế nào để nuôi voi trong vườn nhà, vui mà lại có lãi?”.
Người Đức: 3 quyển sách dày như từ điển, to bằng nửa cái bàn với tựa đề in bằng chữ đen trên nền trắng: “Sơ khảo về voi – ba tập”
Người Nga: Một cuốn sách dày, trên bìa có ghi chữ cổ: “Tổ tiên ta đã tìm ra voi như thế nào?”.
Người Pháp: một cuốn sách mỏng trang trí cầu kỳ với nhiều hình tượng cách điệu ngoài bìa với tựa: “Voi và đời sống tình dục của nó”.
Người Trung Quốc: “1001 món ăn làm từ voi”.


Phản ứng theo tập quán
Ba người thiệt mạng trong một tai nạn giao thông, hồn của họ bay đến cửa thiên đàng, thánh Phedro nói:
– Đây là một sự nhầm lẫn, mỗi anh đóng lệ phí 10 nghìn USD, tôi sẽ đưa các anh trở lại trần gian như bình thường.
Người Mỹ đồng ý ngay. Vừa nhận lời xong thì anh ta đã được trả về đúng ngay nơi xảy ra sự cố, trên người không một vết xây sát. Nhân viên cứu hộ ở hiện trường xúm lại hỏi:
– Còn hai ông kia đâu?

– À, ông người Scotland thì vẫn đang mặc cả, còn anh chàng Canada thì nhất định cãi thánh Phedro rằng khoản 10 nghìn USD này bên bảo hiểm y tế phải trả thay anh ta.

CHIẾC BA-LÔ CŨ (Việt Dũng)

Tháng ngày trôi bận bịu với lo toan
Khi dọn tủ gặp chiếc ba-lô cũ
Kỷ niệm thời trai tràn về như dòng lũ
Nhớ đồng đội, xưa khóe mắt bỗng rưng rưng…

Một thủa tân binh cùng bạn hát vang rừng
Mưa thấm ướt bao bài ca hồn hậu
Sấm ì ầm lẫn tiếng gầm đạn pháo
Đêm giao thừa lính thổn thức: “Mẹ ơi!”…

Chiếc ba-lô này đựng một quãng đời tôi
Bao nắng mưa của một thời trận mạc
Điểm chốt mùa khô, bụi trên đầu bạc trắng
Lính vẫn gọi nhau tếu táo: “Các cụ ơi!”.

Ba-lô này hứng bao trận bom rơi
Chiếc võng xanh đã khiêng nhiều đồng đội
Bộ quân phục Tô Châu vá vội.
Đã bao lần mảnh đạn “cắn” ngang vai.

Đường hành quân qua đất Mẹ rộng dài
Ba-lô bạc theo tháng ngày tuổi trẻ
Chỉ còn mãi những nụ cười vẫn thế
Đến bây giờ đầu bạc vẫn: “Cụ ơi !”…

Chiếc ba-lô chứa ký ức một thời…


                         Kỷ niệm ngày thành lập QĐND - 22/12








Ngày cuối năm... (KQ)

Sớm chủ nhật, tiết trời se lạnh như ngày cuối thu ngoài Bắc. Tuần đầu của tháng 12 đã hết, chỉ còn 3 tuần và 3 ngày nữa. Lại 1 năm sẽ mãi đi qua. Bọn trẻ sẽ lớn lên và chúng ta sẽ già đi thêm 1 tuổi.
Tuần trước bác Trịnh Thành Công k3 gọi điện, hẹn tạt qua tặng cuốn sách về CMT8: "Thấy chú có đam mê thì tặng, vì sách này anh có tận 2 cuốn". Chiều chả có việc gì nên phi xe qua. Nhà anh ngay Nguyễn Văn Đậu. Hai anh em đàm đạo. 

Nhân đọc “Kỷ niệm đời lính” của Việt Dũng: THỜI BÌNH, NGƯỜI LÍNH VẪN CÓ NHỮNG KHÁT KHAO BÌNH DỊ NHƯ THẾ (KHÁNH TƯỜNG)

Gặp “nụ hôn” cùa cô y tá giầu nhân văn trong chuyện chiến trường của Việt Dũng, tôi lại nhớ kỷ niệm không thể nào quên ở Trường Sa.
Tháng tư năm 1996, Tổng cục Chính trị cử một đoàn cán bộ do Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Phó Chủ nhiệm TCCT dẫn đầu, ra thăm Trường Sa. Cuộc xâm lăng của TQ năm 1988 đã qua lâu rồi nhưng khói súng vẫn chưa  tan trên mặt sóng biển Đông. Khi tầu chúng tôi đi qua vùng Gạc Ma, 2 tầu chiến TQ lỳ lợm chạy song song một đoạn khá dài. 
Ngày ấy, Trường Sa còn đơn sơ lắm. Cuộc sống tinh thần, vật chất đều thiếu thốn. Nhà cửa tuềnh toàng. Xung quanh các đảo đều chưa được kè, không tường chắn sóng, mỗi khi giông tố, cả đảo chìm trong nước. Lính ướt như chuột lột. Cả năm, chỉ có tháng tư là biển có nhiều ngày êm. Đó cũng là thời gian có những chuyến khách từ đất liền ra, mang theo nước ngọt, lương thực thực phẩm và báo chí,  thư từ… Lính Trường Sa rất trẻ nhưng nom già dặn nhờ ngâm nước mặn và phơi nắng! Cái thiếu thốn nhất, và do đó khát khao nhất, với họ, hóa ra không phải cơm áo mà lại là… mái tóc dài!