Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Trần Quốc Vượng: Quảng du, quảng giao, quảng bác (Phan Huy Lê)









GS Trần Quốc Vượng trong một chuyến khảo sát

ở Đà Nẵng năm 2000.
























GS Trần Quốc Vượng là một nhà khoa học quảng du, quảng giao, quảng bác. Kho kiến thức của anh không chỉ tích lũy từ tra cứu thư tịch cổ kim, sách báo đủ loại, từ hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ khoa học..., mà còn từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng, bằng nhiều phương thức thu thập rất đa dạng, trong đó những hiểu biết thực tế và văn hóa dân gian giữ vai trò rất quan trọng.



Kiểm tra lần cuối sách tập 4 SRTKL


Một tay sách đã in xong.
Đưa thầy Trọng đến thăm nhà máy in Scitech của Nguyễn Nam Điện. Tuy giám đốc đi công tác xa nhưng vẫn được anh em đón tiếp và cho xem sản phẩm mới "ra lò".

Sách in trên giấy Book Paper của Hà-lan, đẹp, đang chuẩn bị cho đóng gáy và khâu. Các tay ảnh được in trên giấy Couche. Tuy sách gần 900 trang nhưng rất nhẹ. Hy vọng các cụ già dù nằm đọc nhưng không bị mỏi như 2 tập trước.
Thầy Trọng thấy cơ ngơi và năng lực sản xuất nhà máy in của trò Điện mà tự hào. Thay mặt BBT, thầy cảm ơn sự hợp tác của anh chị em cán bộ CNV Scitech.
Hai thầy trò.
















(Lưu ý: Giá bán: 100k/cuốn sách và 10k/huy hiệu Trường Trỗi.
- BLL các khóa ở HN đã đăng kí và nộp tiền cho 44o cuốn. 
- Các bạn k9 đăng kí và gửi tiền cho anh Ngô Thế Vinh (090 427 8744).
Sách và huy hiệu sẽ được chuyển ra HN cuối tháng 9/2015).



Vĩnh biệt thầy Trần Chánh Điền

Thầy Điền cùng thầy Nguyễn Phong, thầy Phạm Đình Trọng, thầy Ngô Hồng Chiêu... được cử sang dạy tiếng Việt tại Trường Bộ binh Quế Lâm từ 1965. Đến đầu năm 1967, khi trường ta sang TQ thì các thầy chuyển về Y Trung. Lúc đó, thầy Điền, thầy Chiêu đã là thiếu úy, còn thầy Trọng là chuẩn úy.
Bốn tháng rồi, thầy Điền vì tuổi cao sức yếu, suy thận, phải vào chạy thận ở Viện 175. Thầy bảo, phải vào đây vì có trò Trỗi chăm sóc, đặc biệt Bs Nguyễn Trung Liêm k4 (dù đã nghỉ hưu) nhưng rất tận tình giúp đỡ.
Mấy hôm rồi, thấy khỏe, thầy xin về nhà. Thầy còn hỏi con: "Có thấy đám Trỗi gửi giấy mời họp trường chưa?".
Đêm 17/9, đến 2g sáng, thầy thức giấc, ăn nhẹ rồi 3g30, thầy nhẹ nhàng ra đi ở tuổi 84.
Sáng nay, thầy Phạm Đình Trọng cùng Chí Hưng, Luân k4, Kiến Quốc k5, Hà Mèo, Tô Tâm k6 thay mặt anh em đến viếng thầy. Cô và gia đình rất cảm động và cảm ơn trò Trỗi đã hết lòng vì thầy.
Chiều nay, anh em k4 sẽ có đoàn riêng đến viếng thầy.
Sáng mai, gia đình sẽ đưa thầy về quê ở Sóc Trăng.
Mong thầy an nghỉ nơi Vĩnh hằng và luôn phù hộ cho gia đình, đồng đội, học trò.

Nguyên nhân khiến bàn là hơi rò nước chủ yếu là do một sơ xuất nhỏ trong sử dụng.

Hỏi: Bàn là hơi nhà tôi thường xuyên bị rò nước khi là quần áo. Vậy xin hỏi nguyên nhân do đâu và cách xử lý bàn là hơi rò nước thế nào? - Nguyễn Minh Phương (Hà Nội). 

Thêm chú thích

Cuộc sống trong những “CHIẾC HỘP” (ST: Đạt Bột)

Những người Hà Nội đi xa, kẻ nhớ mùa thu vàng, người vấn vương hương hoa sữa, kẻ lại thèm món bún chả, cốm vòng chỉ Hà Nội mới ngon… Nhưng với những ai đã sống ở Hà Nội từ những năm 60, 70 trở lại đây, hẳn không thể quên tuổi thơ gắn liền với những “chiếc hộp” – những khu nhà tập thể xây từ thời kỳ bao cấp – vẫn đương ẩn hiện trong thành phố ngập lối kiến trúc Tây phương hiện đại.



Có ai nhớ, mỗi buổi chiều, bọn trẻ lại tụ tập nô đùa với nhau dưới vỉa hè của khu tập thể cũ ấy, nơi đã gắn bó với chúng trong suốt thời ấu thơ...

Thầy Lương dạy Toán và môn võ Vĩnh Xuân

Mời đọc!