Bà Nà mây phủ mù anh đợi
Sông Hàn nắng cực đá không rêu
Sơn Trà, Linh Ứng tu phải đạo
Non Nước thu đạm đẽo đá hoài
...
Mời các bác giải đố mấy câu thơ "giăng hóa goan giang" này!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CHUYỆN VỀ NHÀ NGOẠI CẢM PHAN BÍCH HẰNG (Nhà văn: ĐẮC TRUNG)
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
Thư giãn cuối tuần: CHỜI ƠI! CẢ LOÀI NGƯỜI NGHIÊNG NGẢ VÌ ANH KIM JONG-UN !
ĐÊM 7, NGÀY 3 , VÀO RA KHÔNG KỂ… (ST: KC)
MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI
* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm
* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.
* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.
CỐNG QUỲNH CÓ PHẢI TRẠNG QUỲNH? (Lê Gia Lộc)
Cống Quỳnh
tên thật là Nguyễn Quỳnh, ông từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh.
Do ông giỏi hài hước nên dân gian thường đồng hóa
ông với Trạng Quỳnh - một nhân vật dân gian nổi tiếng với những mẩu chuyện trào
lộng.
Ban giám khảo. |
Nguyễn Quỳnh (1677-1748) là một danh sĩ thời Lê - Trịnh. Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử giám). Năm 19 tuổi đi thi Hương ông đỗ đầu bảng Hương Cống, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.
Triều đình bổ nhiệm ông làm Giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), rồi Huấn đạo (chức quan coi việc học ở cấp phủ thời Lê) phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long, vào đời vua Lê Dụ Tông. Khoa thi năm Mậu Tuất 1718, thời chúa Trịnh Cương, ông đỗ hạng ưu kỳ thi Sỹ vọng, được thăng làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang (một chức thư ký, chẳng có quyền hành gì) ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm, hàm Chánh bát phẩm (tụt xuống 3 bậc).
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG VỊ LUẬT SƯ HUYỀN THOẠI (Phần III) (Kiều Mai Sơn)
5- Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ bị Pháp chiếm đóng sau. Vì thế, thời kỳ 1947-1949, nhiều trí thức tên
tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về Thái Bình: Bùi Kỷ, Tăng Xuân An,
Trịnh Đình Rư, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tường Phượng, Hoàng Như Mai, Nguyễn Mạnh
Tường…
Tiến sĩ Luật khoa Đào Quang
Huy, học trò của Giáo sư - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường ở trường Bưởi
(nay là trường Trung học Quốc gia Chu Văn An - Tây Hồ - Hà Nội) kể lại một
chuyện có thật nhưng đầy huyền thoại về một phiên toà diễn ra ở làng Xuân Thọ,
huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình.
Vào thời kỳ 1947-1949 có một
câu chuyện dân gian xuất hiện, lan truyền rất nhanh. Chuyện rằng: Một thanh
niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh Đại đội trưởng bộ đội đóng tại nhà, đang
ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, Đại đội trưởng chết
ngay. Phiên toà mở ra với ý định xử thật nghiêm tội giết người và làm mờ nhạt
các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)