Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Trao đổi: Dân ta phải biết sử ta (Tiến "gù")

NHÌN LẠI LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
Bác Hồ đã dặn : “ Dân ta phải biết sử ta …”.  Nhưng do dân ta tối mắt tối mũi làm ăn, có mấy ai đọc sử đâu ! Ngay như anh em mình cũng vậy , ít người thử đọc xem sử mình thế nào một cách cẩn thận . Tôi xin phép đọc hầu anh em mình xem sử Việt nam có gì hay trích dẫn để anh em cùng tham khảo .
Trước hết xin giới thiệu qua về quyển sử mà tôi đọc ,
Quyển sử này là : “ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ” Dựa theo bản in ván khắc xưa nhất năm Chính Hòa thứ 18 tức năm 1697 còn được lưu giữ tại “Thư viện của Hội Á Châu ở Paris , do giáo sư Phan huy Lê phát hiện ra khi công tác tại Pháp vào những năm 70 của thế kỷ trước . Các nhà sử học , hán nôm , khoa nhọc xã hội đã dầy công biên dịch và Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà nội in năm 1998 .

5 cái lớn nên tránh theo quan niệm người Hoa (ST)

1. Không gánh mãi công việc lớn
2. Không giữ mãi địa vị lớn
3. Không ôm mãi quyền lực lớn
4. Không bám mãi uy thế lớn
5. Không thu mãi tiền bạc lớn

Quan nhà ta giờ mà hiểu được điều này thì hay nhỉ??? Ấy dưng cơ mà trong con người ta lòng tham là vô đáy!!!

Thơ ca thời bão giá (ST: Đạt)

Giá xăng lên 19.300 đồng/lít. Lương không lên kịp trong khi mọi mặt hàng khác lên vù vù. Dân điên đầu, chẳng biết làm gì nên sáng tác thơ, hò vè, kể cả lầm bầm…cái gì đó.  Xin giới thiệu vài bài thơ chuyên đề “Bão giá” do bạn đọc gửi đến Blog Cua Times.
1. Thơ ca thời bão giá (Tân Hà nội, in lại)
                    Thời bão giá
Tôi lại đạp xe đèo em đến lớp,
Tiếng chim liu lô khi Hà Nội xuân về.
Xích lô leng keng đi về khi cưới hỏi,
Chạng vạng chiều, vợ chạy bộ mua rau.

Chuyện Hà Nội: Ông già 50 năm khắc bút bên hồ Gươm (ST)


Dưới gốc đa cổ thụ bên hồ Gươm (Hà Nội), 50 năm nay, ông Lê Văn Quý gắn bó với nghề khắc chữ đẹp lên bút, vật phẩm, dù khách hàng ngày càng thưa vắng. Tại gốc đa hàng trăm tuổi bên đền Bà Kiệu, gần hồ Gươm, ông Lê Văn Quý, 70 tuổi, ở phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm) hành nghề khắc bút tròn 50 năm.


Ông vốn quê Hưng Yên nhưng sinh ra tại Hà Nội. Trước khi làm nghề khắc bút, ông là thợ đóng giày. Những năm 50, ít người đi giày như bây giờ nên ít việc, ông đã chuyển sang công việc khắc bút lưu niệm cho người qua lại bên hồ Gươm.