Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Chuyện giáo dục ở Đức (nhiều kì)

Với người Đức có 3 “mốc” không quên trong đời: Ngày đầu tiên đi học, Ngày hết tuổi vị thành niên và Ngày cưới.

1. Ngày đầu tiên đi học của con gái bạn tôi
Thử tưởng tượng, đúng tuổi, con gái bạn tôi vào học lớp 1. Trường ngay trong khu dân cư bạn đang sống. (Chả cần truờng “chuyên” với “không chuyên” như ở ta!).
Ở ta dễ dàng hình dung ra cảnh mẹ đưa con đến truờng buổi đầu, cô giáo mới vui vẻ đón cháu ở cổng. Thấy mẹ giao mình cho người lạ thì con hoảng sợ, ôm chặt lấy mẹ, khóc lóc, đòi về: “Con không đi học đâu”.
Còn ở bển… người ra đón các cháu là ai? Không phải cô giáo như ở ta mà là chính các anh chị vừa học xong lớp 1, năm nay vào lớp 2. (Chỉ hơn các cô cậu học sinh lớp 1 đúng 1 tuổi). Thấy cha mẹ dẫn các em tới, “anh chị” đứng chờ ở cổng, chào: “Hello!” rồi bắt tay,  dẫn vào với các em trong sân. Rồi anh chị hô to: “Nào, ta hò hét nhé! Hét to lên. Hét vỡ ngực đi nào!”…
Cứ như thế, bọn trẻ không hề ngỡ ngàng mà hòa nhập ngay vào cuộc. (Dù chúng là người nuớc nào, màu da trắng, vàng hay đen). Chúng hò reo, chạy nhảy, đuổi bắt nhau. Các anh chị năng động, làm hướng dẫn viên hết trò chơi này sang trò chơi khác.
-        Các em biết bài gì nào? Thế có biết bài "Happy…" không? Cùng hát nào! Hát to lên!
-        Nào, bây giờ theo anh học bài “đi ăn cơm”. Xếp hàng vào! Đi rửa tay nào!... Ngồi vào bàn nào!...
Cái “chương trình” ấy kéo dài đúng 1 tiếng 45 phút, diễn viên chính là các anh chị lớp 2 hướng dẫn diễn viên nhí lớp 1 thực hiện, và… không hề xuất hiện cô giáo. (Tất nhiên cô là người viết kịch bản và “núp” sau đạo diễn). Hầu như tất cả các họat động của 1 ngày ở  truờng đuợc các anh chị lớn “dạy” rất chi tiết, rất cụ thể cho các em học sinh mới. Học như đi chơi, dễ nhập tâm vô cùng.
Sau tiết mục nhận quà đầu năm học, phụ huynh nào cũng rơm rớm nuớc mắt. Cảm động vì con người quá, tâm lý quá, hay quá!!! Bạn tôi khẳng định: “Ngay sau buổi lễ ấy, tao hoàn toàn đặt niềm tin vào sự giáo dục của nhà truờng và hoàn toàn tin rằng, con tao sẽ nên người”.
Nay, con bạn đã tốt nghiệp đại học. Nghĩ lại mới thấy, những gì bạn đã đặt niềm tin khi đưa con đến trường cách đây hơn 20 năm hoàn toàn đúng.

Vui cuối tuần: Chuyện ở Mỹ

Mời bạn xem Video clip này! Chuyện chỉ có thể ở Mỹ!
Để xem lớn hơn, hãy click vào ô vuông góc phải, phía dưới màn hình.

Bantroik5 không chỉ của các bạn k5!

Mời anh chị em từ k1, k2 đến mọi khóa trong trường, có nhu cầu chia sẻ tâm tình, kỉ niệm "1 thời truờng Trỗi",  hãy liên lạc với chúng tôi qua: 
kienquoc.tr@gmail.com hay 
những comment theo bài. 
Xin đuợc phục vụ!
Thân ái! - BBT

Hát vang 1 góc trời Nam

Tin từ Duơng Minh:
Đêm qua, tại quán Kỳ Đồng, nhân dịp Vũ Hòa Bình vào dự lễ tốt nghiệp RMIT của con gái, anh em k4 đã hội ngộ. Nào Toàn Thắng, Dũng Sô, nào Trung Liêm, Duơng Minh... đến cả tiểu đoàn. Chiều, SG lại gặp cơn mưa lớn, vậy mà "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi buớc ta đi!". Uống, hò, hát tận khuya.
Theo kế hoạch, đầu tuần sau, Bình gặp anh em chia tay.

Lính Quân sự trong mắt em gái trung du (Phúc Chiến)


Đại học Quân sự những năm 1966-67 sơ tán từ Hưng Yên phải kéo lên tận rừng núi Tuyên Quang. Khoa Cơ bản sau về đóng quân ở Thậm Thình, Việt Trì. Chiến tranh phá hoại “xuống thang”, các khoa kéo dần về khu vực Vĩnh Yên, Hương Canh từ năm 1968-69. Ngày ấy người ta gọi thị xã Vĩnh Yên là Vinhyen Gorod (theo tiếng Nga) – thành phố toàn lính. 
Trong mắt chị em Vĩnh Yên, Viện Quân y 109 rồi đoàn Văn công Bến Tre hay nữ sinh viên các đại học Xây dựng, Kiến trúc, Sư phạm, Tài chính… thì bộ đội “sơ mít” (cổ áo gài miếng tiết có vạch vàng "học viên quân sự") học giỏi, tài ba, đẹp trai và tán gái… khéo lắm. (Đến con dế trong hang cũng phải chui ra nghe các anh “hát”). Còn các anh "bộ đội sơ mít" thì càng tự hào, đi đâu  mặt cũng vênh lên.
Đuợc chị em thích rồi lượn lờ xung quanh thì cánh ta lại trở thành “cái gai” trong mắt thanh niên quanh vùng. Chả thế dân quân sự “bị gọi” là lính  “gây sự”. Cũng có đụng độ  xảy ra và dĩ nhiên là ta… thắng!
Cái tài của lính “gây sự” không chỉ ở “lĩnh vực tán gái” mà những cú nhảy ngoạn mục từ trên tầu xuống qua “ga” Trần Phú, Điện Biên, Cửa Nam… càng làm các em gái HN ngỡ ngàng rồi khâm phục. Khối anh “cưa” đuợc các em qua những chuyến tầu hay những cú nhảy mỗi chiều thứ 7 theo tầu ngược xuôi về HN.
Kỉ niệm ngày ấy thơ mộng thế! Bao giờ cho đến ngày xưa???
               

Vui: RANH NGÔN (Nói lại)

• Một người phụ nữ toàn diện: sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối cũng diện.
Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.
Thiếu nữ là chữ viết tắt của thiếu... nữ tính.
• Còn... nói còn.. tát.
(Gốc: Còn nước còn tát).
• Bầu ơi thương lấy bí cùng
/ Mai sau có lúc... nấu chung một nồi.
• Nhìn mặt trời m
không thấy loá.... là hội viên Hội Người mù VN.

Về ca khúc "Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ"

Cái “nghiệp” của mỗi người
“Cuộc đời mỗi người ai cũng có 1 cái nghề. Mỗi người đến với nghề của mình đều chẳng giống nhau. 
Tôi cũng vậy, năm 1974 khi sắp tốt nghiệp kĩ sư ôtô ở Đại học Quân sự, tôi tham dự “Hội diễn văn nghệ toàn quân”. Với đơn ca nam “Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ” của thầy Trịnh Nguyên Huân, tôi đã đoạt huy chuơng vàng. 
Cũng từ đó, cuộc đời tôi có 1 buớc ngoặt, rẽ sang con đuờng nghệ thuật. Tôi đã sống với nghề đã hơn 30 năm nay. 
Để tri ân thầy Huân trong ngày Hội truờng, tôi xin hát tặng thầy và quý vị ca khúc này…”. Đó là tâm sự của NSUT Duơng Minh Đức truớc khi hát “Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ” trong ngày 16/10/2010 tại Cung Văn hóa hữu nghị HN.

Về bài hát của thầy Huân
Anh Đỗ Quang Việt k2 - từng dự Hội diễn toàn quân năm 1974 với DMĐ và tham gia trong tốp ca và đồng ca - nhớ lại: “Ca khúc  của anh Huân có giai điệu mượt mà, ca từ trau truốt, đầy ý nghĩa. Người đệm đàn Arcordéon là Trịnh Hồng Hà (Trỗi k7). Tôi rất thích bài hát đó và cho tới bây giờ vẫn còn thuộc nằm lòng”.
Trong năm rồi, anh Việt đã gửi lời bài hát lên Bantroikhoa5: 

Chim Ch’rao hót vang rừng xanh,
Hồ Chí Minh
Tên Người hòa sông núi,
Tên Người tô thắm những ngọn cờ,
Tên Người – chất thép những bài thơ.
Tên Người – tình đồng bào, đồng chí
Tên Người là chân lý
 Tên Người sáng mãi
Non sông nơi nơi,
thôn xóm, buôn làng đều ghi nhớ ơn Người
Công ơn mênh mông của Bác
Đất nước sinh ra người Anh hùng
Với tên Người rạng rỡ non sông

Đi lên! Giữa trùng điệp hôm nay, vẫn thấy Người phía trước
Cả trùng điệp mai sau, bóng cờ Người bay mãi
Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ
Đi lên! 
Vinh quang cho mỗi người được sống trong thời đại mới
Mang tên Người – Hồ Chí Minh
Non sông Việt Nam
ghi sâu ơn Bác.
… Sau bài viết, nhiều bạn đã comment và đề nghị DMĐ hát lại trong ngày Hội truờng. Và NSUT DMĐ đã thực hiện điều ấy.

Nghe lỏm, ghi lại: Đặc tính Đức

Kỉ luật và trách nhiệm
Vừa sửa nhà xong. Để làm việc ấy phải cần, nào thợ hồ, thợ sơn, nào thợ điện, thợ đá… Giai đọan cuối, ông nọ “đá” chân ông kia. Xong phần mình, dù bị gia chủ giám sát, nhắc nhở nhưng ông nào cũng “ỉa bãi tướng”, bắt chủ nhà phải dọn.
Kể lại cho anh bạn tôi từ Đức trở về trong dịp rồi. Hắn bảo, ở Đức không thế. Đơn cử chuyện thợ điện đến khoan lỗ bắt tắc-kê thì có 1 thói quen luôn dùng tờ báo lót hứng bụi; làm xong sạch sẽ, không để lại “hậu quả” cho gia chủ. Vấn đề môi truờng luôn đặt lên hàng đầu.
Lại chuyện đặt đường cáp điện ngầm dưới vỉa hè. Công nhân (tạm gọi là cánh “đào bới”) đào xong mương, bàn giao cho ông thợ lắp đặt điện. Nhưng (lại nhưng!) khi bàn giao không thấy có một hòn sỏi, hòn đá nào vương vấn. Sạch. Thợ điện cũng vậy, lắp cáp xong, bàn giao lại công trình cho cánh san lấp cũng sạch sẽ.
Thế mới biết tính kỉ luật và trách nhiệm của người lao động Đức cao như thế nào! Cứ đem việc “lập lô cốt” trên đường phố HN, SG suốt mấy năm qua quá dễ để so sánh!

Sống rất nguyên tắc
Cửa hàng thực phẩm của bạn tôi ngay khu dân cư có nhiều cụ già hưu trí. Chuyện dịch vụ phục vụ dân sinh đã kể, nhưng lần này, hắn có chuyện mới…
Thấy bà cụ, lưng còng, lụ khụ, tay chống gậy, ta xách bịch rác (to không hơn cái túi mua hàng. Cụ có ăn uống gì nhiều để mà có lắm rác). Tới chỗ thùng rác, cụ thả bịch vào rồi thong thả trở về. Chả hiểu sao, đi đuợc chục bước thì cụ lấy tay đập lên trán như “phát minh” ra điều gì. Cụ lẳng lặng quay lại. Lạ! 
Theo dõi thấy cụ đến đúng thùng vừa thả rác, cúi xuống như muốn lấy bịch rác ra. Thùng lại sâu nên cụ phải nghiêng đi rồi gần như chui vào bên trong, lấy ra bịch rác. Nhẹ nhàng mở bịch rác, lục bên trong lấy ra mẩu bánh mì bằng ba ngón tay, bỏ vào thùng rác dùng chế biến thức ăn gia súc. Xong xuôi, cụ lững thững trở về.

Con người Đức sống nguyên tắc thế đấy!

(Còn tiếp)

Cuốn sách mới về Hồ Chủ tịch đựoc xuất bản tại TQ

Sau cuốn sách ảnh "Hồ Chí Minh" (chủ biên GS Hoàng Tranh) thì nay, NXB Tri Thức (TQ) vừa cho ra cuốn "Hồ Chí Minh, 1 cuộc đời huyền thoại" (Lý Gia Trung).
Sinh năm 1936, từng học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp HN đầu những năm 1960, từng được phiên dịch cho Bác Hồ, từng công tác tại Sứ quán TQ tại VN 4 lần, từng là Đại sứ... Lý Gia Trung đã tâm huyết sưu tập tư liệu và viết về Nguời.