Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

VUI... ở nhà NGÔ HẠNH! (Cường 98)

HẠNH là gia chủ... đoàn ta khách 
VIỆT, DŨNG, CƯỜNG, TRUNG với NGỌC, HÀ
Bạn Trỗi k5... ồ, vui thật! 
Hai chàng Lưỡng QUỐC cũng quân ta!
Nhà HẠNH nơi này đâu có xa?
Chưa phải thênh thang cũng gọi là
Giả sơn, xoài, nhãn, mùi hương bưởi
Chút rượu xao lòng... ta với ta
Chỉ tiếc hôm nay vợ chủ nhà
Vắng nhà nên khổ HẠNH NGÔ ta
lúi húi một mình lo chuyện bếp
May mà Khách đã có NGỌC, HÀ...?!
Cũng may đoàn khách có NGỌC, HÀ
Rượu vào có cớ... để lời ra
Chứ không 7 bác... đàn ông cả
Tửu nhập mà ngôn... Chẳng chịu ra !...?

Truyện cười thứ bảy (ST: KC)


Một cảnh sát trên bờ hồ nói với cô gái :
- Ở đây cấm tắm !
- Thế tại sao anh không nói trước khi tôi cởi quần áo ?
- Bởi vì, cởi quần áo không bị cấm...

Emoji
Một người đàn ông đến gặp bác sĩ dinh dưỡng :
- Thưa bác sĩ, đã nhiều năm rồi vợ tôi thường xuyên "ăn nem", đầu làng cuối xóm mọi người đều mách cho tôi biết làm tôi vô cùng lo lắng ...
- Ồ, xin lỗi, có lẽ ông nên đi gặp bác sĩ tâm lý. Chuyên môn của tôi là dinh dưỡng, ẩm thực cơ !
- Tôi không nhầm đâu, xin bác sĩ hãy nghe tôi nói hết. Điều làm tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình là, phải chăng tôi thiếu calci trầm trọng cho nên mấy cái sừng không mọc nổi ?

Lê Trọng Nghĩa và cuốn sách "Từ nhà tù Hỏa Lò đến Phủ khâm sai Bắc bộ"

Hôm qua đến thăm lão tướng Lê Trọng Nghĩa, 1 trong 2 ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa HN 19/8/1945 còn sống đến hôm nay(1), nguyên sĩ quan Quân báo thuở ban đầu rồi Cục trưởng Cục Quân báo (1960-67). Đã 93 mà ông vẫn tinh tường nhớ chính xác từng sự kiện của hơn 70 năm cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ông đang diễn thuyết mạch lạc.
Mời đọc!
(1) Cùng Đại tướng Nguyễn Quyết.

Món thit ếch ở Nhật (ST: ĐB)

Mời cùng ăn thử!

Lá đơn tòng quân viết bằng máu của một người thầy (Trần Duy Hiển)


Đúng dịp kỉ niệm 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17-2-1979 – 17-2-2014) báo chí đăng ảnh một lá đơn viết bằng máu, hiện được lưu giữ tại phòng truyền thống của khoa Lịch sử (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) . Lá đơn ngắn gọn, chữ viết nét to trên nền giấy học trò: “Cho tôi trở lại quân đội bảo vệ TỔ QUỐC”, dòng dưới kí tên Nguyễn Chiều. Xúc động xem bức ảnh, tôi lập tức gọi điện thoại cho thầy Chiều và được xác nhận: “Lá đơn bằng máu đó chính là tôi viết”…
Thầy Chiều.

Cuối năm 2009, tôi có dịp theo các nhà khảo cổ học khai quật tại một di chỉ nổi tiếng là Thành Dền (xã Tự Lập, huyện Mê Linh). Đợt khảo cổ kéo dài 15 ngày đã thu được nhiều hiện vật quý, nổi bật là 1 ống đồng hình cát-tút còn nguyên vẹn (rỗng bên trong, rộng từ 1,5 đến 1,2 cm); một nồi gốm (đường kính 14cm, miệng cao 5cm) và một chiếc bôn nhỏ (giống như chiếc rìu hình chữ V lệch) bằng đá ngọc nephrit được mài rũa rất tinh xảo… Người được giao chủ trì đợt khai quật là một thầy giáo có dáng vẻ gầy gò, nước da ngăm ngăm nhưng rắn rỏi, nói năng luôn nhỏ nhẹ, điềm đạm. Đó là thầy Nguyễn Chiều, giảng viên Bộ môn Khảo cổ (Khoa Lịch sử, Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; trước đây là Đại học Tổng hợp Hà Nội)…