Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Cục nhỏ, cục to (Quang Việt)

Tiểu cục là cục nhỏ,
Đại cục là cục to.
Thằng Tàu thâm hiểm lắm,
Chẳng lúc nào hết lo.

Nó luôn luôn giăng bẫy,
Để lừa ta mắc vào.
Giọng lưỡi nó ngọt lắm,
Cứ ngỡ chẳng làm sao.

TRƯỜNG VĂN HÓA QUÂN ĐỘI, THUỞ “HÀN VI”[1] - Nhà thơ Đỗ Trung Lai[2]


Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ ba loại “giặc” trong thời “Cách mạng - Kháng chiến - Kiến quốc” là “Giặc đói”, “Giặc dốt”, “Giặc ngoại xâm”.
Đói thì dễ dốt. Dốt thì dễ đói. Đói và dốt thì dễ bị/khó chống ngoại xâm. Ngoại xâm lại làm ta càng đói, dốt... Cái vòng luẩn quẩn ấy, nhất định phải đập tan. Ba thứ “giặc” ấy, nhất định phải diệt.
Lập nước với một dân tộc có hơn 90% số người mù chữ, “Giặc dốt” vừa là nguy cơ trước mắt vừa là nguy cơ lâu dài. Vì thế, ngay sau khi độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố, lấy chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức của chế độ, phát động phong trào “Xóa nạn mù chữ” và lập Nha Bình dân Học vụ, lo việc dạy học để toàn dân diệt “Giặc dốt”, tính kế lâu dài cho “Nước mạnh”.

Người không chân dung 18

Kuron lấy làm hãnh diện trên phương diện nghề nghiệp khi cộng tác với chúng tôi, ông thường giúp chúng tôi trong những dự án nằm ngoài những khế ước ký kết. Vì ông quá lợi ích cho chúng tôi, nên tôi thu xếp cho ông có được một số điện thoại đặc biệt túc trực đêm ngày để những thông tin khẩn cấp được chuyển ngay sang Đông Đức. Là một thành viên của Cơ quan phản gián Tây Đức tại Cologne, ông tiếp cận những công tác kết nạp cao cấp. Thông thường, ông để những diễn tiến công tác tiếp tục bình thường và thông báo cho chúng tôi, vì ông và chúng tôi cả hai đều không có lợi gây sự nghi ngờ bằng cách phá vỡ những cố gắng kết nạp của Tây Đức.
Tuy nhiên, cũng có một biệt lệ. Mười năm nay chúng tôi có tại Bonn một điệp viên trong đảng Đoàn kết Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), đảng của Helmut Kohl. Đương sự là một bạn lâu đời của Kohl từ những bước chính trị chập chững của vị thủ tướng ở Rheinland và đã hoàn tất nhiều công việc cho công ty khổng lồ Flick, đại diện quyền lợi của công ty trong đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo kể từ năm 1981 trở đi. Ông biết tất cả những uẩn khúc của những thương lượng giữa chính trị và kỹ nghệ tại Tây Đức và là một nguồn tin đáng tin cậy trong thông tin nội bộ chính trường Tây Đức cho chúng tôi.

Cua 'thiết giáp', đặc sản có một không hai ở Tây Nguyên (ST: TB)

Vỏ cứng, bản tính hung dữ, những con cua ở khu vực suối đá Ông Mô (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được đặt tên là cua “thiết giáp”, phải những tay săn cua có nghề mới bắt được.


Trắng đêm theo dấu cua “thiết giáp”

Liên hệ được với Y Chiên Byă, một tay săn cua đá có tiếng ở buôn Kmleo (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột), tôi xin “bám càng” đi săn cua. Nhìn tôi với ánh mắt dò xét, Y Chiên cảnh báo bằng giọng Kinh lơ lớ: “Khổ lắm, xa lắm, qua một quả đồi, mấy rẫy cà phê mới tới, mất cả đêm đấy”. Thấy tôi quả quyết đòi theo, Y Chiên dặn: “Về mặc quần dài, đi ủng đề phòng rắn cắn”.

Đúng 21h, tôi cùng Y Chiên và một thanh niên người bản địa khác tên Y Nam Nie, nhà ở buôn Kosier (phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) lên đường. Ngoài hai chiếc đèn pin và một bó tre tươi đã chẻ nhỏ, họ không mang theo bất cứ đồ nghề gì. Y Chiên nói vắn tắt: “Đêm nay đi tìm hang cua, thấy thì đánh dấu lại, sáng mai mới bắt”.

Y Nam cho biết, trong những năm gần đây, do khí hậu thay đổi và tình trạng dùng điện săn bắt thủy sản tràn lan khiến cho lượng cua đá bị suy giảm rõ rệt, giá mỗi kg cua đá lên tới vài trăm nghìn đồng.
Y Nam trẻ tuổi hơn, tính cách cũng cởi mở hơn, cho hay, cua “thiết giáp” không như cua đồng, cua ruộng, chỉ sống tập trung ở lưu vực những con suối đá chạy dọc những thung lũng xen kẽ các quả đồi. Chúng thường đào hang từ trên cạn, xuyên xuống dưới sâu hàng mét đến khi nào hang có nước mới thôi.

cua đồng, Tây Nguyên, Trung Quốc, đặc sản, lên núi, cua-đồng, Tây-Nguyên, Trung-Quốc, đặc-sản, lên-núi
Một con cua đá vừa được bắt khỏi hang

Bức ảnh tư liệu quý về CMT8 (KQ)


Nhớ hôm cùng cánh làm phim CMT8 đến lấy tư liệu, chú Nguyễn Đồng Thoại bảo: "Không phải con thầy tao dẫn đến thì đừng hòng quay nhé. Vì chú già rồi, đâu có cần lên sóng làm gì". Hôm sau đến xin chụp lại tấm ảnh này, chú bảo: "Cứ cầm về". Tôi bảo: "Cháu chỉ chụp lại, còn bản gốc chú giữ".
... Hè 1945, mới 13 tuổi, chú thi đỗ thủ khoa vào Trường Bưởi. Đúng ngày 17/8/1945,  vì hiếu kì tò mò mà đi bộ lên tận Nhà hát Lớn xem cuộc mít-tinh của công nhân viên chức ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim. Việt Minh và UBKNHN đã biến cuộc mít-tinh này thành cuộc tuần hành, biểu dương lực lượng của dân chúng HN ủng hộ Việt Minh.
Việt Minh đã cướp diễn đàn chiều ngày 17/8/1945. Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng
(cánh Dân chủ Đảng) đang đọc hiệu triệu ủng hộ Việt Minh.
Chú kể: "Hôm ấy từ Hòa Mã lên Nhà hát Lớn, tao mặc bộ áo dài đen (áo bố mẹ mua cho để chuẩn bị vào trường, thế là lịch sự lắm!). Tao cố len vào sát bên trong nhưng bị cản lại. Vừa thấy cờ 3 sọc vàng bị kéo xuống, thay bằng cở đỏ sao vàng (sau mới biết là ông Trần Lâm của Dân chủ Đảng thả lá cờ này từ ban-công phòng gương trên gác 2) thì nghe giọng nữ HN, yêu cầu mọi người ổn định trật tự và ủng hộ Việt Minh.
Sau đó là nghe giọng phụ nữ Huế rất nhẹ nhàng: "Từ nay dân ta không còn sống kiếp nô lệ, chị em phụ nữ được bình đẳng...". Ấn tượng suốt đời vì giọng nói và câu nói này. Giữa lính Bảo an, mật thám với súng ống đầy mình mà chị ấy không hề sợ hãi. Sau mới biết là bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, của nhóm Việt Minh của Dân chủ Đảng...".
Chú chỉ tay lên tấm ảnh: "Bà Hồng là người phụ nữ mặc áo dài đây. Người ta đánh dấu "X" trên ảnh và chú thích "Nguyễn Đồng Thoại 17-8-1945" nhưng không phải vì chú nhớ phía trước mặt mình là mấy tay Scout (Hướng đạo sinh) đội mũ ka-ki 4 góc, mặc quần soóc".
Ngay sau đó, chú bị cuốn vào đoàn người đi tuần hành từ quảng trường, ra Bờ Hồ, lên chợ Đồng Xuân rồi Phủ Toàn quyền về Cửa Nam. Lính bảo an, mật thám không dám làm gì, thậm chi còn mang súng đi bảo vệ đoàn tuần hành.
Gặp trời mưa lớn nhưng vẫn đội mưa đi. Khi đến gầm cầu, thấy mưa có mấy người chạy vào trú đã bị bà con lôi ra, định tẩn cho 1 trận: "Có mưa tí thế này đã sợ thì theo Việt Minh thế nào được?".
Khi từ Bờ Hồ trở về nhà, chú nhớ mãi hình ảnh, có cụ già khoảng 70 tuổi, đầu đội khăn xếp, râu tóc ướt luốt thướt, đi dọc theo phố Huế, cứ được 1 đoạn lại quay lại vung tay lên rồi hô: "Ủng hộ Việt Minh! Ủng hộ Việt Minh!". Đúng là 1 ngày hội của quần chúng.
Cũng vì gặp mưa mà khi về nhà chú bị đau mắt đỏ. Vì thế ngày 19/8 không lên Nhà hát Lớn được. Cứ tiếc mãi.
... Thật là 1 tư liệu quý!