Chiếu video clip về k4. |
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012
Vui mừng ngày họp mặt
Thăm cô Nhâm (Trần Hạnh Phúc)
Sau khi trường ta giải thể, cô Nhâm về dạy ở trường Lý Thường Kiệt, còn cô Thục về dạy Việt Đức. Thật là tình cờ mà cô lại dạy Trần Hạnh Phúc em gái tôi. (Ở trường anh em ta hay gọi cô là U Nhâm, vì phụ trách nhiều học sinh gái!). Chiều thứ bảy rồi, Phúc cùng bạn đến thăm cô và có thư gửi vào. (KQ)
Hôm qua Phúc cùng Bình đến thăm cô Nhân. Cô mới bị ngã, gãy tay trái. Cô chỉ nhận ra Bình, nhớ cả Tú Anh, nhưng không nhớ Phúc vì sống xa HN đã quá lâu, ít được thường xuyên đến thăm cô như các bạn ở nhà. Cô chỉ nhớ chị Võ Hạnh Phúc, Võ Hòa Bình C11. Năm nay cô tròn 90 tuổi. Cô bị nặng tai, phải dùng máy trợ thính.
Phúc có nói là em anh Trần Kiến Quốc, k5 trường Nguyễn Văn Trỗi, cô nhớ ngày Quốc là lớp trưởng. Cô gửi lời thăm anh Quốc và các học trò Trỗi. Anh Tích Tùng và vợ anh cùng tiếp khách với cô Nhâm. Cô vẫn nói to như ngày xưa, và vẫn hiền lành, giản dị. Học trò ngày xưa rất quý cô vì cô không định kiến với ai. Trò nào cũng được coi như con; có khuyết điểm được cô nhắc nhở nghiêm khắc, xong lại pha trò cho học trò cùng cười vui.
Các bạn ở HN nhớ đến thăm cô nhé! (Liên lạc với anh Tùng: 0916888911/ 04-35532935).
Hôm qua Phúc cùng Bình đến thăm cô Nhân. Cô mới bị ngã, gãy tay trái. Cô chỉ nhận ra Bình, nhớ cả Tú Anh, nhưng không nhớ Phúc vì sống xa HN đã quá lâu, ít được thường xuyên đến thăm cô như các bạn ở nhà. Cô chỉ nhớ chị Võ Hạnh Phúc, Võ Hòa Bình C11. Năm nay cô tròn 90 tuổi. Cô bị nặng tai, phải dùng máy trợ thính.
Phúc có nói là em anh Trần Kiến Quốc, k5 trường Nguyễn Văn Trỗi, cô nhớ ngày Quốc là lớp trưởng. Cô gửi lời thăm anh Quốc và các học trò Trỗi. Anh Tích Tùng và vợ anh cùng tiếp khách với cô Nhâm. Cô vẫn nói to như ngày xưa, và vẫn hiền lành, giản dị. Học trò ngày xưa rất quý cô vì cô không định kiến với ai. Trò nào cũng được coi như con; có khuyết điểm được cô nhắc nhở nghiêm khắc, xong lại pha trò cho học trò cùng cười vui.
Anh Tùng kể, ngày xưa thời Pháp bà từng tốt nghiệp Thành chung rồi mới đi dạy học. Chú là học viên Võ bị khóa 1 (1946) và hy sinh 1951 ở mặt trận Ninh Bình. Cô chú chỉ có anh Tùng, từ đó cô ở vậy nuôi con.
Chúng em tự hào vì có cô giáo như cô Nhâm, cô Thục, cô Hồng!
Các bạn ở HN nhớ đến thăm cô nhé! (Liên lạc với anh Tùng: 0916888911/ 04-35532935).
NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN: Tranh Thủy Mặc của KOUKEI KOJIMA (ST: Đạt)
Làng mạc bốn mùa thanh bình trong tranh của Koukei Kojima. Thời gian thì vẫn cứ lặng lẽ, hờ hững trôi qua. Nhưng những khoảnh khắc đẹp đi vào lòng người sẽ khó mà quên được.Họa sĩ Koukei Kojima (Nhật Bản) đã mang đến cho tôi những cảm giác thật yên bình, thanh thản trong tâm hồn qua những bức thủy mạc theo lối cổ điển. Từng vệt màu nước uống lượn, uyển chuyển đưa ta qua những vùng đồi núi chập chùng mờ ảo như tiên cảnh.Xuân – Hạ – Thu – Đông, bốn mùa cứ như những giai điệu thăng trầm chuyển biến cùng những sắc thái khác, tạo nên sự đồng điệu hòa nhập giữa con người và thiên nhiên….Mùa Xuân cây nở, lộc đâm chồi, trăm hoa đua nở
Thư giãn: Mai tứ quý nở hoa (Thu Thủy H42)
Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA SỰ SO SÁNH (ST: Kháng Chiến)
Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để Nhẹ xuống.
Kính không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới.
Đẹp không phải là Hút người vào, mà là giữ người ở lại.
Xấu không phải là tại gương mặt, mà ở tại Cách sống.
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ.
Hay không phải là Ngạc nhiên, mà là sự Thú vị.
Buồn không phải là Bên ngoài, mà là ẩn Bên trong.
Và Mười nghịch lí thời đại .
1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vở.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.
Kính không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới.
Đẹp không phải là Hút người vào, mà là giữ người ở lại.
Xấu không phải là tại gương mặt, mà ở tại Cách sống.
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ.
Hay không phải là Ngạc nhiên, mà là sự Thú vị.
Buồn không phải là Bên ngoài, mà là ẩn Bên trong.
Và Mười nghịch lí thời đại .
1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vở.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.
Hôm nay ngày 15/10/2012 (Cao Cẩm Quỳ từ Phật Sơn, Quảng Đông)
Đồng hồ chỉ 01g45' sớm. Vì cuộc vui trưa qua mà đi ngủ sớm (từ 8g tối), đêm dậy ngồi lướt mạng. Hơn 2 tiếng trước, anh Cao đã đưa lên mạng những hình ảnh của Hội trường 15/10/2010 tại HN và chuyến thăm Vĩnh Yên (nơi nhiều anh em Trỗi lên học sĩ quan kĩ thuật sau khi tốt nghiệp Trỗi).
Mời xem!
Mời xem!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)