Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Nhân có bài vè trong dân (TVT)

Mấy tuần nay râm ran trong dân bài vè hay. Có anh bạn gửi vài câu hưởng ứng:
Lịch sử nước ta có nhiều hoạn nạn
Gặp lúc tao loạn xuất hiện hò vè
Để khen để chê một vài nhân vật
Anh hùng tùy mặt còn mãi tiếng thơm
Giá áo túi cơm một phường sâu mọt
Khi nhàn cầm bút phóng tác hò vè

Gửi tặng bạn bè, khi vui nhấm nháp!

Thế nào là Trung Quốc ? (tiếp theo và hết)

Đó là những biện pháp những người cầm quyền Trung Hoa hiện nay đang áp dụng để tìm cách sống còn. Hầu hết mọi chính quyền Trung Hoa trong suốt giòng lịch sử đều không màng đến phúc lợi của đám thứ dân. Họ chỉ dùng dân để phục vụ cho quyền và lợi của họ, dù có phải áp dụng những biện pháp tàn bạo. Sự tồn tại của chế độ được coi là ưu tiên số một. Triều đại của các “hoàng đế đỏ” cũng không làm khác.

Ăn gì không chết: (ST: B)

Cán bộ họp gia đình, vợ bảo chồng: 
- Ăn uống phải cẩn thận, thời buổi này thực phẩm độc hại nhiều quá!
- Hay ta chỉ ăn cơm với cá thôi! Thịt thì ... lở mồm long móng, H5N1, tăng trọng, phoóc-môn ...
- Không được đâu! Cá thì bị ướp... u rê! Hay ta chuyển sang... ăn chay!
- Ăn chay cũng chết, rau thì dư lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD, gây ung thư...
Vợ thở dài:
- Ăn gì cũng... chết! Biết ăn cái gì đây?
Thằng con góp ý:
- Chỉ có ...'ăn hối lộ' là không chết!  Con thấy người ta chỉ bị ...'nghiêm khắc phê bình' hoặc ...'hưởng án treo' là cùng! Hay ta chuyển sang...ăn hối lộ đi bố mẹ!

Bao giờ cho đến ngày xưa (Huỳnh Úc)


Cô Ksenia Sobchak là người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài truyền hình Nga. Cô sinh năm 1981 tại Saint Petersburg, là con gái thứ hai của ông Anatoly Sobchak (1937-2000). Ông này là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, là một trong những đồng tác giả của Hiến pháp (1993) Liên bang Nga, là thị trưởng do dân cử đầu tiên của thành phố Saint Petersburg, là một thành viên của Hội đồng Tổng thống Yeltsin, là cố vấn và thầy dạy của Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

“Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga (ST: Đạt)

Vladimir Potanin, kiến trúc sư của kế hoạch
đột phá tạo ra các oligarch Nga - Ảnh: Forbes

      

Nước Nga thời tranh tối tranh sáng đầu thập niên 1990 chứng kiến những pha thâu tóm ngoạn mục để tạo ra một thế hệ tỉ phú đầy tranh cãi.
Ngày nay, trên thế giới không ai không biết đến những cái tên như Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, Mikhail Prokhorov hay Roman Abramovic. Có người xem họ là những nhà tiên phong trong nền kinh tế Nga hậu Xô viết, người khác lại cáo buộc họ gây bao hậu quả nặng nề cho đất nước. Đến nay thì số phận những “người giàu đầu tiên” của LB Nga rất khác nhau: người vẫn tiếp tục giàu, kẻ phải lưu vong hoặc ngồi sau song sắt. Dù thế nào thì cách làm giàu của các tỉ phú này khiến họ phù hợp với hỗn danh oligarch - từ gốc Hy Lạp nghĩa là “nhóm thiểu số thao túng”.