Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Dân ta tài nhậu: Vạn cách mở bia (ST: Đạt)

Mời xem các bạn trẻ ngồi nhậu!
Lại pha này nữa!

Cười... tí !!!

1. Thôi để cho con nó khóc cũng được
Hai vợ chồng mới có con nhỏ, nửa đêm, cậu bé khóc om xòm. Hàng xóm phải gọi điện sang nhắc nhở. Sau khi nghe điện thoại anh chồng nói:
-  Hàng xóm đang phàn nàn con mình khóc ghê quá em à. 

Cô vợ trả lời:
-  Vâng, để em hát ru con ngủ, anh nhé. 

Một lát sau chuông điện thoại lại kêu reng reng. Nghe xong, chồng bảo vợ:
-  Hàng xóm lại bảo thôi để cho con nó khóc cũng được...

Du lịch qua màn ảnh nhỏ (ST: Mẫn k5)

Nào cùng đi thăm Tacachiho, thắng cảnh độc nhất vô nhị!!!

Cảnh báo !!! (ST: Đạt)


Nếu dùng điện thoại di động và nhận được số máy
Description:

cid:7DFA007A2F014CD3BCC2C8296AC92DDA@DBTOA000
+375602605281, +37127913091 hoặc bất kì máy nào có đầu +375, or +371 mà chỉ nghe reng 1 hồi chuông rồi tắt, sau đó để lại trên màn hình tin nhắn của cuộc gọi lỡ. Vì tò mò gọi lại, bạn sẽ phải trả từ 15-30 USD. Họ có thể copy số máy của bạn trong 3 giây. Và nếu bạn có số thẻ tín dụng ghi trong máy thì cũng bị copy. Đầu +375 là từ Belarus và Afghanistan, còn +371 là từ Latvia...
Đừng trả lời và gọi lại nghe!





Cú đấm của tỷ phú Alexander Lebedev (Huỳnh Văn Úc)



Alexander Lebedev (sinh năm 1959) là một doanh nhân người Nga. Năm 2008 với tài sản ước tính 3,1 tỷ USD ông được Tạp chí Forbes xếp hạng là một trong những người Nga giàu nhất và lọt vào danh sách 358 người giàu nhất trên thế giới. Ông sở hữu một phần ba tài sản của hãng hàng không Aerofot, có cổ phần sở hữu một số tờ báo Anh nổi tiếng như The Independent, Evening Standard. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là giáo sư ở Học viện kỹ thuật Bauman, mẹ là giảng viên dạy tiếng Anh của một trường đại học ở Moskva. Năm 1977 Alexander Lebedev thi vào khoa Kinh tế Học viện Quan hệ quốc tế Moskva (МГИМО). Sau khi ra trường năm 1982 ông lại học tiếp ở Học viện Cờ Đỏ của KGB. Năm 1987 ông đến Luân Đôn làm việc trong sứ quán Liên Xô tại Anh. Chức vụ chính của ông là tùy viên kinh tế nhưng vai trò thực sự của ông là điệp viên KGB. Thông qua các quan hệ cá nhân và công việc, ông thu thập nhiều tin tức tình báo quý giá. Sau khi rời khỏi ngành tình báo Nga, Alexander Lebedev thành lập Công ty Đầu tư Tài chính Nga. Năm 1995 công ty này mua Ngân hàng Dự trữ quốc gia. Dưới sự lèo lái của ông ngân hàng này trở thành một trong số mười ngân hàng lớn nhất nước Nga đã vượt qua cơn khủng hoảng tài chính năm 1998 để trở thành chủ sở hữu của những khối tài sản khổng lồ: 30% cổ phần của Hãng hàng không quốc gia Aeroflot, 44% của Công ty Tài chính Ilyushin là công ty cung cấp vốn cho ngành sản xuất máy bay ở Nga, đầu tư vào Công ty dầu khí Gazprom.

Vui Trung Thu với lớp học làm bánh của cu Việt (Quang Việt)


Trường em hôm nay.