Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

FULRO – NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT ỔN CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN (Việt Dũng)


Cờ của FULRO.
        FULRO (viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées, có nghĩa Mặt trận Thống nhất Giải phóng các Sắc tộc bị Áp bức) là một tổ chức chính trị, quân sự, lúc đầu do một số chức sắc người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Chăm, người Khmer  thành lập vào năm 1964 để đòi quyền tự trị và đã được Mỹ nuôi dưỡng, lợi dụng để có lúc chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến sau năm 1975, FULRO vẫn tồn tại và đã có nhiều hoạt động chống chính quyền cách mạng. Đến tháng 12 năm 1992, lực lượng FULRO với tư cách là một tổ chức chính trị-quân sự đã không còn chỗ đứng chân ở địa bàn trong nước, hơn 400 người (gồm cả binh sĩ, người già, trẻ em) thuộc FULRO cuối cùng đã ra đầu hàng lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Campuchia.
        Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự  nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường, 47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn, làng có đông đồng bào các DTTS sinh sống.  

Hoa đào biên viễn – Bài 3: Bia trấn ải – nơi Tổ quốc được tô màu đỏ (Đào Tuấn)

Từ 35 năm nay, vào dịp tháng 2 mỗi năm, Đại tá Triệu Quang Điện, trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn đều đến đền Mẫu để thắp hương cho đồng đội của mình. 

35 năm, thời gian chưa đủ để ông quên đi bữa cháo nếp cuối cùng. 35 năm, ông vẫn nhớ như in hình ảnh của những người đồng đội trong tổ tam tam: Những Trần Văn Thái. Những Vi Văn Cao.
Pháo đài Đồng Đăng và pháo hoa Trung Quốc
Năm đó, binh nhì Triệu Quang Điện vừa cưới vợ được 4 tháng, cũng vừa qua khóa huấn luyện 4 tháng ở Đông Khê, trở lại Lạng Sơn vào đúng buổi chiều ngày 16, khi phía Trung Quốc cho người đuổi trâu dò phá những bãi mìn biên giới.
5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng, ông cùng hai người đồng đội trong tổ thậm chí còn chưa kịp ăn nồi cháo gạo nếp đã đặt trên bếp để vội vã xách súng lên chốt ngay tại khu vực Đền Mẫu, pháo đài Đồng Đăng.

Tài năng chọc bi-da (ST: Đạt)

Mời thưởng thức!

Mấy ông "Quạt mo"... (tiếp)

Nhưng Việt Nam lại mua sắm tàu ngầm…
Có người cho rằng vì Việt Nam muốn đưa  lực lượng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại nên phải mua sắm tầu ngầm và tầu săn ngầm ( nổi)… cách suy đoán này là hơi khiên cưỡng.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy tư duy về xe tăng khác với tư duy về tàu ngầm của các nhà quân sự Việt Nam.