Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Thấy Ứng vào SG

Sáng qua có điện thoại thầy. Con trai thầy từng học ở Nga, nay vào SG làm việc. Đúng dịp 30/4, vợ chồng thầy bay vào xem con sống ra sao. Mình phi xe lên Q1 gặp thầy.
Thầy nghỉ tại 1 KS mini ở hẻm 18B Nguyễn Thị Minh Khai, cách văn phòng cháu làm việc có 7' đi bộ. Thầy năm nay đã 74 nhưng mê bóng bàn, ở ngoài kia hay đánh với cánh Vinh, Tuấn k8 ở Ban Cơ yếu. Tư vấn cho thầy ngay Trung tâm TDTT Hoa Lư, gần KS, có đến chục bàn, thầy thử đến đấy mua vé.
Hẹn thầy sau 1/5 đưa thầy đi gặp đồng nghiệp và học trò.

Dùng Smart-phone mà lại chưa thông minh (KQ)

Ngày xưa dùng Nokia thấy rất tiện. Từng được anh em tin cậy, coi là Tổng đài. Cứ ai cần xin số điện thoại trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí nước ngoài thì chỉ cần nêu yêu cầu, tự mình tìm trong danh bạ rồi chuyển qua tin nhắn là xong.
Nhưng từ ngày vợ cho "lên đời", cho dùng iPhone thì chả thấy có chức năng này. Nghĩ bụng hóa ra cải lùi?
Bước 1: Copy số điện thoại cần gửi. 

Bước 2: Dán (paste) số điện thoại đã copy
vào tin nhắn rồi send. OK!
Trưa qua có ông bạn Nhất Trung đến chơi, cũng đúng lúc bác Nguyễn Cương k3 gọi vào xin số điện thoại cô Oanh, Hội Hữu nghị Việt-Trung. Đang định lấy giấy bút ghi lại số điện thoại rồi nhắn tin thì thấy cô cháu ngồi bên cạnh. Ca cẩm "yếu kém" của iPhone thì cháu bảo: "Bác copy rồi dán vào tin nhắn, là xong". Rồi cháu thị phạm. Ơ kìa, hay thật. Vậy là học được 1 bài học lớn.
Các bác cứ nhìn vào 2 ảnh này thì biết ngay trình tự.
1. Đến số điện thoại cần gửi. Giữ tay mấy giây sẽ hiện chữ Copy. Lấy tay chạm vào Copy. (Vậy là số điện thoại đã được sao).
2. Tìm đến số máy cần nhận. Giữ tay vài giây vào phần tin nhắn sẽ hiện chữ Paste. Chạm tay vào Paste thì số điện thoại đã sao được dán vào tin nhắn. Gửi đi là xong.
Đúng là "Không thầy đố mày làm nên"!

Quét chùa (Ngô Hạnh)

Năm nay mưa nhiều thời tiết ẩm thấp bệnh tật sâu bọ lây lan, khổ cho các cháu. Thấy trong HCM vẫn nắng, các bạn vẫn khí thế lắm. Hôm đi chùa thấy chú tiểu quét sân xong đang chống chổi suy tư điều gì đó mình tức cảnh làm bài thơ ngắn này. Chúc khỏe và cứ vui như tết!

Quét chùa   
Ngày ngày lầm lũi quét sân
Xong xuôi lại đứng tần ngần nghĩ suy
Hôm qua mình đã làm gì
Hôm nay đóng góp được chi cho đời?
Đành rằng việc mọn thế thôi 
Còn hơn những kẻ biếng lười rong chơi
            Phải chăng cũng tại số trời
Vì con nhà sãi nên tôi quét chùa!

Đi tìm bánh mì thịt ngon nhất Sài Gòn (ST: KC)

Nếu phở được coi là món ăn đặc trưng của Hà Nội thì ở TP. Hồ Chí Minh chắc chắn vai trò đó là của bánh mì thịt như khẳng định của Robyn Eckhardt, cây bút nữ chuyên viết về ẩm thực và du lịch châu Á cho nhiều báo và tạp chí có uy tín.


Bài Đi tìm bánh mì ngon nhất Sài Gòn (Finding Saigon’s best banh mi) của bà được đăng trên trang mạng EatingAsia gần đây.

Theo Robyn Eckhardt, thứ bánh sandwich có hơi hướm Pháp quốc đó được khai sinh ở miền Bắc Việt Nam nhưng lại trưởng thành và lớn mạnh tại miền Nam sau năm 1954, khi nhiều người làm bánh mì rời miền Bắc di cư vào Nam vào thời điểm đất nước này bị tạm chia cắt và chế độ thực dân Pháp cũng chính thức cáo chung.

Với sự trợ giúp của Andrea Nguyen, chuyên gia về bánh mì đồng thời là tác giả cuốn sách Cẩm nang về bánh mì (The banh mi handbook), Robyn Eckhardt đã có một chuyến du hành khảo sát tại TP.HCM để xác định những địa chỉ bán bánh mì (thịt) ngon nhất.

bánh mì, bánh mì Sài Gòn, bánh mì chảo, bánh mì thịt, Robyn Eckhardt
Bánh mì Sài Gòn đã nổi tiếng toàn cầu

Một cán bộ của Đại tướng (Kháng Chiến)

Bác đến thăm đoàn cố vấn TQ.


Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên Phó tư lệnh Quân đoàn 4, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ 1950-1955 trong các buổi làm việc với Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc Vy Quốc Thanh, đặc biệt trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Bức ảnh tư liệu cắt ra từ báo.

Thăm Vịnh Hạ Long 1961.

Năm 1999 Đại tá cùng phu nhân sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông đã đến thăm vợ đồng chí Vy Quốc Thanh. Gia đình đồng chí Vy đã cung cấp cho Đại tá Hoàng Minh Phương hai bức ảnh tư liệu  quý: Bác Hồ thăm Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Chiến khu Việt Bắc cùng hai bức ảnh  cắt từ báo có các đồng chí Trần Canh, Vy Quốc Thanh chụp kỷ niệm với Đại tướng và cán bộ cao cấp Quân đội ta: Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Trần Hữu Dực, Đào Văn Trường, Trần Đăng Ninh, Lê Liêm.








VIỆTNAM 1948 - Ảnh của tạp chí LIFE (ST: KC)


***

    Những người đàn ông "đậu" như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.

Blog mới của Cao Cẩm Quỳ

Cao vừa chuyển sang blog mới, Báo liếp đã bổ sung vào Danh sách blog.
Mời các bạn vào đây!