Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Nọ hiểu ra răng ? (ST: Đạt)

Mời xem!

Áo lụa Hà Đông (Clip do Viên Thạch ghi)

Mời các bạn cùng nghe những ca sĩ không chuyên k1, k2 hát trong ngày vui ở Lương Sơn.
Xin cảm ơn Viên Thạch k9!

Cười vui (ST)


Đối đáp với sếp có 'máu 35'
Trong cuộc phỏng vấn kế toán tại một công ty, sếp tổng hỏi cô gái xinh đẹp mặc váy ngắn.
- Cô đã không trả lời được 2 câu đầu tiên tôi hỏi rồi, bây giờ là cơ hội cuối cùng của cô, nếu cô trả lời được thì tôi sẽ nhận cô vào làm, nếu không thì đành phải chia tay cô ở đây.
Nếu tôi viết số 1 lên cả đùi trái và đùi phải của cô thì sẽ là số mấy.
Cô gái trả lời:
- Số 11 thưa ông.
- Cô thật là ngốc, đến đọc số mà cũng không xong thì sao mà làm kế toán được. Phải là 101 mới đúng.
Cô gái ngượng đỏ mặt, tuy nhiên trước khi ra khỏi phòng cô vẫn không phục bèn hỏi lại sếp tổng:
- Ngài nói đúng, đó là số 101, nhưng tôi không ngốc. Nếu số 1 đó được viết lên hai đùi của ngài thì ngài đọc đó là số mấy?
Sếp cười bảo:
- Vậy mà cô cũng hỏi, tất nhiên là 111 rồi.
Cô gái cười lớn:
- Không phải 111 mà là 1,1. Hóa ra ngài cũng chẳng hơn gì tôi.


Chị Niệm với lính Trỗi (Quang VIệt)

Chị, em phải 3 năm mới gặp nhau.

Thời gian trôi nhanh thế. Mới đó còn tin đi tin lại hẹn nhau ngày giờ lên đường về lại Quế Lâm thăm trường cũ, thế mà thấm thoắt đã 3 năm trôi qua. Hôm rồi, chị Lư Mỹ Niệm qua Việt Nam công tác, có dịp chị em gặp nhau, những kỷ niệm về chuyến đi ấy lại ùa về, nao lòng.

Đến thăm Quán cà phê của Hồng Thanh. (Vắng ông chủ). 

Cô và trò sang VN lần này.
Xa Quế Lâm từ mùa hè 1967, đến 2010 là đã 43 năm. So với lịch sử, khoảng thời gian 43 năm chỉ là cái chớp mắt. Nhưng với một con người thì 43 năm đã là quá nửa cuộc đời. Khóa 2 rời Quế Lâm ở cái tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” hoặc hơn một chút. Đến thời điểm 2010, người trẻ nhất của Trỗi 2 cũng đã bước vào tuổi 60. Bốn ba năm của Trỗi 2 trôi qua với biết bao biến cố: Tốt nghiệp lớp 10 rời Quế Lâm về nước, nhập ngũ, rồi 80% được gửi sang Liên Xô học ở các Học viện, nhà trường quân sự, số còn lại vào học ở ĐHKTQS và một vài ĐH khác. Sau khi tốt nghiệp, mối đứa đi một ngả. phục vụ ở những lĩnh vực khác nhau – đứa thành giáo viên, đứa làm nghiên cứu, đứa thì làm kỹ thuật ở các đơn vị…Rồi theo thời gian, trưởng thành dần cho đến lúc nghỉ hưu. Nhiều bạn giật mình, thấy mình chưa kịp làm gì nhiều thì đã già béng mất rồi.



Chuyện đời thường của Tổng thống Mỹ (ST: KC)


Dễ gì mà chúng ta được thấy những cảnh như vầy.
cid:1.2776301057@web141206.mail.bf1.yahoo.com

La Paloma, bản nhạc hay! (Thủy H42)


Cuối năm ngoái, tôi có tham dự Hội nghị khoa học Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực toàn quốc lần thứ 4 diễn ra trong 3 ngày 22,23,24, tháng 11 tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. Hội nghị khoa học lần này có rất nhiều đề tài tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành về tim mạch và lồng ngực trong và ngoài nước đến từ Pháp, Mỹ, Nhật, Đài Loan...  Buổi tối có tiệc đứng mừng hội nghị -  Gala dinner party.
 Bữa tiệc  được tổ chức ngoài trời chu đáo tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam với dẫn chương trình là chị Diệp Chi cùng dàn nhạc truyền thống. Là người yêu âm nhạc, mặc dù bận chào hỏi những người thân quen nhưng tất cả những bản nhạc được thể hiện tôi đều để tâm chú ý lắng nghe.
 Buổi tối hôm đó có rất nhiều bản nhạc hay, truyền thống của Việt Nam được vang lên. Nhưng bất chợt có 1 bản nhạc ngoại được chơi bằng nhạc cụ truyền thống khiến tôi cảm thấy rất độc đáo. Mặc dù bản nhạc thì không xa lạ với tôi nhưng được chơi bằng nhạc cụ truyền thống Việt Nam thì lần đầu tiên tôi được nghe. Vâng, đó chính là bản nhạc La Paloma. 
Xin mời các bạn thưởng thức.

(P/s: Bản nhạc được nghe hòa tấu bởi nhiều nhạc cụ truyền thống: sáo, đàn tranh, đàn bầu, nhị, trống... rất hay. Nhưng tìm trên you tube chỉ có bản nhạc này. Xin được thông cảm! - TG).