Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Mời các bác ủng hộ các cháu nhỏ làm từ thiện

Tôi đang đấu giá một số tranh do các cháu bé vẽ để lấy tiền mua Cơm Có Thịt cho tụi nhỏ miền núi. Rất mong các bạn bỏ chút thời gian động viên các cháu.
Thời gian: Ngày Chủ Nhật 7/7/2013
Để vào sàn đấu giá xin nhấp chuột vào link sau đây:

https://www.facebook.com/hai.b.tran 

 

Du lịch Chile (ST: Đạt)

Mời cùng đi du hí bằng... máy bay!

Đố ai làm gì được nó (Huỳnh Văn Úc)


Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng thời nhà Tiền Lý, khi thái tử Lý Phật Mã mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu bỗng dưng thay sừng mới. Người chủ con trâu lấy làm lo sợ đem việc ấy hỏi thầy bói ở phố Cầu Đông. Thầy cười mà phán rằng: “Đó là điềm giời đổi mới, không có can dự gì đến nhà ông”. Ngày nay ở phố Cầu Đông có một thầy bói nổi tiếng, là hậu duệ đời thứ mấy mươi của ông thầy bói nhà Tiền Lý ấy. Tôi tìm đến thầy để bói một quẻ. Thầy mặc quần trắng, áo the đen, đội khăn đóng. Thầy đưa tay sửa vành khăn trên đầu rồi e hèm hỏi tôi:
- Bói việc gì?
- Bẩm, việc hôn sự.
- Tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của người nữ?
- Bẩm thầy, người nữ tên là Anna Chapman sinh năm 1982, ngày tháng sinh con không nhớ.

Tin nhắn SMS (ST)

Hình ảnh nội tuyến 7

Chuyến đi xa và những bạn hiền (Trần Kháng Chiến)

      Tháng 6-2013, tôi có chuyến về thăm lại Trường cũ cách  đây 60 năm, đóng tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
     ... Ngày 25-8-1953  khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn quyết định, để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, tại chiến khu Việt Bắc, Ban tổ chức  Trung ương, Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam. Theo đề nghị của Trung ương Đảng ta, Nhà nước Trung Quốc quyết định tiếp nhận đón hơn 1000 giáo viên, cán bộ, học sinh Việt Nam sang Trung Quốc, nhằm tạo điều kiên dạy tốt, học tốt trong điều kiện hoà bình. Lớp học sinh này sẽ trở về tham gia xây dựng đất nước sau chiến tranh. Tôi là một trong số 1000 học sinh đó.
    Từ năm 2000, với tình cảm tri ân nhân dân Quế Lâm, nhân dân  Trung Quốc  đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi, trong khi bản thân ăn chưa đủ no, mặc  chưa đủ ấm, còn rất, rất thiếu thốn, tôi  đã nhiều lần trở lại thăm mái trường xưa.
     Trong những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc trở thành chiến trường ác liệt, thành phố Quế Lâm  lại giang tay tiếp nhận Trường Thiếu sinh quân  Nguyễn Văn Trỗi với 1500  cán bộ, giáo viên, học sinh (1967-1968), Trường Học sinh Miền Nam  vớí  5000  cán bộ, giáo  viên, học sinh (1967-1975).
      Với tôi ân nghĩa ấy lớn lắm.