4-
Chuyện về nụ hôn vĩnh biệt ở trạm quân y
tiền phương.
Đầu năm 1974, đang ở đơn vị pháo hỏa
tiễn 122 ly thuộc Tỉnh đội Quảng Trị, tôi cùng hai chục anh em được điều động
bổ sung cho Tỉnh đội Thừa Thiên để làm nòng cốt xây dựng đại đội pháo độc lập.
Chúng tôi hành quân bằng ô tô vào đến binh trạm thuộc địa bàn huyện Hương Thủy,
rồi lại bị điều về một đại đội bộ binh độc lập thuộc huyện đội Hương Thủy.
Trong một lần bị sốt rét nặng, tôi được đơn vị đưa lên trạm quân y tiền phương
của Tỉnh đội Thừa Thiên đóng tại thượng nguồn sông Hai Nhánh. Trong chiến
trường, các trạm quân y thường được lính ta gọi là PHẪU TIỀN PHƯƠNG, chắc vì
chữ PHẪU là phẫu thuật.
Việt Dũng (ngồi, trái) cùng 3 bạn lính gặp nhau tháng 12/1975 tại HN. |
Lên đến PHẪU, ngoài những cảnh thương
binh bị thương do đạn bắn thẳng, mìn… bị què, cụt, tôi còn không khỏi giật mình
vì thấy mấy “ông” không biết bị bệnh gì mà gầy lêu đêu, môi xanh tím, đầu trọc
lốc như sư, tay chống gậy đi lại run rẩy trong các lán điều trị. Hỏi ra mới
biết họ bị sốt rét ác tính, mới mười tám, đôi mươi, sức trai là thế, vậy mà bị
sốt rét “quật” đến nỗi đầu trọc lóc, đi phải chống gậy, khiếp thật. Anh em ở
trạm quân y cho biết, vào mùa mưa, lính bị sốt rét nhiều, khi đưa lên đây thì
nhiều ca đã bị nặng đến mức hôn mê, một hai ngày sau là “ra đi”. Anh em chỉ tay
ra phía rừng bảo: “Khối thằng chết vì sốt rét đã được chôn ở nghĩa trang của
trạm phẫu đấy”.