Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

LÁ ĐU ĐỦ CHỐNG UNG THƯ (ST: Đạt)


Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý dân tộc” của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...

Thăm trang trại Phan Nam ở Củ Chi (KQ)

Anh em gặp nhau, quá sướng!
Ngồi ở nhà sàn.
Nhận lời mời của ông anh đã lâu, sáng qua Phan Công và Dương Đức Hải k8 đã tổ chức đoàn CCB về thăm. Xe biển đỏ đón thêm bác Duy Lễ (cựu thủ môn Thể Công và CAHN) thân thiết với Nam từ ngày về bổ sung cho đội QK4. Xe Fiat có anh Ba Hưng ("phụ huynh" của 3 cháu họ Đoàn Thanh, Tuyên, Khánh ở trường ta) cùng Nhất Trung và tài Quốc.
Lính tráng gặp nhau vui như tết. Có nhiều kỉ niệm khó quên.
... Năm 1964 từ Hải Phòng về nghỉ hè thì gặp anh Lễ và mấy bác Thể Công về tăng cường cho đội bóng đá QK4. Vốn mê đá bóng nên theo đàn anh ngay. Nam từng đi ăn cháo gà (miếng nào cũng chặt vuông quân cờ) với anh Lễ. Miếng ngon nhớ lâu là thế, đã nửa thế kỉ mà cả 2 cùng không quên chuyện đó.
... Năm 1968, vốn là HSMN lười học ham chơi dù tuổi đã hơi cao nhưng chưa thèm tốt nghiệp phổ thông nên phụ huynh sốt ruột, cho gọi về trường văn hóa QK4 "học nhanh 1 năm 2 lớp để còn kịp đi chiến đấu".
Bữa cầy hương 'nhà trồng' ngon miệng.
Hè 1969 lên Thậm Thình thi vào Đại học KTQS. Cùng bàn là anh giai Ba Hưng. Hôm đó thi Toán. Ngồi đã 30 phút rồi, chưa viết được chữ nào mà nhìn sang anh giai đã thấy kín 4 trang phê-đúp 5 hào 2. Nghĩ bụng, bố này đi đơn vị về, học lúc nào mà viết ghê quá, làm toán mà như làm văn? Nam phục từ đấy.
... Hải, Công thì nhớ mãi mùa đông đầu tiên 1967 ở VN sang Quế Lâm, tuổi mới 11, 12 phải xa cha mẹ, khóc suốt ngày; trời lại quá rét (nước đóng thành băng) lười tắm nên ghẻ lở phát ra đầy người. Thế mà anh Nam cùng các anh chị k5 cứ chủ nhật lại xuống giặt giũ chăn màn quần áo, bắt ghẻ cho.

Một ngày tuyệt vời. Phan Nam rất mong các bạn Trỗi xuống chơi.

Chuyện này chắc... hay???

Mời đọc!

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG VỊ LUẬT SƯ HUYỀN THOẠI (Phần I) (Kiều Mai Sơn)


Vợ chồng Luật sư 1937.
GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997) là một trong những người trí thức Việt Nam thông minh siêu việt gắn với nhiều huyền thoại, một nhà sư phạm mẫu mực giàu tài năng. Ông sinh ngày 16/9/1909 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Năm 22 tuổi, là học sinh xứ An Nam (lúc đó còn thân phận thuộc địa) du học trên nước Pháp, Nguyễn Mạnh Tường đã lập nên kỷ lục làm chấn động học đường nước Pháp: trong một năm lấy luôn hai bằng Tiến sĩ Quốc gia Văn khoa và Luật khoa. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã tham gia giảng dạy tại Trường Bưởi (nay là Trường trung học Quốc gia Chu Văn An) cùng với các đồng nghiệp là những trí thức tài danh thời bấy giờ như Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Ông còn tham gia đào tạo trí thức phục vụ kháng chiến tại Trường dự bị đại học Liên khu IV tại Thanh Hóa, Phó giám đốc (nay là Phó hiệu trưởng) Trường đại học Sư phạm Văn khoa (nay là Trường ĐHSP Hà Nội) khi miền Bắc mới giải phóng.
GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường từ trần ngày 13/6/1997, để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, đồng nghiệp và học trò. Tổng Bí thư Đỗ Mười đến viếng ông và ghi vào sổ tang:  "Vô cùng thương tiếc Giáo sư - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức yêu nước đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam”. Chào vĩnh biệt! -  Đỗ Mười.

Ảo thuật gia đặc biệt (ST: KC)

Mời xem!

Dân tộc Đại ở Trung Hoa (ST: Cao Bắc)

Là dân tộc thiểu số ở China nên cuộc sống người Đại thuộc về cuộc sống người nghèo khó với thu nhập dưới 1 USD một ngày, làng bản của họ không có điện và những tiện nghi của cuộc sống, người Đại cũng có phong tục nấu xôi lạc (đậu phộng) trong cậy nứa, nấu ăn trong cây tre khi đi rừng. Để cải thiện bữa ăn, phụ nữ Đại cũng ra suối mò cua, bắt cá về để ăn. 
Sau đây là cuộc sống của 1 làng người Đại tại Yunnan China.

Lỡ làng (Ngô Hạnh)

Lỡ làng anh chẳng có em
Tưởng chừng rồi cũng ấm êm ngọt lành!
Lỡ làng em chẳng lấy anh
Cuộc  đời nghiêng ngả chênh vênh một thời
Lỡ làng hai đứa chơi vơi
Ngắm trăng trăng khuyết ngắm trời trời xa
Lỡ làng ta mới là ta
            Để cho duyên phận lệch xô bến bờ
Lỡ làng tình mới mộng mơ
Nghĩa xưa tình cũ là hoa trái mùa
Lỡ làng đâu có già nua
Mặc cho trắng nhuộm đôi ta mái đầu
Lỡ làng để nghĩ về nhau
Cưới xin rồi có còn đâu lỡ làng.
                                             1/4/2014