Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Không được phép quên ngày này!

Ai đây, nói gì?

Tự sát?

Tàn ác.

Có dừng không?

Lí lẽ ban đầu.

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Lâm tặc ngay tại Thủ đô.

Có sót ruột không?

Còn tàn khốc hơn B52 tàn phá.

Thu hoạch?

Nỗi lòng.

HN trước và sau tháng 3/2015.

Cảm nhận nhân ngày 30-4 qua một bức tranh (ST: TĐ)

Lời đầu của TĐ : Anh Trương Tr. là ông anh đa tài của lớp học sinh QL chúng tôi thời kháng chiến. Những năm chống Mỹ có dịp gặp anh, biết anh là cán bô cao cấp của một cơ quan thuộc Bộ TTM đóng trong thành cửa Bắc (HN). Anh Tr.có tài viết văn, kéo đàn Violon, hội họa và cả chơi thể thao nên bọn trẻ hơn chúng tôi rất phục và quý anh.
Nhân dịp 30-4, tình cờ đọc một bài của anh trên Blog LS.QL, bình về bức họa“Cuộc chiến đã đi qua“của họa sỹ Phạm Tuấn Dũng, kết hợp với cảm nhận khi đã có dịp được xem bức họa trong triển lãm về đề tài KCCM cứu nước do Bộ ngoại giao VN tổ chức tại CHLB Đức, tôi thấy rất tâm đắc và thấm thía. Bài bình của anh Tr. rất sâu, xúc tích và có những phát hiện độc đáo. Kèm theo những lời bình, anh Tr. có nhã ý đề cao những sáng tạo và ý tưởng của họa sỹ nên có đăng kèm theo những tự sự, gợi ý của tác giả về quá trình vẽ và xây dựng nội dung cho tác phẩm.  Chưa có dịp xin phép anh Tr.nhưng thấy tác phẩm „ Cuộc chiến đã đi qua“ của họa sỹ Tuấn Dũng  rất đáng được nhắc tới trong dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước năm nay.  Xin phép tác giả Blog (anh Tr.) và họa sỹ Tuấn Dũng, tôi gửi đăng bức họa và tự sự của họa sỹ lên BTk5 để bạn đọc Trỗi có dịp cảm nhận tác phẩm rất thâm thúy này. (TĐ)
                                      
Họa sĩ Phạm Tuấn Dũng sinh năm 1942 tại Hà Nội.
Từ năm 1966 ông là họa sĩ chính cho báo Thiếu Niên Tiền Phong và sau đó chuyển sang báo Giao thông vận tải. Năm 1995 chuyển sang làm Phó TBT tạp chí Kho Bạc bây giờ là tạp chí Quản Lý Ngân Quỹ Quốc Gia.
Họa sĩ Phạm Tuấn Dũng đã có 5 cuộc triển lãm cá nhân, trong số đó một triển lãm do phòng Thương Mại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức  và một triển lãm được thực hiện tại Đức.

             

                                Cuộc chiến đã đi qua   ( Sơn dầu Họa sỹ Pham Tuấn Dũng)
           

HẠNH PHÚC LÀ CHO KHÔNG PHẢI LÀ NHẬN (ST: KC)


Giàu có mà keo kiệt, đến khi chết đi đâu có mang theo được.

           Giúp người tức là tự mình giúp mình và con cháu mình về sau. Khi qua đời,  giá trị  đó mới thấy rõ.   
          “Giàu có không phải là những gì chúng ta có, mà là những gì chúng ta cho đi”. Đó là thông điệp mà phim ngắn Gift (Món quà) muốn truyền tải đến người xem. 
           Khi sống cùng ba thủa nhỏ, chàng trai trẻ tên Lim từng ghét ba mình vì cho rằng ông nghèo và thất bại mặc dù làm việc chăm chỉ hơn bất cứ người bạn nào. Thậm chí, Lim còn nghĩ rằng ba mình không đủ thông minh và thề rằng không bao giờ giống một người như ông.
           Mỗi khi cho tiền con của mình, ông đều bắt Lim “đóng thuế”. Khi Lim hỏi ba mình: “Tại sao nhà ta không giàu hả ba?”, ông liền trả lời: “Ai nói chúng ta không giàu? Giàu có không phải là bao nhiêu con có, mà là những gì con cho đi. Khi con cho đi, con sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Dị nhân' Hà Nội: Sáng tráng miệng 30 quả trứng, trưa 20 bát cơm đầy (ST)


 Buổi sáng, ông húp 6 bát phở, hoặc tráng miệng 30 quả trứng vẫn chưa thấy… đã miệng.

Dị nhân ăn như hùm đổ đó

Ở nước ta, đây đó vẫn có những câu chuyện về người ăn khỏe, nhưng ăn khỏe như ông Phùng Văn Lự (làng Tăng Cấu, xã Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội), thì quả thực là chuyện lạ đời. 

Ông Lự đã ở tuổi 75, người bé loắt choắt, chỉ nặng độ 45kg, mà ăn như hùm đổ đó, thì quả thực lạ lùng. Buổi sáng, ông húp 6 bát phở, hoặc tráng miệng 30 quả trứng vẫn chưa thấy… đã miệng.

Qua thị trấn Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh đồng, thì đến làng Tăng Cấu. Nhà ông Phùng Văn Lự nằm ngay đầu làng, cửa khóa im ỉm. Gọi cửa không thấy ai, mấy con chó dữ xông ra sủa ỉnh ỏi. 

Ngó qua cổng, thấy ngôi nhà mới xây, chưa sơn nằm giữa mảnh vườn rộng rãi, toàn các loại cây ăn quả. Thấy tôi tần ngần trước cổng, một người dân tiến đến bảo rằng, nếu ông Lự không có ở nhà, thì chắc chắn đang ở đầm. 

Lội ra đồng, thì quả thực gặp ông Lự đang đào đất, be bờ. Giời ạ, người đàn ông ăn khỏe nổi tiếng cả vùng Ba Vì lại nhỏ con thế này sao? Đặc biệt, cái bụng lại lép kẹp, chứ chẳng phình ra như cái thúng để có thể chứa được đồ ăn như tôi mường tượng ban đầu.

Tôi hỏi rằng, ông có phải là ông Phùng Văn Lự, mà người đời đồn rằng ăn khỏe như hùm, thì ông Lự gật đầu bảo đúng là thật. 

'Dị nhân' Hà Nội: Sáng tráng miệng 30 quả trứng, trưa 20 bát cơm đầy
Ông Lự ăn hết đống trứng vịt lộn, vẫn xới thêm vài tô cơm nữa
Ảnh: Phùng Minh Phúc