Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Ngày 22/12, từ Học viện đến... bạn Học viện

Sáng cùng anh giai Ngân đến Học viện. Hôm nay là ngày nghỉ nhưng cũng gặp vô số bạn bè, đồng nghiệp cũ.
Em Dung - từng là bộ đội ở Phòng Nghiên cứu (1977-78), sau về học Ngoại ngữ, nay sinh sống ở Úc - cũng hẹn về. Anh em đưa nhau thăm lại truờng cũ. Trường khang tarng quá, đẹp qúa nhưng toàn giáo viên mới, lạ và trẻ quá. Chúng ta chả lẽ đã... già?
Không thể vội đi mà phải uống với bộ môn Đạn của bác Ngân. Anh em, thầy trò mới, cũ gặp nhau hoan hỉ.
Vì có hẹn với Tuấn "tây" (cựu học viên k10), chúng tôi phi tiếp về Làng Tôi ở cuối phố Lý Thuờng Kiệt. Anh em từ k1 (Chu Thành, Trần Thắng Lợi) đến thầy Ngân (cùng thầy Mạnh Giao về truờng dạy từ k1), rồi k3  - NSUT Duơng Minh Đức, k5 -  Kiến Quốc, k6 -Tuấn Anh, Đỗ Dũng, Thanh Chung, Thắng "híp"; k7 - Thắng Bình và nhiều, nhiều anh em k9 hội ngộ nhân Ngày Quân đội. Cũng như năm nào, Tuấn "tây" chủ xị. Quá là vui!
Em Dung cảm động khi đuợc gặp lại anh DMĐ và đuợc nghe anh hát "những bài hát hay nhưng chỉ có 1 lần". Khóc khi chia xa.
Ngày 22/12 năm nay quá là ý nghĩa!!!

Các cầu thủ "cũ" tại sân bóng mới của HV

Dung: "Em là dân sự cũng đuợc vào thăm HV à?"

Bữa cơm rau dưa với bộ môn Đạn của bác Ngân
Về Làng Tôi vui tiếp

Thấy Ngân gặp lại trò Lợi sau 40 năm xa
Bùi ngùi rỏ lệ khi chia tay với Tuấn "chủ xị"

Dung: "Anh Đức đã cho em nghe những bài hát cũ, nhưng... để đời!"

Ý tửơng du lịch Quảng Tây, Quảng Đông

Từ kinh nghiệm của chuyến đi năm rồi, Đông Nhân đưa ra ý tuởng, năm tới anh em k5 tổ chức huyến đi du hí Nam Ninh, Quế Lâm, Quảng Châu (quê Cao). Đề nghị mọi người cho ý kiến!!!

Chỉ Hà Nội mới có... (tiếp - ST: Đạt)

Chỉ Hà Nội mới có

Những cái hay, cái đẹp của Hà Nội, báo chí ở VN đã nói đến nhiều rồi, tôi cũng được nghe không thiếu. Cả cái dở, cái xấu cũng khá nhiều. Đó là chuyện tự nhiên của một thành phố lớn. Ở đâu chẳng vậy.

Nhưng có một thứ mà chỉ Hà Nội mới có, đó là chuyện ẩm thực với “bún quát, phở đuổi, cháo chửi”. Chuyện này tôi nghe từ lâu đã thấy kinh ngạc lắm rồi. Không ngờ đi ăn bún thì bị quát, đi ăn phở thì bị đuổi, đi ăn cháo thì bị chửi. Các bạn đã thấy, đã nghe ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả ở những nước lạc hậu nhất, có chuyện này chưa?

Ấy thế mà bây giờ lại còn có chuyện “động trời” hơn. Nghe qua cứ tưởng là chuyện bịa, bịa trắng trợn, bịa láo lếu. Làm gì trên đời này lại có thứ chuyện quái đản đến như thế. Song tôi cũng rất tiếc rằng đây là chuyện có thật 100%. Nói có sách mách có chứng. Chỉ cần dẫn chứng một nguồn tin trên báo của một anh phóng viên ở ngay Hà Nội là đủ, không cần thêm mắm muối đã hoảng hồn rồi.

Đọc nguồn tin kia, tôi còn đang phân vân thì lại nhận được cái “meo” của một người đẹp được mệnh danh là “Bà Phổi Bò Hồng O.” từ Seattle, tuốt tận bên Huê Kỳ, gửi tới. Hồng O. cũng chẳng “bình loạn” gì thêm, chỉ gửi nguyên xi tin này “bố cáo” với bạn bè. Thế là quá đủ. Tôi đành phải viết bài này tường trình cùng bạn đọc cho rõ ràng, kẻo sợ người biết người không, hoặc “tam sao thất bổn” cái thừa cái thiếu, mất đi tính xác thực, vốn là thứ quý nhất của nguồn tin.

Phong cách mới

Những phong cách “bún quát, phở đuổi, cháo chửi”, như tôi đã nói ở trên, bây giờ đã thuộc về quá khứ. Không phải nó tàn lụi mà nó “phát triển lên một chiều cao mới”, kinh hoàng hơn. Anh chàng phóng viên của Hà Nội gọi là “ác liệt” hơn. Có lẽ từ ngữ này cũng bị ảnh hưởng từ thời chiến tranh, thí dụ như B52 đánh phá ác liệt.Tôi còn nhớ hồi đó, đứng từ xa nhìn máy bay B52 đánh phá ác liệt như thế nào, song nghe qua những lời lẽ trong vài quán ăn được diễn tả, cũng có thể hình dung ra lời nói đó làm ù tai hoa mắt không kém gì nghe B52 dội bom giữa thời bình.

Không còn cách dùng từ nào khác nên tôi tạm gọi những cách hành xử sau đây là một “phong cách mới” vậy. Nếu bạn đọc nào có câu chữ hay hơn, xin vui lòng góp ý để bà con cùng bàn luận cho vui chuyện “thiên hạ sự”.

Hầu như một số rất lớn người Hà Nội, công tư chức, thuộc dạng trung lưu, tiểu thương có thói quen đi ăn sáng ở những hàng quán nổi tiếng dù nó nằm ở ngóc ngách nào. Ham rẻ thì ít, ham ngon thì nhiều. Còn những “đại gia” thì không ham ngon, ham rẻ mà lại ham “làm sang”, chọn những quán nổi tiếng được trang trí như “bố thằng Tây” và điều kiện là phải chém đắt mới đúng là nơi đáng ăn. Cho dù lúc này đang là lúc suy thoái kinh tế trầm trọng, ai thắt lưng buộc bụng ở đâu không biết, các “đại gia” vẫn không từ bỏ thói quen đã làm nên tính cách đại gia của mình.

Ở Sài Gòn và các thành phố lớn cũng thế thôi, nhưng mỗi cửa hàng có một phong cách phục vụ khác nhau. Ở đây tôi đi vào cụ thể, một số hàng quán ở đất Thủ đô ngàn năm văn vật hiện nay (Nếu viết phóng sự hồi xưa, tôi không ngần ngại diễn tả rằng “Hà Nội ngay bây giờ, liền tút suỵt”. Lối đó hơi xưa rồi nên tôi không xài nữa, cho vào viện bảo tàng chữ nghĩa).

“Miệng nhai, tai nghe chửi”

Xin nói ngay, đó là tiêu đề của anh chàng phóng viên sống ở Hà Nội, chứ không phải của tôi. Thực khách đã quá quen với lối vừa ăn vừa nghe chửi này rồi nên cứ tỉnh như ruồi, ăn uống xì xụp ngon lành. Ngay từ khi khách chưa bước chân vào cửa hàng, đã có thể nhận ngay một lời chào đầy tình cảm chua lòe của chính chủ nhân.

Tại quán bún canh dọc mùng nổi tiếng thơm ngon với món lưỡi, sườn, giò heo chấm xì dầu, hông chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), trưa ngày 15-02-2009 vừa qua, một khách mới dừng xe trước quán hỏi bà chủ:

- “Chị ơi, để xe ở đâu?”.

Bà đốp ngay vào mặt:

- “Để lên nóc nhà này này!”.

Bà chủ ngoài 50, ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét. Một thực khách thích ăn rau sống, gọi rau đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát nạt:

- “Đây không có rau, tự trồng mà ăn!”.

Ấy thế mà khách không giận mới là lạ.

Một bà khách sau bữa trưa ngon miệng, biết tính bà chủ hay cáu gắt, chị lại gần bà chủ nhỏ nhẹ: “Chị gói cho em 1 cái lưỡi mang về nhà. Nhà em ít người, chị cho cái nho nhỏ thôi”. Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: “Đây không có hàng nho nhỏ! 60 nghìn đổ đầu”. Chị khách bắt đầu sợ, đành phải gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: “Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!”. Rồi cơn cáu giận dâng cao, bà móc cái lưỡi heo luộc ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, song lại ném vào rổ: “Thôi không bán nữa đâu, về đi!”. Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.

Ở một quán ăn khác, quán mì vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, hai vợ chồng chị Chị Hồng Hạnh (ở Vĩnh Hồ, Hà Nội) kể, một lần chúng tôi đến ăn, chờ mãi không thấy nhân viên đến hỏi, chồng chị ra tận quầy chủ quán gọi món ăn. 10 phút sau không thấy ai mang đồ ăn ra, hai vợ chồng ngại quán đông, đứng dậy ra về. Vừa ra khỏi cửa, đã nghe một giọng đàn ông chửi với theo: “Loại giẻ rách, có C. tiền mà ăn!”.

Vợ chồng chị Hạnh ấm ức lắm, nhưng không dám phản ứng vì: Thứ nhất, không đáng phải đối phó với những loại người thô tục như thế này. Thứ hai, cái quán ăn nổi tiếng này chắc nó phải có “bảo kê”, có bọn “mặt rằn” đứng sau, chính quyền ở đây chắc cũng không xa lạ gì với chủ quán. Thứ ba, chị thấy người ăn vẫn vòng trong vòng ngoài chầu chực để được “xin ăn “. Thôi thì đành “nhắm mắt làm ngơ” vậy. Chị không hiểu tại sao giữa thành phố lớn, những người ra vẻ lịch sự như thế này mà vẫn có những người chấp nhận “tủi nhục” để được ăn. Họ quen với lối “xin cho” thời bao cấp rồi chăng?

Blog mới - Bank5troi

Anh em k5 lại mở thêm 1 blog mới. Bantroik5 (3) đã link sẵn ở góc lề phải. Mong anh em vào mỗi ngày, nhớ comment và không quên viết bài, gửi tin, ảnh tư liệu cho trang mới và các trang của k5.
Chúc Bank5troi có đông khách vào, ra!!!

Thói hư

Ra HN nghe mọi người nhắc tới 1 anh bạn. Mọi người chơi với anh ta đã mấy chục năm. Nhưng dạo này "mất điểm" quá!
Gặp nhau, nếu có điều kiện thì nâng lên hạ xuống cũng vui. Thăng hoa rồi để có nhiều chuyện mà nhớ, mà kể cho nhau. Thăng hoa ấy cũng là "lau đầu từ", sau đó thì "nổ" cho vui. Nhưng không chỉ dừng ở đó, anh ta thăng hoa rồi nói bậy, vùng vằng gây sự (gây với người chưa quen bao giờ!), rồi đòi đánh người này, người kia. Ai can cũng không nghe. Buồn hơn anh ta làm việc đó không phải ở nhà anh mà ở nhà người mời anh.
Đường đuờng 1 đấng... su hào, ai lại thế? Mà anh có giỏi giang gì về võ nghệ, người lại chả to hơn ai. Và, người ta nhìn vào không chỉ coi thuờng anh, mà họ sẽ coi thuờng cả bạn của anh. "Sao ông lại có loại bạn như thế???". Mất nhân cách quá. Ôi, thật là dở!
Phải "chỉnh" lại mình đi, không thì...