Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Lạ ???? (ST: QV)

Mời thăm nơi đây!

Cười... chủ nhật: Trong cửa hàng sách (ST: Đạt)

- Cho hỏi sách "Gia đình hạnh phúc" nằm ở dãy nào?
- Đây là sách thể loại hoang tưởng, nằm ở dãy số 1.
- Thế sách "Đạo vợ chồng" thì sao?
- Dãy số 2, thể loại tiểu thuyết đấu đá.
- Vậy, "Cách quản lý tài chính để mua được nhà"?
- Để là sự tổng hợp chứng vọng tưởng, nằm trong thể loại sách tâm thần, dãy số 8.
- Thể còn "Làm thế nào để thăng chức"?
- Loại sách tội phạm hình sự này nằm dãy số 3.
- Vậy còn quyển sách nổi tiếng"Đàn ông là trụ cột gia đình"?
- Xin lỗi, chỗ chúng tôi không kinh doanh truyện cổ tích...

Xuân này con không về (ST: ĐB)

Mời nghe ca khúc chế!

Những gì còn đọng lại của 1 chuyến đi (Nhất Trung)

Cùng Thanh Minh đến thăm cô Thơ ngay đêm đến Cà Mau.
Vào lại SG có mấy tuần mà được cùng bạn Trỗi thăm được mộ Huỳnh Kim Trung nhân 27/7, dự được lễ trao tặng danh hiệu AHLLVT cho Đoàn A101 Bến Bến Tre và truy tặng AHLLVT cho chú Ba Bổn, ba Công Trường; tuần rồi lại cùng Tất Thắng, Thanh Minh k4, Trung Quốc, Bình "bẹt" k7 thăm Đất Mũi và các tỉnh miền Tây.
Âu cũng là cái duyên!




Chuyện ít biết về gia đình Trần Độ, vị tướng “văn - võ song toàn” (KQ)

Trần Độ (1923-2002).
Với Tướng Trần Độ, tôi có những cái duyên vì chú là đồng hương Thái Bình với mẹ tôi (anh chị em tôi gọi ông là “chú” vì ít tuổi hơn cha tôi); gia đình cô chú là hàng xóm với cha mẹ tôi ngày ở trên Việt Bắc cuối những năm 1940, rồi lại là hàng xóm từ 1974 đến nay khi chú từ mặt trận B2 ra. Vậy mà nhiều chuyện của vị tướng “văn võ song toàn” này phải mãi những năm 1990, vì có dịp gần ông, mới được nghe.
Xin ghi lại nhân 10 năm ngày mất của ông (9/8/2002-9/8/2012).

Trần Độ, tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh năm 1923, quê xã Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình, trong một gia đình mà cha là thư kí Tòa Công sứ Hà Nội. Con cái được ăn học nhưng sớm nhận ra cái nhục mất nước, cái nhục là dân nô lệ nên bà Tạ Thị Câu chị ruột ông sớm tham gia cách mạng (sau này là Tỉnh ủy viên Thái Bình) và là người giác ngộ ông. Năm 1939, khi vừa tuổi 17, ông dấn thân vào con đường cách mạng. Năm 1940 vào Đảng, năm sau ông trở thành Tỉnh ủy viên dự khuyết của Thái Bình.


Bộ phim "Father and Daughter" (ST: Thủy k42)

Các bản nhạc giao hưởng về sông Danube, bản nào mình cũng rất thích. Sớm đi bộ, được thả hồn vào Blue Danube quả là một cảm giác tuyệt vời! Phố xá Hà nội của buổi sớm thật bình yên và êm ả giống như blue Danube vậy.
Nhưng có một bản nhạc nữa về sông Danube mà mình cũng vô cùng yêu thích và đã từng giới thiệu trên báo liếp, đó là bản sóng Danube. Một bộ phim ngắn nổi tiếng mang nhan đề " Father and Daughter" đã được dựng trên nền của sóng Danube và từng đoạt giải Oscar với độ dài 8 phút 30 giây, bộ phim mà mình đang giới thiệu là một câu chuyện không lời về tình cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày.
Bộ phim nói về một cô bé phải từ biệt người cha lên thuyền ra khơi từ khi cô còn rất nhỏ. Ngày ngày cô bé vẫn đạp xe tới nơi cha cô rời bến để chờ người cha trở về.Nhưng cha của cô gái đã không bao giờ quay trở lại. Khi cô gái đã là một bà lão, tới nơi đợi cha. Vùng nước nay đã khô cạn, chỉ còn là hoang mạc cát, bà lão cứ bước đi và tìm được chiếc thuyền của cha mình, nay đã không còn dấu vết nào về người cha của bà. Bà lão nằm lại trong lòng thuyền và dần hóa thành cô bé ngày nào trong tiếng nhạc của bản giao hưởng Sóng Danube.

Bộ phim chứa đựng ẩn dụ. Hình ảnh người cha lên thuyền đi xa có thể coi là cái chết của ông. Hình ảnh người con gái ngóng đợi cha mình có thể coi là sự tưởng nhớ về ông trong suốt cuộc đời của cô. Khi cô gái đã trở thành bà lão và đi xuống hồ, đó là lúc bà qua đời và đoàn tụ với người cha của mình, lại trở thành cô con gái bé nhỏ của ông.
Xin mời các bạn cùng xem và cảm nhận!