Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Báo Nhân dân 24/3/1988: Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin - Ngày 14/3/1988 bi tráng (ST: QV)

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88

TPO - Trong trận chiến ngày 14/3/1988 tại các bãi san hô Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng ta mất 64 người, bị bắn chìm, bắn cháy 3 tàu. Nhưng những người lính Việt Nam anh hùng không bỏ chạy, không bỏ đảo, không bỏ đồng đội. Quốc kỳ Việt Nam vẫn tung bay trên bãi Len Đao và bãi Cô Lin.
Các bãi Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao trong cụm đảo Sinh Tồn.
Hiện nay, sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 hay được gọi là hải chiến Gạc Ma. Không đúng, vì ngày đó súng nổ, máu đổ không chỉ riêng ở bãi Gạc Ma, mà cả ở bãi Cô Lin, bãi Len Đao. 
Viết về ngày 14/3/1988 mà bỏ qua những gì diễn ra ở Cô Lin và Len Đao là phiến diện, không đầy đủ về sự kiện. 
Theo tài liệu chính thức của Phòng Chính trị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, trong số 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988 có 58 liệt sĩ hy sinh trên bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 6 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao. Như vậy, nói 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma là chưa chuẩn.

Uli Hoennes, nhân cách lớn của bóng đá Đức (Trần Đình, Berlin)

Mời đọc!

CÂU HỎI KHẢO SÁT: Hình ảnh, thương hiệu Thể Công trước đây và Bóng đá Viettel hiện nay

Mời bạn đọc báo liếp còn đam mê Thể Công và bóng đá đích thực trả lời câu hỏi liên quan đến Tổ chức đoàn Thể Công và Trung tâm Bóng đá Viettel. 
Thư đóng góp gửi về: thanhvoivoi@gmail.com va kienquoc.tr@gmail.com sẽ được gửi cho Ban tổ chức hội thảo tại HN vào cuối tháng 4/2014.
Đại tướng thăm Thể Công trước trận đá với Tuyển Thanh niên CHDC Đức 1978.
Nguyễn Văn Hùng (trung vệ CAHN, đeo quân hàm binh nhất) được bổ sung cho đội.

Bản Tăng-gô "Thẳng đứng" (ST: KC)

Mời thưởng thức!

Loạt bài về Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện: Nguyễn Khắc Viện – người bạn vong niên đáng kính của tôi (Lê Phú Khải) - (ST)

  Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có một cuộc đời rất kỳ diệu. Lúc ba mươi hai tuổi ông bị bệnh nặng ở Pháp, tưởng đã cầm chắc cái chết. Bác sĩ Tây đã dự kiến ông “không sống quá vài năm”! Bạn ông là Phạm Quang Lễ – tức Trần Đại Nghĩa – trước lúc theo Cụ Hồ về nước đã đến thăm ông và rất… bùi ngùi!
Nhưng Nguyễn Khắc Viện đã đọc sách triết học Trung Hoa, Ấn Độ ngay tại bệnh viện ông đang nằm và tìm ra phương pháp tự chữa bệnh cho mình bằng thuật yoga của Ấn Độ, khí công nhu quyền Trung Hoa, sau này ông kết hợp hai thuật trên với khoa sinh lý học hiện đại, hình thành thuật dưỡng sinh nổi tiếng.

Chuyện Người Hà Lội định cư "lước ngoài" (ST: ĐB)


 


Nghe thằng Bình em họ tôi - gốc dân 2 nút- gọi phone báo tin vợ có thai, được tin nhắn lại, bố nó mừng lắm. Ông chạy đi mua mấy quyển sách tập đọc lớp một gởi cho tôi, rồi bắt tôi gửi sang Canada Toronto. Bố nó bảo tôi: "Cháu nhắn nó dạy con cả tiếng Việt. Sau này Dì Dượng sang chơi thì ông cháu còn nói chuyện được với nhau".
Vừa rồi, thằng Bình mời tôi và bạn sang chơi. Tôi để ý mãi mà không thấy mấy quyển sách tập đọc lớp một đâu. Tôi đoán chắc chú em tôi vứt đi rồi 
nên cũng không tiện hỏi.

Ở nhà nó mấy ngày mà đứa cháu lai Tây chả thấy nói được câu tiếng Việt nào, tôi đánh bạo hỏi thằng Bình, chắc mày không dạy nó câu nào tiếng bố đẻ? Chú em tôi cười hề hề: "Có chứ anh, - rồi quay sang con nịnh - Rachel, say  CHÀO BÁC please!". Con bé ngước nhìn bố nó rồi lờ tịt đi, quay lại xem TV. Nịnh nó chán chả được, chú em  phân trần: "Chắc bác nạ nên ló sợ, chứ ngày thường ló lói tiếng Việt choanh choách đấy,  bác ạ. Em còn dạy ló nẩy cả Kiều ấy chứ….con bé học nhanh nhanh là…".
Thế rồi chú em dẫn chúng tôi và cả gia đình đi picnic, ngoài bờ hồ Ontario. Chú em ngồi bón cho đứa thứ hai ăn thì con bé Rachel ngồi cạnh tôi liếc nhìn bố nó và  ghé vào tai tôi thì thầm bằng tiếng Việt không hề ngọng nghịu"Há mồm ra, đ. mẹ mày. Há to mồm ra...".