Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ
Theo ghi nhận của các chuyên gia thì ở kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ", với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, Tô Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem chuyển dịch theo một vòng khép kín, khiến gương mặt thiếu nữ ghé vào bông hoa trở thành điểm nhấn nổi bật, thành trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, đặc biệt là màu trắng, Tô Ngọc Vân đã dựng lên một hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các...
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 - 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1926 - 1931) và thuộc nhóm liệt sĩ cuối cùng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (sau chiến thắng Điện Biên Phủ 40 ngày và trước ngày ký hiệp định Geneve chỉ hơn một tháng). Tài năng của Tô Ngọc Vân được đánh giá cao ngay từ thời thuộc Pháp, mà ví dụ tiêu biểu là việc ông đoạt Huy chương Vàng ở triển lãm thuộc địa Paris năm 1931. Sau Cách mạng Tháng Tám, uy tín của ông càng lên cao với việc ông được chính thể mới tin tưởng giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam. Đến nay, họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)